Trực tiếp: Toạ đàm Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ, yếu thế trong lĩnh vực trái phiếu

2023-11-25 14:30:00 2 Bình luận
14h30 hôm nay, ngày 25/11, Tạp chí Điện tử Hòa nhập tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề Giải pháp bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ, yếu thế khi đầu tư trái phiếu, tiết kiệm linh hoạt trên các nền tảng ứng dụng công nghệ.

(Nhấn F5 để liên tục cập nhật...)

Chương trình toạ đàm được phát live trực tiếp trên trang hoanhap.vn và kênh youtube của Tạp chí điện tử Hoà Nhập.

MC hỏi Luật sư Đặng Phương Chi: Thưa Luật sư thời gian qua đang diễn ra nhiều hình thức huy động vốn khác nhau như chúng ta vừa xem phóng sự. Dưới góc độ pháp lý ông/bà đánh giá như thế nào về các hình thức huy động vốn này?

Luật sư Đặng Phương Chi chia sẻ tại Tọa đàm

Luật sư Đăng Phương Chi: Có thể thấy ngoài các hình thức huy động vốn như vốn góp ban đầu, huy động vốn từ phát hành cổ phiếu, huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng hay huy động vốn bằng tín dụng thương mại; đã khá phổ biến và được nhiều người biết đến từ trước thì hiện nay xuất hiện thêm các hình thức huy động vốn khác như huy động vốn qua hình thức trái phiếu có thư bảo lãnh, hợp đồng hợp tác kinh doanh,hay hợp đồng đặt mua bất động sản và tiết kiệm kinh hoạt trên các nền tảng ứng dụng. Chúng ta có thể thấy các hình thức huy động vốn khác nhau như trên đều khá linh hoạt cho các nhà đầu tư, thậm chí được tuyên truyên phổ biến khá rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, các hình thức huy động vốn này tiềm ẩn rất nhiều rui ro. Trên thực tế, ngày càng nhiều các vụ tranh chấp đã xảy ra liên quan đến các hình thức huy động vốn này.

MC hỏi Luật sư Nguyễn Xuân Sang: Thưa Luật sư trước những thông tin của đơn vị bảo lãnh khiến nhà đầu tư tin tưởng để đầu tư, tuy nhiên sau đó đơn vị sở phát hành trái phiếu không thanh toán cho gốc lãi cho trái chủ, đơn vị bảo lãnh thì đơn phương hủy thư bảo lãnh, theo Luật sư Nguyễn Xuân Sang rủi ro pháp lý gặp phải của nhà đầu tư khi tin vào loại văn bản này như thế nào?

Luật sư Nguyễn Xuân Sang: Cần xác định đó là loại bảo lãnh nào? Bảo lãnh phát hànhhay bảo lãnh thanh toán thay nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu?

Nếu là bảo lãnh phát hành thì đây là loại bảo lãnh cho tổ chức phát hành về việc đơn vị bảo lãnh sẽ mua hoặc phân phối hết trái phiếu do tổ chức phát hành đưa ra. Do đó sẽ không bảo đảm thanh toán cho nhà đầu tư trái phiếu khi tổ chức phát hành không thanh toán gốc và lãi trái phiếu.

Nếu là bảo lãnh thanh toán trái phiếu cho nhà đầu tư thì khi xảy ra tình trạng doanh nghiệp phát hành trái phiếu không thanh toán gốc lãi trái phiếu thì Nhà đầu tư có thể yêu cầu đơn vị bảo lãnh thanh toán thực hiện nghĩa vụ doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Nếu doanh nghiệp không thực hiện bảo lãnh thì Nhà đầu tư có thể khởi kiện ra toà án để yêu cầu đơn vị bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ.

Ngoài ra khi xem xét thư bảo lãnh Nhà đầu tư cũng cần phải đánh giá kĩ các vấn đề: Năng lực của bên bảo lãnh; Điều kiện bảo lãnh; Phạm vi bảo lãnh; Thời hạn bảo lãnh.

Theo tôi tìm hiểu thì những trái phiếu phát hành trong giai đoạn vừa qua rất hiếm có trái phiếu có bảo lãnh thanh toán. 

Như vậy đối với nhà đầu tư nếu không nhận diện và đánh giá kỹ được thư bảo lãnh thì rủi ro nhà đầu tư có thể phải nhận là trái phiếu không được bảo lãnh và không có đơn vị khác nhận thay trách nhiệm của tổ chức phát hành để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho Nhà đầu tư.

