Ai đã được hưởng lợi từ quy chế kinh doanh xuất khẩu gạo...?

2017-02-25 23:28:55 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ngay sau khi một số báo chí phản ánh thông tin "xin giấy phép xuất khẩu gạo phải tốn không dưới 20.000 USD", ngày 23/2/2017, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo thành lập Đoàn xác minh nhằm làm rõ sự việc trên. Để bạn đọc và các nhà quản lý có cái nhìn thực tế hơn về vấn đề này, tôi xin đưa ra một số thông tin ghi nhận được ở vùng đất ĐBSCL (vựa lúa của cả nước) sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2010/NĐ-CP đến lúc Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Ngày 4/11/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về Kinh doanh XK gạo, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011 (sau đây gọi tắt là NĐ109). Theo Nghị định này, thương nhân kinh doanh XK gạo phải đáp ứng đủ 3 điều kiện: 1) Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; 2) Có ít nhất 1 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, phù hợp với quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) ban hành; 3) Có ít nhất 1 cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ NNPTNT ban hành.

Sau khi NĐ109 được ban hành, các UBND tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL đều kịp thời có văn bản chỉ đạo và phân công trách nhiệm cho một số sở chuyên ngành (như Sở NNPTNT, Tài chính, Công Thương), UBND các huyện, thành phố trực thuộc thực hiện một số công việc nhằm hoàn thành nhiệm vụ được quy định tại khoản 5, Điều 23 Nghị định này. Song, sôi động hơn cả trong giai đoạn này phải kể tới các DN thuộc mọi thành phần kinh tế đã tham gia XK gạo từ năm 2010 trở về trước và những DN có ý định muốn tham gia XK gạo trong tương lai đang chạy đôn, chạy đáo đầu tư kho tàng, nhà xưởng, hoàn thiện hồ sơ để xin GCN đủ điều kiện kinh doanh XK gạo. Chính cảnh tượng đó đã làm giá đất ở một số vùng thuận tiện cho việc thu mua lúa, gạo đã bị đẩy lên cao, giá vật liệu xây dựng, khung nhà kho... cũng tăng vọt. Tuy nhiên, sự ra đời của NĐ109, trên thực tế lại không tác động gì tới người trồng lúa ở ĐBSCL. Phải chăng họ không biết, hay biết mà không có phản ứng gì..? 

Khác với những lần đi công tác trước, lần này tôi không đi theo đoàn, không đăng ký làm việc tại UBND tỉnh và các sở chuyên ngành của các địa phương để họ chọn và đưa đến những cơ sở hoặc nhân vật “điển hình” mà sử dụng mối quan hệ đồng hương, đồng môn và đồng ngũ để tác nghiệp. Bởi có như vậy tôi mới có được những lời ruột gan từ những người trong cuộc.

Để hiểu về hoạt động XK gạo của các DN, tôi đã về thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp để thu thập thông tin. Bởi nơi đây từ xa xưa đã được mệnh danh là “Chợ Gạo” của vùng ĐBSCL. Quả không ngoa chút nào, chỉ với đoạn đường dài 3km (trục đường 582 nằm trên địa bàn thị xã Sa Đéc) đã có tới 40 DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chế biến lương thực XNK, đó là chưa kể tới những cơ sở thu mua chế biến nhỏ của hộ gia đình. Ngay Tổng Cty lương thực miền Bắc cũng có tới 3 chi nhánh. Đấy là chưa kể tới các chi nhánh của các Cty đơn vị thành viên của TCty. Như Cty cổ phần Lương thực Hà Bắc có tới 5 chi nhánh đặt tại tỉnh Đồng Tháp. 

Tại đây, tôi đã gặp ông Hoàng Trung Hậu, Giám đốc Chi nhánh Sa Đéc Đồng Tháp thuộc TCty Lương Thực miền Bắc – Người đã có nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh nông sản XK từ những năm 80 của thế kỷ trước.   

