Vùng đất cổ và những cụ già bách niên

2016-02-24 09:18:19 0 Bình luận
Dưới chân dãy Ngũ Chỉ Sơn hùng vĩ, có những cụ già đã qua tuổi 100, hằng ngày vẫn bám trụ “vùng đất cổ của đồng bào Mông”, bảo ban con cháu cùng nhau giữ đất, xây dựng bản ngày càng giàu đẹp.

Hẳn rất nhiều người đã biết đến cái tên “Thung lũng của những người Mông trăm tuổi” và tôi cũng không ngoại lệ.

Cụ bà Lý Thị Say trò chuyện về cuộc sống gia đình.

 

Trong cái giá lạnh, chúng tôi rẽ màn sương trắng, đi về vùng đất phía Tây, nơi chúng tôi gọi vui là hướng mặt trời lặn. Nếu đứng ở một số điểm trên địa bàn thành phố Lào Cai, cứ ngày nắng, trời quang, mây tạnh, có thể nhìn thấy dãy núi Ngũ Chỉ Sơn sừng sững vươn cao; ánh nắng chiều hắt xuống khi mặt trời đỏ ối dần chìm sau dãy núi tạo nên một khung cảnh thật hùng vĩ và thơ mộng.

Nơi chúng tôi tới là bản “trường thọ” trong thung lũng cổ, lúc này, nhiều người trong vùng đang mải miết lên nương thu hoạch cây trồng…Bản thật vắng vẻ, chỉ có dòng suối lạnh vẫn cứ ào ạt chảy dưới chân, chảy qua biết bao mưa nắng và chứng kiến cuộc sống của những con người đã be bờ, bạt núi tạo nên “kiệt tác” ruộng bậc thang kỳ vĩ nơi lưng núi. Ở đó có những con người sống xuyên qua năm tháng, sống trọn cuộc đời “bách niên” với những bí ẩn vẫn chưa được giải mã.

 
 

 

Bản Suối Thầu quanh năm yên bình dưới thung lũng nắng. Qua tuổi 100 được 10 năm rồi, cụ Lý Thị Say ở thôn Suối Thầu 2, xã Tả Giàng Phìn (Sa Pa) vẫn còn minh mẫn khi trò chuyện, khiến chúng tôi không nghĩ cụ đã 110 tuổi. Thật tiếc là thời trẻ, cụ chẳng làm được chứng minh thư nhân dân, nhưng dựa vào những căn cứ từ hồ sơ của chính quyền địa phương thì việc nhiều cụ ông, cụ bà người Mông sống qua tuổi 100 như cụ Say vẫn có cơ sở.

Khi chúng tôi đến, con cháu cụ đi làm nương xa cả, một mình cụ vẫn ở nhà tự nấu ăn, tự phục vụ sinh hoạt cá nhân. Trò chuyện với cụ Say qua người “phiên dịch” là anh Bí thư Đoàn xã Tả Giàng Phìn, chúng tôi được biết cụ Lý Thị Say có 7 người con, gồm 3 con gái và 4 con trai. Người bạn đời của cụ đã trở thành người thiên cổ khi tròn 100 tuổi. Trong khi trò chuyện, cụ Say vẫn có thể kể mạch lạc cho chúng tôi nghe về cuộc sống của mình. Gắn bó với vùng cao Tả Giàng Phìn đã hơn một thế kỷ, cuộc sống của cụ trải qua nhiều vất vả, cực khổ nhưng cụ rất ít ốm đau, trừ mấy lần đi làm nương, đi rừng lấy củi chẳng may bị ngã, nhưng chỉ cần bó thuốc nam lấy ở rừng về là khỏi… Cách đây 3 tháng, cụ Say vẫn đi lại trong bản được, nhưng sau khi con trai cả là Hạng A Chúng mất, thọ 90 tuổi, thì cụ không đi lại nữa mà chỉ quanh quẩn trong nhà. Nhắc đến con trai, cụ Say bỗng dưng bật khóc, hai hàng nước mắt lăn dài trên gò má nhăn nheo, hằn sâu vết thời gian… 

Hiện tại, cụ Say ở với con trai út và các cháu, chắt. Cụ vẫn xem được truyền hình nhưng nghe tiếng thì không rõ lắm. Nghe nói, năm ngoái, con cháu vẫn đèo cụ đi chơi bằng xe máy, thậm chí còn ra cả chợ Sa Pa. Trong không khí cởi mở, cụ hát dân ca Mông cho chúng tôi nghe, những câu dân ca nói về thời trẻ tuổi, sự nuối tiếc tuổi thanh xuân đã đi qua. Giọng hát run run và bất ngờ nín lặng… Chúng tôi chưa hiểu vì sao thì được “phiên dịch” rằng: Vì cụ buồn nhớ con trai cả vừa mất nên không hát được nữa. Tình cảm của người mẹ tuổi bách niên vẫn chảy trong huyết mạch với trái tim nồng hậu, chan chứa yêu thương. Chúng tôi ai nấy đều xúc động trước tình mẫu tử của người phụ nữ đã sống qua một thế kỷ…