Toàn cảnh Tọa đàm

MC hỏi ông Trần Trung Dũng (một người mua trái phiếu): Ông có thể kể vắn tắt câu chuyện mua trái phiếu có kèm thư bảo lãnh? (Mô tả được khi có sự bảo lãnh của tập đoàn nào đó, hoặc ngân hàng nào đó thì mới bỏ tiền đầu tư mua trái phiếu, sau đó, đến hạn thì không được thanh toán, đơn vị bảo lãnh đơn phương chấm dứt thư bảo lãnh).

Nhà đầu tư Trần Trung Dũng: Tôi xin kể về quá trình mua trái phiếu của Công ty KSF. Sau khi tôi mua trái phiếu, các nhân viên sale của Công ty KSF tư vấn cho tôi để chuyển tôi Hợp đồng mua bán trái trái phiếu sang Hợp đồng hợp tác đầu tư (để lấp liếm các sai phạm tại hợp đồng mua bán trái phiếu). Khi đến hạn thanh toán vào ngày 23/2/2023, Công ty KSF đã không thanh toán theo Hợp đồng và tự gửi thông báo gia hạn 1 năm cả gốc và lãi với khoản tiền của tôi mà không được sự đồng ý gia hạn của tôi.

Nhà đầu tư chia sẻ tại buổi Tọa đàm

Ông Khánh (một cựu chiến binh): Điều đầu tiên khẳng định tôi không phải là nhà đầu tư mà là tôi gửi tiết kiệm và được nhân viên giới thiệu là 1 hình thức gửi linh hoạt. Vì tin tưởng mà tôi vẫn nghĩ là hình thức gửi tiết kiệm. Tải app của ngân hàng. Vì người bán hàng đến tận nhà tải app hướng dẫn, chuyển tiền vào bank. Thông qua bank gửi tiết kiện 10,5% giảm kì hạn 3 tháng 1. Sau 3 tháng không được nhận thêm lãi. 27/7/2023 đến hạn tất toán đã không được ngân hàng tất toán.

MC: Thời gian vừa qua, có rất nhiều người dân phản ánh trên nền tảng internet, nhiều công ty được gọi như là công ty tài chính đã quảng cáo về các ứng dụng với những mỹ từ và lời hứa lãi suất, lợi nhuận không thể hấp dẫn hơn. Các công ty phát triển ứng dụng này câu kéo người dùng app đầu tư với số tiền chỉ vài chục nghìn đồng. Trên thực tế, những ứng dụng “hút” tiền lẻ không còn xa lạ với người Việt Nam. Thời gian trước chúng ta thường biết đến Tikop, Finhay, Passion Invest, Infina, Buff, Fmarket… một 2 năm trở lại đây chúng ta thường nghe đến KSfinance, Umee by Kienlongbank..

Một điểm chung của các doanh nghiệp này là đều vận hành giống như một công ty tài chính, thậm chí có những cái tên công ty rất dễ gây nhầm lẫn như Công ty cổ phần đầu tư KSFinance cũng triển khai ứng dụng trực tuyến (app) tên là KSFinance trên các nền tảng số. Được quảng cáo là mô hình đầu tư tài chính - bất động sản 4.0, với vốn đầu tư nhỏ, lợi nhuận cao khi tham gia đầu tư các bất động sản. Nhưng thực chất, đây là một trong những kênh huy động vốn của KSFinance từ tổ chức và cá nhân thông qua hoạt động hợp tác đầu tư. Chưa nói đến cách thức huy động vốn và khả năng tài chính của KSFinance, chỉ riêng về nội dung hoạt động cho thấy, KSFinance là một doanh nghiệp thông thường, hoàn toàn không phải “công ty tài chính” như tên gọi của nó. Bản thân KSFinance cũng không phải là công ty tài chính được cấp phép hoạt động bởi NHNN. Cái tên KSFinance tương tự tên viết tắt của các công ty tài chính khác như Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance); Công ty tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance); Công ty tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (SbicFinance).  Việc đặt tên là KSFinance cùng với việc triển khai các dịch vụ tài chính đã khiến các nhà đầu tư lầm tưởng rằng, đây là công ty tài chính được cấp phép bởi NHNN. Điều này khiến nhà đầu tư tin tưởng hơn và có thể gây ra rủi ro cho nhà đầu tư khi đầu tư vào các sản phẩm của doanh nghiệp.

Vấn đề được nhiều người quan tâm là làm sao xử lý triệt để tình trạng này?

Bà Hiền (một khách hàng tham gia): Tôi gửi tiết kiệm ngắn hạn, nhưng bị sale lừa chuyển thành Hợp đồng bất động sản ngắn hạn 1 tháng 1 và vẫn trả lãi bình thường. Tuy nhiên, sau 1 thời sau chúng tôi không được trả lãi theo kỳ theo quy định.

