TP.Hải Phòng tổ chức gắn biển tuyến đường mang tên Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười

2025-05-13 12:49:59 0 Bình luận
Sáng 13/5, Hải Phòng tổ chức lễ gắn biển tên đường Đỗ Mười. Đây là một trong những công trình chào mừng 70 năm ngày giải phóng Thành phố (13/5/1955-13/5/2025) và để ghi nhớ công lao to lớn của cố Tổng Bí thư đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười (2/2/1917 - 01/10/2018). Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1936; vào Đảng tháng 6/1939. Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, giam ở nhà tù Hà Đông, Hoả Lò (Hà Nội). Năm 1945, ông vượt ngục Hoả Lò, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Hà Đông. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông làm Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông. Sau đó, lần lượt làm Bí thư các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hòa Bình. Năm 1950, ông làm Phó Bí thư Liên Khu uỷ, kiêm Phó Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Liên khu III, Chính uỷ kiêm Tư lệnh Liên khu III. Năm 1951 - 1954, ông làm Bí thư Khu uỷ khu Tả Ngạn sông Hồng, kiêm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính và Chính uỷ Quân khu Tả Ngạn sông Hồng. Năm 1955, ông chỉ đạo tiếp quản khu tập kết 300 ngày, Bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban Quân chính TP.Hải Phòng. Tháng 3/1955, được bầu là uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ năm 1956, ông là Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II; Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá III, IV, V, VI, VII, VIII; Uỷ viên Bộ Chính trị dự khuyết khoá IV; Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá V, VI, VII, VIII; Thường trực Ban Bí thư khoá VI; Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (6/1988 -  6/1991); Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (6/1991 - 12/1997). Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ năm 1997 đến năm 2000). Đại biểu Quốc hội các khoá II, IV, V, VI, VII, VIII và IX. Với những công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Đại diện gia đình Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười phát biểu tại buổi lễ

Để ghi nhớ công lao của cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tri ân những đóng góp của ông đối với Hải Phòng, Thành phố quyết định đặt tên đường Đỗ Mười tại Khu trung tâm Chính trị - Hành chính Bắc sông Cấm, TP. Thuỷ Nguyên, điểm đầu từ chân cầu Hoàng Văn Thụ kéo dài đến đường trục KCN VSHIP. Lễ gắn biển tên đường Đỗ Mười đúng dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025) là để ghi nhớ sự kiện năm 1955, ông được giao chỉ đạo tiếp quản khu 300 ngày, làm Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Quân chính TP.Hải Phòng. Tuyến đường không chỉ có giá trị về kinh tế xã hội, giao thông đô thị mà còn mang giá trị văn hóa, lịch sử, thể hiện tấm lòng, tình cảm và sự tri ân những công lao to lớn của ông đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc nói chung và TP.Hải Phòng nói riêng.

Có mặt tại buổi lễ, đại diện gia đình Cố Tổng Bí thư, xúc động : chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi chứng kiến lễ gắn biển tuyến đường mang tên Đỗ Mười - người cha, người ông của chúng tôi - người đồng chí thân thiết đã gắn bó với quân và dânTP. Hải Phòng từ những năm đầu của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược và công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ sau này. Trong cuộc đời của mình, noi gương Bác Hồ kính yêu, cha tôi đã tận tâm, tận lực góp một phần công lao cùng toàn Đảng, toàn dân đấu tranh giành độc lập tự do, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc TP.Hải Phòng quyết định đặt tên một con đường mang tên ông không chỉ là một sự ghi nhận cao quý đối với những cống hiến mà ông đã dành trọn đời cho quê hương, đất nước, mà còn là nguồn động viên, là niềm tự hào sâu sắc không chỉ đối với nhân dân TP.Hải Phòng mà còn đối với cả đối với cả gia đình, dòng họ, và thế hệ con cháu của chúng tôi.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Báo xưa: Di sản còn sống mãi

Trong suốt 100 năm qua, Báo chí Cách mạng Việt Nam luôn đồng hành cùng những đổi thay của đời sống xã hội. Ngày nay, từ cách làm báo cho đến ngôn ngữ báo chí đã ít nhiều thay đổi. Thế nhưng, những trang báo xưa vẫn vẹn nguyên giá trị bởi mỗi lần lật giở là một lần được sống lại từng giai đoạn lịch sử hào hùng, thấy rõ đời sống, phong tục của người Việt và cả sự phát triển của tiếng Việt qua thời gian.
2025-06-15 21:40:47

Tín ngưỡng thờ Mẫu: Hồn thiêng trong không gian Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Không gian Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nâng niu tín ngưỡng thờ Mẫu như một linh ngữ văn hóa, kết nối con người với cội nguồn sinh thành, nơi tinh thần Việt được gìn giữ và thăng hoa trong ánh sáng của niềm tin và lòng hướng thiện.
2025-06-15 20:55:39

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Ngòi bút từ cách mạng đến kỷ nguyên số

Từ tờ báo Thanh Niên đầu tiên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập năm 1925, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua một thế kỷ, ngòi bút cách mạng không ngừng đổi mới, thích ứng với thời đại số, tiếp tục là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng – văn hóa.
2025-06-15 20:18:43

Bế mạc giải tennis báo chí Nghệ An lần thứ 7 năm 2025

Tối ngày 14 - 6, Câu lạc bộ Tennis Báo chí Nghệ An tổ chức lễ tổng kết và trao giải Giải Tennis Báo chí Nghệ An lần thứ 7 năm 2025.
2025-06-15 08:30:00

Hội đồng hương Hải Phòng tại Hà Nội: Tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Sáng 14/6/2025 tại Bắc Ninh, Câu lạc bộ Báo chí, văn nghệ sĩ, trí thức đồng hương Hải Phòng gặp mặt truyền thống kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025)
2025-06-14 21:42:20

Vị tướng kết tinh tâm ngôn giữa đời thường - lời ca về một nhân cách sống

Từ những chiến trường khốc liệt nhất, nơi lửa đạn và sinh tử cận kề, đến cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu không chỉ là một vị chỉ huy quân sự tài ba mà còn là một nhà trí thức với những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời. Những "tâm ngôn" ấy, đúc kết từ máu và hoa, đã được nhà báo, nhà thơ Trần Tuấn Kiệt chắt chiu, gửi gắm trọn vẹn qua khúc vọng cổ "Vị Tướng Kết Tinh – Tâm Ngôn giữa đời thường", lay động lòng người bởi sự chân thực và những giá trị nhân văn vượt thời gian.
2025-06-14 07:57:51
Đang tải...