Tình báo Biệt động Sài Gòn kể lại cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968
Buổi giao lưu diễn ra vào ngày 5/1, tại Đường sách TP Hồ Chí Minh với sự tham dự của Anh hùng LLVTND, Đại tá Nguyễn Văn Tàu (bí danh Tư Cang); bà Vũ Thị Minh Nghĩa - chiến sĩ biệt động Sài Gòn; ông Nguyễn Văn Thừa - chiến sĩ biệt động Sài Gòn (thứ hai từ trái sang) Ảnh - Thuận Văn.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã trở thành biểu tượng của tinh thần quyết chiến, quyết thắng, khí phách kiên cường, đánh dấu một bước phát triển mới về nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam.
Đại tá Nguyễn Văn Tàu (biệt danh Tư Cang) năm nay đã tròn 95 tuổi. Ông là Đại tá tình báo Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên cụm trưởng cụm tình báo quân sự H63 hoạt động trong Chiến tranh Việt Nam. Khi nhắc về mùa xuân năm 1968, người chiến sĩ tình báo năm ấy vẫn luôn bồi hồi, xúc động khi nói về những ngày tháng lịch sử cùng đồng đội, cùng nhân dân tham gia chiến đấu.
Ông Tư Cang ví von “Cuộc tiến công vào Xuân Mậu Thân năm 1968 là một sáng kiến của Đảng ta. Đảng như một nhạc trưởng, tổng chỉ huy dàn đồng ca nổi lên”. Vừa tránh được những đòn đánh, đòn phản công mạnh mẽ của địch vừa chỉ huy quân và dân ta đánh vào điểm yếu, tiêu diệt địch một cách hiệu quả nhất. Và chiến thắng của cuộc tổng tiến công năm đó là một chiến tích oai hùng của dân tộc ta.
“Xương máu của cha ông đã đổ xuống và chấp nhận hy sinh để đổi lấy độc lập tự do cho dân tộc, đất nước” – Ông Tư Cang chia sẻ.
Là một nữ chiến sĩ hơn 30 tuổi lúc bấy giờ tham gia hoạt động chiến đấu trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Bà Vũ Thị Minh Nghĩa vẫn không thể nào quên những khó khăn, nguy hiểm, hy sinh khốc liệt vào những ngày tháng đầu xuân năm 1968. Những lúc mất mát, đau thương đã hiện hữu, đồng đội đã hy sinh nhưng bà và những người còn lại trong đơn vị vẫn quyết tâm bám trụ đến cùng.
“Trước khi hành quân đi, chúng tôi đều tuyên thệ với chính mình và những người đồng đội rằng: Chúng ta sẽ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng dù phải hy sinh” – Nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn Vũ Thị Minh Nghĩa chia sẻ.
Và đến thời điểm hiện tại, mặt dù khi kể lại những ký ức đau thương đã diễn ra trong mùa xuân năm 1968. Bà Nghĩa vẫn cảm thấy bản thân mình may mắn và vinh dự. May mắn vì mình vẫn còn sống, vẫn còn cơ hội để tận hưởng được hòa bình, độc lập, tự do của đất nước. Vinh dự vì trong năm 1968, mặt dù 8/13 chiến sĩ trong đơn vị đã hy sinh, có người đã ngã xuống tại cổng Dinh Độc Lập nhưng đó là sự hy sinh xứng đáng vì tổ quốc hôm nay. Là những người ở lại sau bao năm tháng chiến đấu, bà Nghĩa vẫn không thể nào quên được xương máu đã đổ xuống, biết bao sự hy sinh của các anh, các cha, các chú để có được đất nước như ngày hôm nay.
Những nhân chứng lịch sự đã nhắn nhủ đến thế hệ trẻ, đội ngũ thanh niên của đất nước trong thời đại mới, luôn ghi nhớ lịch sử hào hùng của dân tộc, khắc ghi những công lao, sự hi sinh của biết bao thế hệ đi trước. Để không ngừng học tập và phấn đấu đem sức mình, trí tuệ cống hiến cho tổ quốc ngày một giàu đẹp, vững mạnh.
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 thể hiện sức mạnh vô song của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh; để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đó là khát vọng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, là niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hoạch định đường lối và chỉ đạo chiến lược đấu tranh cách mạng; là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tinh thần quyết chiến, quyết thắng, dám đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và dân ta; sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng.
Bên cạnh buổi tọa đàm, từ ngày 5 đến hết ngày 9/1 tại Đường sách TP Hồ Chí Minh. còn có các hoạt động triển lãm tư liệu, hình ảnh và 55 tựa sách về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Hoạt động kỷ niệm 55 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 do Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh phối hợp với nhiều sở ngành, đơn vị tổ chức. Thông qua hoạt động, đơn vị mong muốn góp phần vào công cuộc giáo dục truyền thống, tư tưởng và củng cố thêm truyền thống yêu nước, lòng tự hào cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.