Vụ 'tham nhũng chính sách' ở Trà Vinh: Không tha cả gia đình người có công

2020-09-07 20:34:24 0 Bình luận
Như Tiền Phong đã thông tin, Thanh tra tỉnh Trà Vinh vừa phát hiện 153 hồ sơ miễn giảm tiền sử dụng đất dành cho đồng bào dân tộc thiểu số bị 83 đối tượng lợi dụng để trục lợi. Vụ việc xảy ra ở huyện Trà Cú. Phóng viên Tiền Phong tìm về xã Thanh Sơn, nơi có 70% số hồ sơ bị phù phép.

Thanh Sơn là một xã vùng sâu của huyện Trà Cú. Trong ngôi nhà tạm bợ “bán tranh tre, bán mái tôn” ở đậu trên đất của cậu vợ, ông Thạch Mỹ (ngụ tại ấp Sóc Chà B) cho biết, nhà anh có 4 khẩu, 2 vợ chồng, một đứa con và mẹ già trên 80 tuổi. Vợ chồng anh không có ruộng, không có việc làm, tài sản lớn nhất là 2 con bò. Bò ở chung nhà với người.

“Còn vụ đất đai thì chúng tôi không biết gì đâu. Có ông thầy giáo tên Dũng (Nguyễn Văn Dũng -PV) đến nhà xin mượn hộ khẩu, chứng minh nhân dân nói để làm giấy tờ đất. Sau đó thầy Dũng kêu đến ký vào các giấy tờ gì đó. Xong việc thì cho 3 triệu đồng. Ở ấp này, thầy Dũng nhờ nhiều người lắm”,  ông Thạch Mỹ nói.

Ông Thạch Mỹ ngụ tại ấp Sóc Chà B, xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú đã bị các cán bộ lợi dụng để trục lợi chính sách Ảnh: Hồng Lĩnh

Trong khi đó, ông Thạch Thê (cũng ở Thanh Sơn) tỏ ra bức xúc nói: “Ông Kim Xách (người dân ở Thanh Sơn) gom 16 cái sổ đỏ của dân xóm này hơn 10 năm nay đưa cho ai không thấy trả. Năm 2004, cha tôi lập di chúc để lại đất cho các con, ông ấy qua đời năm 2010 đến nay, tôi cần cái sổ đỏ để giải quyết công việc, nhưng ông Kim Xách không đưa”.

Trong số những “nạn nhân” bị cán bộ địa phương lợi dụng để trục lợi thì trắng trợn nhất, nhẫn tâm nhất là trường hợp bà Thạch Thị KRưm (73 tuổi). Ngay sau khi ép bà KRưm ký khống giấy tờ mua bán miếng đất 147,8m2 do Nhà nước quản lý, các cán bộ đã đưa bà vào Trung tâm Bảo trợ xã hội. Bằng các thủ đoạn của mình, ông Lê Thanh Vũ - Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) huyện Trà Cú đã chiếm đoạt được miếng đất trên.  

Gặp bà KRưm tại một con hẻm nhỏ cạnh Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Trà Vinh, bà nói: Cái nhà tình thương Nhà nước hỗ trợ tôi đã bán từ năm 2013. Vậy mà đến đầu năm 2018 có mấy ông cán bộ đến nhờ ký giấy tờ bán nhà, bán đất. Lúc đầu họ nói với tôi ký thì cho 500 ngàn, sau lên 1 triệu đồng. Tôi nói đất của Nhà nước tôi không ký. Cuối cùng họ đưa cho tôi 2 triệu đồng rồi “đè tôi ra” bắt lăn tay một loạt giấy tờ. Xong việc họ đưa tôi vào ở đây cho đến nay. Tôi buồn lắm!

Lợi dụng chính sách người có công

Cuối tháng 8/2019, Công an tỉnh Trà Vinh đã khởi tố, bắt giam 13 đối tượng liên quan vụ án “vi phạm quy định về quản lí tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Phòng Tài nguyên môi và trường (TN&MT) TP Trà Vinh. Trong đó, có ông Diệp Văn Thạnh và ông Trần Trường Sơn, nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND TP Trà Vinh cùng nhiều cán bộ, lãnh đạo Phòng TN&MT TP Trà Vinh. Nhóm cán bộ này đã thiếu trách nhiệm để “cò đất” và một số cán bộ lợi dụng việc thực hiện chính sách của Chính phủ đối với gia đình có công với cách mạng trong việc chuyển mục đích sử dụng đất (không phải nộp thuế) để thu lợi bất chính, gây thiệt hại số tiền gần 120 tỷ đồng.

