Trúng tuyển công chức vào vị trí đang làm, có được miễn tập sự?
Ông Nam hỏi, ông có phải tập sự 1 năm khi bắt đầu công việc mà ông vẫn làm trong thời gian qua không?
Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời ông Hữu Nam như sau:
Theo quy định tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ, thì thời gian tập sự được quy định như sau:
- 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
- 6 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ BHXH, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp ông Hữu Nam, đã có thời gian công tác theo chế độ hợp đồng, có đóng BHXH bắt buộc từ 1/6/2017 đến tháng 3/2020 tại cơ quan Đoàn thanh niên huyện. Tháng 4/2020 trúng tuyển công chức được bố trí làm việc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm tại cơ quan Đoàn thanh niên huyện. Thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc lớn hơn thời gian tập sự. Đối chiếu quy định viện dẫn nêu trên trường hợp của ông Nam không phải thực hiện chế độ tập sự.
Luật sư Trần Văn Toàn
VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội
* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.