MC hỏi Luật sư Đặng Phương Chi: Thư Luật sư tiếp tục với câu chuyện gửi tiền tiết kiệm linh hoạt và chuyển tiền qua ứng dụng, nhưng doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết và chiếm giữ tiền của nhà đầu tư. Hành vi này được quy vào sai phạm nào thưa luật sư Đặng Phương Chi? Chế tài này được xử lý ra sao?

Luật sư Đặng Phương Chi: Doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi và thực hiện các cam kết với nhà đầu tư.  Khi doanh nghiệp phát hành có khó khăn về thanh toán, nhà đầu tư có thể chủ động làm việc với doanh nghiệp và tổ chức cung cấp dịch vụ để thỏa thuận thống nhất phương án xử lý phù hợp, đảm bảo quyền lợi của cả nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành. Ngoài ra, theo sự thỏa thuận giữa hai bên được thể hiện trong các điều khoản của hợp đồng, nếu doanh nghiệp thực hiện không đúng theo cam kết ban đầu thì nhà đầu tư có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền, yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc yêu cầu trả lại tài sản và đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu có căn cứ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, nếu trong hợp đồng có quy định về các trường hợp phạt vi phạm hoặc phía khách hàng chứng minh được hành vi vi phạm của doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn tới các thiệt hại trên thực tế thì nhà đầu tư cũng có quyền yêu cầu phạt hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định.

MC hỏi Luật sư Nguyễn Xuân Sang: Xin Luật sư cho biết, Như thế nào được coi là một công ty tài chính theo quy định pháp luật của Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Xuân Sang tại Tọa đàm

Luật sư Nguyễn Xuân Sang: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật các tổ chức tin dụng 2014 thì

“4. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.”

Theo quy định tại mục 220, 221, 222 Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì hoạt động của công ty tài chính thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tức là ngoài việc đăng ký thành lập ra, công ty phải đăng ký hoạt động với Ngân hàng nhà nước và được cấp phép hoạt động dựa trên những tiêu chuẩn theo quy định do Ngân hàng nhà nước kiểm tra, đánh giá.

“Điều 108. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính
1. Công ty tài chính được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau đây:
a) Nhận tiền gửi của tổ chức;
b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;
c) Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;
đ) Bảo lãnh ngân hàng;
e) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;
g) Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
2. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện để công ty tài chính thực hiện hoạt động 
 ngân hàng quy định tại khoản 1 Điều này.”

MC hỏi Luật sư Đặng Phương Chi: Thưa Luật sư để bảo vệ khách hàng, đặc biệt là người yếu thế, xin LS Đặng Phương Chi cho biết, hiện nay có những kẻ hở pháp lý nào để các doanh nghiệp lợi dụng nhằm chiếm dụng vốn, thậm chí là chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư thông qua hình thức tiết kiệm online và hợp đồng đặt mua như chúng ta vừa trao đổi?

Luật sư Đặng Phương Chi: Thứ nhất, các hợp đồng được giao kết giữa các bên thường khá dài và có rất nhiều điều khoản do vậy nhiều khách hàng hiện nay thường không đọc kỹ hợp đồng trước khi ký mà chỉ hoàn toàn tin tưởng vào những lời tư vấn của nhân viên. Việc khách hàng không đọc kỹ, không hiểu các quy định về cách tính lãi suất, mức gửi tối thiểu, điều kiện tất toán trước hạn, thời hạn áp dụng ưu đãi,…khiến khách hàng hiểu sai hoặc hợp đồng có những điều khoản gây bất lợi cho nhà đầu tư dẫn đến các bên phát sinh tranh chấp và nhà đầu tư thường là bên bị thiệt hại (yếu thế). Hơn nữa, các doanh nghiêp cũng có thể căn cứ vào các điều khoản gây bất lợi cho chủ đầu tư để sử dụng khoản tiền mà họ đã thanh toán vào các mục đích khác, không đúng theo thỏa thuận của các bên. Điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại về tài sản cho nhà đầu tư.

Thứ hai, pháp luật hiện nay tuy đã có quy định về việc bảo vệ thông tin cá nhân. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy việc bảo vệ thông tin cá nhân hiện nay chưa thực sự hiệu quả, vẫn tồn tại tình trạng các thông tin cá nhân của khách hàng như: địa chỉ, số căn cước công dân, số điện thoại, các thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng,… bị lộ dẫn tới tình trạng khách hàng bị gọi điện làm phiền, mất tiền trong tài khoản sau khi làm theo hướng dẫn của một số đối tượng nặc danh nhân viên ngân hàng,…

MC hỏi Nhà đầu tư là thương binh Phan Trọng Kha: Xin ông cho biết ông đã đầu tư theo hình thức nào? Ông có nhận định như thế nào khi đầu tư? Và kết quả của việc đầu tư đó hiện nay ra sao? (Nhà đầu tư sẽ nói về hình thức đầu tư dạng tiết kiệm linh hoạt trên ứng dụng).