Phóng viên báo Tiền Phong tặng quà cho bà Thạch Thị KRưm – một nạn nhân trong vụ “tham nhũng chính sách” ở Trà Cú, Trà Vinh Ảnh: Hồng Lĩnh

Các đối tượng đã cấu kết với nhau tìm đến các gia đình chính sách, như: Thân nhân liệt sĩ, thương binh có hoàn cảnh khó khăn dụ dỗ “bán tên” để làm thủ tục mua bán, chuyển nhượng đất đai, hưởng ưu đãi miễn giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất. Thậm chí nhiều trường hợp bị giả mạo hồ sơ, ký khống vào hợp đồng mua bán mà nạn nhân không hề hay biết.

“Quy trình” được thực hiện như sau: Từ đất nông nghiệp do chủ sở hữu đứng tên, người này sẽ làm hợp đồng chuyển nhượng sang gia đình chính sách. Sau đó, lấy hồ sơ gia đình chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất để được miễn thuế 100%. Sau khi hộ gia đình chính sách được cấp sổ đỏ, các đối tượng lại soạn hợp đồng tặng cho… chính chủ đất. Như vậy, đất nông nghiệp đã được họ “hô biến” thành đất thổ cư, đất ở nông thôn hay đô thị mà không phải mất đồng nào tiền sử dụng đất theo quy định. Với chiêu trò này, mỗi hồ sơ “các đối tượng cấu kết” đã gây thất thoát ngân sách từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.

Ngoài việc dụ dỗ những hộ gia đình chính sách làm hợp đồng, nhiều trường hợp còn trộm cắp hồ sơ, tên tuổi, giả mạo chữ ký để thực hiện hành vi của mình. Trường hợp bà Lê Thị Có (83 tuổi), vợ liệt sĩ Trần Văn Sáng ở ấp Láng Khoét, xã Song Lộc, huyện Châu Thành là một ví dụ. Bà Có bị người cháu trộm hồ sơ bán cho “cò đất” là tên Vui. Sau đó Vui kêu bà Mít làm giấy “tặng” cho bà Có 300m2 đất lúa. Vui cầm hồ sơ tên bà Có đi làm thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang thổ cư. Phi vụ này Vui và “đồng bọn” trục lợi được 432 triệu đồng.

Nhiều cán bộ tỉnh, huyện bị kiểm điểm

Liên quan sai phạm nói trên, Thanh tra đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm điểm trách nhiệm ông Kim Ngọc Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy (nguyên Chủ tịch UBND huyện Trà Cú); ông Thạch Phước Bình, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh (nguyên Chủ tịch UBND huyện Trà Cú); ông Lâm Sáng Tươi, Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện Châu Thành. Ngoài ra, Thanh tra kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh kiểm điểm và kỷ luật ông Nguyễn Văn Diệp, Chủ tịch UBND huyện Tiểu Cần, ông Đoàn Trung Thống, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Càng Long và ông Lê Hồng Phúc, Chủ tịch UBND huyện Trà Cú...

Các đối tượng đã cấu kết với nhau tìm đến các gia đình chính sách, như: thân nhân liệt sĩ, thương binh có hoàn cảnh khó khăn dụ dỗ “bán tên” để làm thủ tục mua bán, chuyển nhượng đất đai, hưởng ưu đãi miễn giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất. Thậm chí nhiều trường hợp bị giả mạo hồ sơ, ký khống vào hợp đồng mua bán mà nạn nhân không hề hay biết.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chuyến tàu biển Nhật Bản với 1.700 du khách đầu tiên đến Quảng Ninh

Ngày 30/4/2025, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình đón Đoàn khách du lịch trên tàu biển Pacific World do Công ty Peace Boat (Nhật Bản) quản lý điều hành, đưa khoảng 1.700 du khách (chủ yếu là khách Nhật Bản) đến Quảng Ninh.
2025-04-30 19:45:53

Quảng Ninh: Liên hoan Lân Sư Rồng Hạ Long mở rộng lần thứ 2 năm 2025

Tại Quảng trường 30/10 TP Hạ Long, sáng 30/4 - UBND thành phố Hạ Long đã tổ chức chương trình Liên hoan Lân Sư Rồng Hạ Long mở rộng lần thứ 2 năm 2025. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng đông đảo nhân dân địa phương và du khách đến dự và cổ vũ.
2025-04-30 19:33:05

Du khách chôn chân tại cửa khẩu Lạng Sơn

Cửa khẩu Lạng Sơn, bao gồm các cửa khẩu quan trọng như Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam, và Na Hình, là điểm nối quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, không chỉ cho giao thương hàng hóa mà còn cho du lịch.
2025-04-30 15:10:03

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tạp chí Điện tử Hòa Nhập trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
2025-04-30 08:30:00

Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế

Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
2025-04-30 07:55:00

Bài học về nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975

Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhìn lại Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ta thấy đây là chiến dịch cuối cùng của Cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của quân và dân ta. Đây là một điển hình, là nét đặc sắc nổi bật nhất của nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong chiến dịch tiến công quy mô lớn, với đặc trưng tiến công “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, giành thắng lợi hoàn toàn, triệt để, trong thời gian ngắn.
2025-04-30 07:10:00
Đang tải...