Cũng như bao con gái người Mông khác, cụ Say lớn lên, được mẹ dạy cho biết thêu thổ cẩm, biết hát giao duyên, rồi thành phụ nữ Mông chăm chỉ, đảm đang. Trước đó, cụ Say rất miệt mài thêu thổ cẩm, nhưng giờ thì không xâu kim được nữa. Cụ lau dòng nước mắt còn đọng nơi khóe mắt và nở nụ cười với chúng tôi: “Giờ thì không thêu thùa được nữa rồi, chỉ bảo đường thêu cho cháu, chắt thôi…”.

Bà Thào Thị Ví, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Tả Giàng Phìn cho chúng tôi biết: Từ năm 2014, thôn Suối Thầu 2 còn có cụ Hạng Thị Sáo trong danh sách cụ bà 100 tuổi được UBND xã tặng quà. Trước đây, xã Tả Giàng Phìn có nhiều người thọ 100 tuổi, nhưng giờ thì các cụ đã lần lượt qua đời, hầu như năm nào, xã cũng có người thọ trên 100 tuổi được nhận quà của Hội Người cao tuổi.

Theo người dân địa phương, thì người thọ nhất xã là cụ ông Thào A Sua, ông nội của ông Thào A Lờ, nguyên Chủ tịch UBND xã Tả Giàng Phìn, mất cách đây 12 năm, khi ấy cụ Sua thọ 125 tuổi. Trong xã còn có cụ bà Giàng Thị Sông ở thôn Sín Chải mới mất năm 2013 và cụ Giàng Chính mất năm 2012 cũng đều hưởng thọ trên 100 tuổi…

Mặc dù chưa có một nghiên cứu điều tra xã hội học nào về “bí quyết” trường thọ của người dân vùng đất ngập tràn ánh nắng này, nhưng thực tế, có những người Mông đã đi qua tuổi bách niên. Họ vẫn như những cổ thụ chở che cho cuộc sống tinh thần trong mỗi nếp nhà của đồng bào Mông nơi vùng cao Tả Giàng Phìn.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Anh nằm lại nơi xa – tên anh sống mãi trong lòng người ở lại

Ở tuổi 26 – lứa tuổi của những ước mơ, hoài bão – liệt sĩ Nguyễn Xuân Thư đã ngã xuống giữa chiến trường miền Tây, để lại sau lưng một hành trình ngắn ngủi mà rực rỡ. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về anh vẫn được đồng đội lưu giữ như một ngọn lửa không bao giờ tắt.
2025-07-23 15:28:42

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội tinh nhuệ, mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân

Sáng ngày 23/7, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng Đoàn công tác Trung ương đến thăm, làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo Tổng cục Chính trị và ý kiến thảo luận của các đại biểu, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại buổi làm việc.
2025-07-23 15:01:24

Nhiều xã ở Nghệ An ngập sâu do ảnh hưởng của bão Wipha

Hoàn lưu bão Wipha khiến nước sông, suối ở nhiều địa phương ở Nghệ An dâng cao đột ngột, gây ngập sâu, chia cắt nhiều tuyến đường huyết mạch và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.
2025-07-23 12:28:19

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 13%

Vốn điều lệ của SHB sẽ tăng lên mức 45.942 tỷ đồng sau chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 13%, giữ vững vị trí Top 5 Ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất hệ thống. Điều này tiếp tục khẳng định cam kết của SHB không ngừng nâng cao năng lực tài chính và đảm bảo lợi ích cho cổ đông. Trước đó, SHB đã hoàn tất chi trả 5% cổ tức 2024 bằng tiền mặt.
2025-07-22 12:00:00

Một thời vang bóng và nỗi lòng người nghệ sĩ

Ông Nguyễn Bách Bốn, sinh năm 1948, là một nghệ sĩ đến từ thôn Tây, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình – vùng đất linh thiêng nơi cố đô xưa. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, ông đã dành trọn tuổi trẻ và cả cuộc đời mình cho nghệ thuật rối chèo và sân khấu dân gian.
2025-07-22 09:51:00

Hải Phòng báo cáo nhanh về công tác phòng, chống bão số 3

Theo báo cáo nhanh , vào hồi 4h giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 102,7 độ Kinh Đông, cách Hải Phòng 70km; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 13; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam
2025-07-22 09:06:19
Đang tải...