Nhà đầu tư thương binh Phan Trọng Kha: Tôi là thương binh sau bao năm tháng đến nay tôi dành dụm được ít tiền, nên tôi muốn được tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Khi tôi đến ngân hàng được nhân viên tư vấn gửi tiết kiệm vào Sunshine, cũng như gửi ngân hàng về các chế, cũng như ưu đãi, chỉ nhỉnh hơn chút về lãi suất như hình thức gửi ngân hàng khác.

Sau nhiều lần tiếp xúc được tư vấn tôi cũng rất tin tưởng về chế độ và chính sách và trong đó còn được bản cứng Hợp đồng, cam kết nên tôi rất tin tưởng đã gửi tiền. 

MC hỏi Luật sư Đặng Phương Chi: Thưa Luật sư theo Luật sư trách nhiệm của đơn vị phát hành thư bảo lãnh thanh toán trái phiếu này như thế nào? Có quy định của pháp luật nào để buộc đơn vị phát hành thư bảo lãnh phải thực hiện cam kết?

Luật sư Đặng Phương Chi: Bảo lãnh thanh toán trái phiếu là việc một bên thứ ba đảm bảo thanh toán cho nhà đầu tư khi tổ chức phát hành ( thông thường là các doanh nghiệp) không thể đảm bảo thanh toán các khoản nợ trên trái phiếu. Bên thứ ba thường là một ngân hàng hoặc một công ty mẹ của tổ chức phát hành trái phiếu.

Trách nhiệm của đơn vị đảm bảo là đảm bảo thanh toán cho nhà đầu tư khi tổ chức phát hành không thể thực hiện thanh toán được.Cụ thể, nếu tổ chức phát hành trái phiếu không đủ tiền để thanh toán hoặc không thực hiện được thanh toán theo cam kết, đơn vị đảm bản sẽ phải thực hiện thanh toán thay cho tổ chức phát hành. Chính vì vậy, việc được bảo lãnh thanh toán của một trái phiếu có ý nghĩa lớn vì giúp tăng tính an toàn, độ tin cậy và thu hút nhà đầu tư.

Tại Thông tư số 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng quy định về các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh có quy định về trách nhiệm của đơn vị phát hành thư bảo lãnh tuy nhiên các quy định này vẫn còn chưa phù hợp với thực tế. Ví dụ như về yêu cầu phải xuất trình hoặc gửi yêu cầu thanh toán và bản gốc cam kết bảo lãnh đến ngân hàng trước một thời điểm nào đó là thách đó vô lý đối với bên nhận bảo lãnh. Vì khi nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm (tất nhiên là phải trong thời hạn bảo lãnh) thì lập tức phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng mà không phụ thuộc vào việc có hay không có yêu cầu và có hay không có việc phải xuất trình hoặc gửi bản gốc hay bản sao cam kết bảo lãnh cho ngân hàng. Bên nhận bảo lãnh chỉ có quyền yêu cầu ngân hàng thanh toán sau khi nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh, chứ không thể yêu cầu trước khi nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh. Và kể từ thời điểm nghĩa vụ phát sinh, thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bất cứ lúc nào, ít nhất là trong thời hạn 3 năm theo quy định về thời hiệu khồi kiện về tranh chấp hợp đồng của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thời gian qua, hàng loạt vụ án liên quan đến lừa đảo mua bán cổ phần rồi ủy thác quản lý, trái phiếu ảo, hợp tác đầu tư, gửi tiền tiết kiệm linh hoạt trên các ứng dụng như một công ty tài chính khiến nhà đầu tư bất an.

