Tỏa sáng yêu thương

2018-08-15 21:30:54 0 Bình luận
Nằm khuất sau làng La Chữ, phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tiệm may do chị Mai Thị Thủy bị bại liệt hai chân làm chủ từ lâu đã trở thành lớp truyền nghề miễn phí cho các học viên khuyết tật.

Sinh ra khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác nên Mai Thị Thủy trở thành niềm hy vọng của hai vợ chồng nghèo quanh năm trông vào mấy sào ruộng. Thế nhưng khi hơn 2 tuổi, sau một lần sốt cao, co giật, Thuỷ đã bị di chứng liệt hai chân. Bao nhiêu tài sản trong nhà đều đội nón ra đi để giành giật sự sống cho Thủy từ tay tử thần.


Chị Mai Thị Thủy hạnh phúc bên tiệm may lan tỏa yêu thương


“May mắn sau bao lần lặn lội vái khắp tứ phương, mẹ tìm được người thầy thuốc tốt và mình dần dà có thể di chuyển khổ sở bằng chiếc gậy tre. Nhưng khi đến tuổi trưởng thành, mình biết rõ rằng mình không giống như mọi người. Và đôi chân khuyết tật cũng không thể đưa mình đi học xa nhà như chúng bạn nên mình quyết định xin ba mẹ cho đi học nghề may, cũng là để có một nghề mưu sinh sau này”, chị Thủy nhớ lại.

Ba năm đầu theo học nghề, Thủy hầu như không có chút tiến triển nào do đôi chân quá yếu, khó đạp máy may. “Nhìn mọi người đi lại, chạy nhảy bằng hai chân nhanh nhẹn, mình tự nhủ phải cố gắng tập luyện để đôi chân có sức lực hơn”, chị Thủy bộc bạch. Chị Thủy đã bỏ gậy tre qua một bên. Những cơn đau nhức, những lần ngã nhào không làm chị nản lòng.

Sự kiên trì rồi cũng được đền đáp, dù dáng đi còn xiêu vẹo. Hoàn thành khóa học may, chị xin vào làm tại Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật tỉnh Thừa Thiên – Huế. Môi trường yêu thương tại đây đã khiến chị mở lòng hơn, bỏ qua những mặc cảm, tự ti để được là chính mình khi trò chuyện, tâm sự với những người cùng cảnh.

Vượt qua mọi khó khăn thử thách, chị Mai Thị Thủy không những gây dựng được một tiệm may, với thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng, giúp bản thân thoát nghèo, mà còn lan tỏa tình yêu thương đối với những người đồng cảnh ngộ.

“Năm 27 tuổi, mình quyết định mở tiệm may tại nhà. Lúc đầu, khách rất ít, một phần cũng do còn nghi ngờ về tay nghề. Phải mất một thời gian, bằng sự tận tụy và cố gắng học hỏi, thì khách tới tiệm mới nhiều lên”, vừa đạp lai quần chị Thủy vừa kể. Tay nghề nâng lên mỗi ngày, khách cũng một ngày một đông nhưng chị Thủy vẫn chưa thấy bằng lòng.

Đặc biệt, nỗi day dứt khi nhìn những người khuyết tật với phận đời lênh đênh đeo bám chị trong từng suy nghĩ. Trái tim mách bảo, thôi thúc chị phải làm được điều gì đó cho các em. Chị bắt đầu tìm đến gia đình những người khuyết tật tại địa phương, mở lời đề nghị dạy may miễn phí cho các em.

Em Nguyễn Thị Hạnh (thôn Phú Ổ, phường Hương Chữ) bị thiểu năng, đã theo học may chị Thủy được hai năm, xúc động nói: “Cô Thủy rất tốt bụng. Nhờ cô, em và nhiều bạn khác đã biết may. Em rất vui vì sau này mình cũng có một nghề để mưu sinh”. Còn với em Nguyễn Ngọc Triều Ngân (phường Hương Chữ), người đang học nghề tại đây: “Chị Thuỷ dạy rất dễ hiểu nên dần dần em cũng quen được và tay nghề bắt đầu vững hơn. Em cám ơn chị vì đã dạy cho em vượt lên chính mình”.

Hơn 30 bạn trẻ khuyết tật nhờ chị Thủy truyền nghề nay đã đủ khả năng làm việc tại các xí nghiệp may hoặc mở tiệm may tại nhà nên nhiều người gọi vui, chị Thủy là cô giáo không bục giảng. Còn chị vẫn miệt mài với công việc may vá, chị dạy các em khuyết tật bằng cả tấm lòng.

Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật tỉnh Thừa Thiên – Huế chia sẻ: “Thủy là một cô gái giàu nghị lực, cầu tiến và có lòng nhân ái. Là gương người khuyết tật biết vươn lên trong cuộc sống”.

Bây giờ, tiệm may số 10 đường Lý Thần Tông, phường Hương Chữ do Mai Thị Thủy làm chủ, là nơi thường lui tới của khách hàng thu nhập thấp và những em nhỏ muốn học nghề may miễn phí. Những học trò khuyết tật hoặc có gia cảnh khó khăn quanh vùng được cô Thủy tận tình chỉ dạy miễn phí. “Tiệm may chị Thủy” đang là một địa chỉ lan tỏa yêu thương.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00
Đang tải...