70 năm bài hát "Nam bộ kháng chiến"

2015-10-19 15:03:02 0 Bình luận

Cách đây 70 năm, ngày 23-9-1945 một chủ nhật không thể nào quên của thế kỷ XX. Chỉ 3 tuần lễ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 23-9-1945, được quân Anh ra sức dọn đường và giúp đỡ, với sự đồng lõa của đế quốc Mỹ, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, thực hiện mưu đồ chiếm lại Việt Nam, từ đó làm bàn đạp chiếm cả Đông Dương. Ủy ban Kháng chiến Sài Gòn – Chợ Lớn được thành lập ngay trong ngày 23-9-1945, lập tức ban hành lệnh bất hợp tác với giặc và hiệu triệu nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn đoàn kết chiến đấu chống giặc xâm lăng. Tinh thần Nam Bộ Kháng chiến đã lập nên những chiến công hiển hách, đưa đến những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; được tiếp nối và phát huy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, làm nên chiến thắng vẻ vang mùa xuân năm 1975; thu giang sơn về một mối, thực hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta: độc lập, hòa bình, thống nhất, xây dựng và phát triển đất nước.

Củng vào thời điểm trên, ca khúc Nam bộ kháng chiến” ra đời. Lời ca và tiết tấu như muốn dựng người ta dậy, xốc người ta bước tới.

Mùa thu rồi ngày hăm ba

Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến.

 Rền khắp trời lời hoan hô

Dân phương Nam nhịp chân tiến lên trận tiền.

Thuốc súng kém, chân đi không

 Mà lòng người giàu lòng vì nước…

Tác giả là nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn  nhưng ông không nhận mình là nhạc sĩ, dù ông có một số bài hát nữa cũng cổ vũ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông sinh năm 1921 ở thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, con một gia đình chủ hãng rượu Quảng Đức An tại thị trấn Trà Ôn. Sớm hiểu biết cách mạng, năm 1940, Tạ Thanh Sơn đã đứng vào hàng ngũ của những sinh viên và học sinh yêu nước. Từng tham gia vào phong trào Thanh niên Tiền phong, hoạt động ở vùng đô thị Cần Thơ, nhờ vậy mà anh có điều kiện giao lưu với các bậc đàn anh, trong đó có Lưu Hữu Phước, Nguyễn Mỹ Ca… Cũng từ ấy, anh càng hào hứng với cây đàn mandolin và tập tành viết nhạc.

Bài hát được anh sáng tác vào ngày 25/9/1945, lúc ông 24 tuổi, tại làng Mỹ Xương – chiến khu Đồng Tháp sau khi anh dự lớp huấn luyện chính trị và được giao nhiệm vụ làm công tác thông tin tuyên truyền.

Mùa thu rồi, tức một năm sau ngày Nam bộ kháng chiến, 23/9/1945. “Nam bộ kháng chiến” không chỉ là bài hát hay, với tôi là bài hát linh thiêng của Tổ quốc.

Đau đớn, căm hờn, "nhìn cánh xác xơ điêu tàn" của xứ sở, nhiều lúc nước mắt "người chinh chiến sa tuôn đôi hàng". Cảnh hoang tàn, đổ nát quê hương được anh vẽ lại trong lời 2 của bài hát thật thiết tha, da diết:

"Gió rét mướt, mưa thu rơi

Ngoài trời mờ còn cuồng ngàn khói

Lá bốc cháy trong thôn xa

Chưng xơ rơ sườn mấy ngôi nhà…"

          Đã 7 thế kỷ ca khúc ra đời, có người cho rằng lời ca Nam bộ kháng chiến khá nhiều từ ngữ cổ, mà lớp trẻ hôm nay khó  tiếp cận, đó là những từ trận tiền, sơn hà nguy biến, oai hùng, tiếng anh hào, lắm chí cao, nóp với giáo…Nhưng đối với thế hệ trẻ hồi ấy, những ngôn từ có vẽ xưa kia lại có sức hút, sức đẩy họ “ tiến đến trận tiền”.

        Cho dù "thuốc súng kém, chân đi không… Nóp với giáo mang ngang vai…" với niềm yêu nước nồng nàn "đem thân ta liều cho nước". Họ ra đi vì nghĩa lớn, vì tương lai, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước bị giặc xâm lăng: “Một lòng nguyện với tổ tiên", chống xâm lăng, đền ơn trước, giành độc lập, xây giang sơn hạnh phúc cho giống nòi… Đúng là lời thề sông núi hùng tráng, sử thi.

 Ai đã từng sống trong những ngày tháng gian nan, nhưng hào hùng ấy mới thấy hết chất trữ tình của hành khúc Nam bộ kháng chiến.

Tạ Thanh Sơn không còn nữa, nhưng âm vang Mùa thu rồi, ngày hăm ba, ta ra đi vẫn còn mãi mãi.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường: Tập đoàn kinh tế đang vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đại gia Nguyễn Văn Trường được biết đến với khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính, Hồ Núi Cốc, Chùa Tam Chúc… lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Xuân Trường cũng là nhà thầu có tiếng khi liên tục trúng các dự án lớn.
2025-07-12 16:53:00

Hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ

Vietnam’s Autism Projects (VAPs) là mô hình kinh tế đầu tiên đưa người tự kỷ vào môi trường lao động ổn định, với kỳ vọng người tự kỷ cũng được lao động, cống hiến trong một môi trường làm việc phù hợp. Trong buổi trò chuyện với phóng viên, anh Nguyễn Đức Trung - người sáng lập và điều hành VAPs đã có nhiều chia sẻ về những kỷ niệm trên hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ của một dự án tiên phong tại Việt Nam.
2025-07-11 11:30:00

SHB ra mắt máy CRM - “điểm chạm” giao dịch mới cho khách hàng

Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
2025-07-11 10:24:38

Phường Định Công ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng

Ngày 9/7/2025, phường Định Công đã huy động hơn 70 công an, dân quân tự vệ, an ninh cơ sở, công chức phường cùng các trang, thiết bị ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp, san lấp ao hồ trên địa bàn.
2025-07-11 10:19:10

Hà Nội yêu cầu kiểm tra vi phạm đất đai tại 6 xã, phường theo đề nghị của công an

UBND TP Hà Nội yêu cầu 6 xã, phường gồm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Định Công, Thanh Liệt, Đại Thanh, An Khánh, Kim Anh tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý dứt điểm đối với các vi phạm trong công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn sau báo cáo của Công an Hà Nội.
2025-07-11 09:05:00

Thủ tướng yêu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho thân nhân và gia đình liệt sĩ trước ngày 27/7

Trong phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/10, trong đó với thân nhân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ phải rà soát xong trước Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
2025-07-11 08:14:35
Đang tải...