Theo đó vừa qua Bộ Công an đã đưa ra kết luận điều tra liên quan đến đến 3 Tập đoàn nổi tiếng gồm Tập đoàn FLC, Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Theo kết luận điều tra thì Tập đoàn FLC do ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm chủ yếu liên quan đến việc thao túng thị trường chứng khoán, vụ liên quan đến Tân Hoàng Minh chủ yếu liên quan đến lừa đảo nhà đầu tư thông qua mua trái phiếu doanh nghiệp, còn về vụ Vạn Thịnh Phát thì liên quan đến việc lừa đảo nhà đầu tư qua mua trái phiếu và thâu tóm ngân hàng để chiếm đoạt tài sản thông qua các công ty sân sau qua các hợp đồng vay vốn…

Tọa đàm Giải pháp bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ, yếu thế khi đầu tư trái phiếu, tiết kiệm linh hoạt
 

Gần đây, Công an Hà Nội cũng đang điều tra vụ việc có dấu hiệu lừa đảo qua hợp đồng hợp tác đầu tư của công ty Nhật Nam. Hay một số công ty đang được người dân căng băng rôn đòi tiền như công ty Egroup, Ntea... Tiếp theo là câu chuyện về những bản hợp đồng huy động vốn núp bóng đầu tư cổ phần của Công ty Cổ phần Tập đoàn Sen Tài Thu.

Một hiện tượng khác hiện nay đang khá phổ biên đó là nhiều doanh nghiệp đăng tải các thông tin quảng cáo về các ứng dụng gửi tiền linh hoạt với lãi suất hấp dẫn. Các doanh nghiệp này câu kéo người dùng app (ứng dụng) và đầu tư với số tiền chỉ từ vài chục nghìn đồng như Tikop, Finhay, Passion Invest, Savenow, Buff, Fmarket, KSfinance, Umee by Kienlongbank... trên các nền tảng ứng dụng này thì người dùng, hay còn được gọi là nhà đầu tư, được cam kết với mức lãi hấp dẫn, có thể thanh toán tiền, có thể rút tiền một cách linh hoạt…

Sự đa dạng của các mô hình huy động vốn trên khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng ngậm trái đắng không thể lấy được tiền của mình đã đầu tư vào các doanh nghiệp như vậy, thâm chí có nguy cơ mất trắng. Qua thực tế có thể thấy, những nhà đầu tư này thường là những nhà đầu tư nhỏ lẽ, thậm chí thuộc nhóm yếu thế (chủ yếu là nhóm yếu thế của xã hội đó là cản bộ, công chức nghỉ hưu, người hưởng lương từ ngân sách đều trên 60 tuổi, nhiều thương bệnh binh, người khuyết tật).

Hiện nay, mâu thuẫn lợi ích giữa các nhà đầu tư với nhiều doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Tập đoàn Egroup, Công ty Ntea, nổi cộm thời gian gần đây Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine và các đơn vị có liên quan diễn ra hết sức phức tạp, các nhà đầu tư bức xúc tụ tập biểu tình, tụ tập đám đông tại trụ sở cơ quan Nhà nước, gây bức xúc xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan Nhà nước.

Trên tinh thần thượng tôn pháp luật và thực hiện nhiệm vụ là tuyên truyền chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Tạp chí điện tử Hòa Nhập phối hợp với các tổ chức Tư vấn pháp luật và các chuyên gia tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ, yếu thế khi đầu tư trái phiếu, hợp đồng hợp tác đầu tư, tiết kiệm linh hoạt trên các nền tảng ứng dụng công nghệ” nhằm giúp người dân hiểu hơn về các quy định của pháp luật liên quan đến các vấn đề bảo vệ nhà đầu tư yếu thế, để người bị hại không tham gia tụ tập đám đông tại trụ sở các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Các chuyên gia pháp lý cũng sẽ được những giải pháp giúp bị hại thực hiện đúng quy trình, quy định của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi và tài sản của mình.

Danh sách khách mời tham dự:

Ông Ngô Minh Hiếu – Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC);

Luật sư Nguyễn Xuân Sang, Trưởng Văn phòng Luật sư Vinh Quang Công Lý;

Luật sư Đặng Phương Chi –  Văn phòng Luật sư TGS;

Đại diện một số nhà đầu tư nhỏ lẻ, yếu thế.

Đại diện Tạp chí điện tử Hoà Nhập:

Ông Nguyễn Ngọc Quyết – Tổng Biên tập;

Ông Nguyễn Thành Đoàn – Phó Tổng Biên tập;

Cùng lãnh đạo các Phòng, Ban, các bộ Phóng viên,  Biện tập viên thuộc Tạp chí. Đến dự, đưa tin có một cơ quan báo chí của Trung ương và thành phố Hà Nội.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

2
H
Hải

Rất cảm ơn Tạp chí đã tổ chức buổi này giúp chúng tôi nói 1 phần lên tiếng nói để bảo vê những già như chúng tôi

H
Hải

Rất cảm ơn Tạp chí đã tổ chức buổi này giúp chúng tôi nói 1 phần lên tiếng nói để bảo vê những già như chúng tôi

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29
Đang tải...