Theo ông Hậu, nhiệm vụ của Chi nhánh là thu mua gạo lứt (gạo đã bóc vỏ trấu) – xay xát – đánh bóng – phân loại – đóng bao – chuyển xuống xà lan – chuyển ra tàu xuất ở Sài Gòn. Hợp đồng XK gạo do TCty ký hoặc ủy quyền cho các chi nhánh ký. Bình quân chi nhánh thu mua và xuất được 40.000 tấn gạo/năm, trong đó trung bình gạo 5% chiếm 35%, gạo 15% tấm chiếm từ 15 - 20%. Còn lại là gạo 25% tấm. Chi nhánh có máy xay xát đạt công suất 500 tấn/ngày (ngày chạy 18 tiếng) đầu tư hết 5 tỷ đồng; Kho chứa 15.000 tấn đầu tư hết 3 tỷ (kể cả tiền đất). Diện tích toàn bộ văn phòng và nhà máy, kho là 9.000m2. Chi phí đầu tư cho kho hết 200 triệu đồng/tấn kho; máy xay xát: 10 triệu đ/tấn/ngày.  
                            

Chuyền gạo từ nhà máy xay xát xuống xà lan trên sông Sa Đéc

Nhận định về NĐ109, ông Hậu tâm sự: Mục đích quản lý là tốt và rất cần thiết, nhưng tính thực tế không cao dẫn tới lãng phí của cải xã hội và khó khăn cho các DN thực thi. Bởi lẽ, muốn đủ điều kiện XK thì phải đầu tư bổ sung, trong khi đó lượng gạo XK hàng năm không tăng đáng kể, máy móc, kho tàng hiện có của các đơn vị đã đủ phục vụ nay lại phải bổ sung thêm. Ví dụ lượng nhà máy bóc vỏ trấu cho toàn bộ lượng gạo SX ra đã đủ, thậm chí dư thừa công suất. Nhưng nay muốn XK thì phải đầu tư thêm, liên kết để sử dụng nhà máy của nhau thì Nhà nước không cho. 
Còn theo ông Dư văn Lập – Phó GĐ Cty TNHH Lộc Vân (Địa chỉ: Đường 852 Tân Lập – Tân Qui Tây – TX. Sa Đéc – Đồng Tháp), chuyên kinh doanh và chế biến lương thực XNK thì: “Hiện nay muốn thực hiện để đủ điều kiện XK trực tiếp gạo theo NĐ109 thì DN phải có ít nhất 10.000m2 để xây dựng nhà xưởng và kho. Hiện tại giá đất tại trục đường 852 theo giá thị trường là 2,5-3 triệu đồng/m2. Ở đây rất thuận tiện cho việc kinh doanh gạo XK, bởi phía sau nhà có sông Sa Đéc chạy qua (con sông này chảy từ An Giang sang Sa Đéc rồi chảy ra Sông Tiền). Nhiều người muốn mua đất ở đây để xây dựng kho chứa và lập nhà máy bóc vỏ trấu, nhưng cũng không có, vì nhà xưởng bao năm nay đã phủ kín. Bây giờ muốn xây mới thì các DN đành phải đi kiếm đất ở vùng khác. Ở đó giá đất tuy rẻ, song lại bất tiện cho việc xây dựng, bốc xếp và vận chuyển lúa gạo (như hình 2 và hình 3).




 
Ngay xung quanh việc xây kho tạm trữ cũng lắm chuyện tiêu cực. Như nhiều DN thuộc diện được nhà nước cho vay tiền với lãi suất thấp để xây kho tạm trữ, song trên thực tế lại đem sử dụng vào mục đích khác. Hay trong khi DN tư nhân chuyên xây lắp kho gạo đang bán với giá 10 tỷ đồng, nhưng các DN nhà nước hoặc các DN cổ phần hóa lại “hào phóng” mua với giá gấp đôi..? 

Lúa gạo là nguồn lương thực cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của người dân và là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận nông dân Việt Nam. Tập trung phát triển sản xuất lúa gạo, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, cả trước mắt và lâu dài là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích sản xuất và tiêu thụ lúa gạo (cả tiêu thụ trong nước và XK), song trên thực tế người nông dân (người trực tiếp làm ra hạt lúa) được thụ hưởng từ những chính sách này lại không đáng là bao? Còn các DN XK gạo và cơ quan cấp phép lại một ngày giàu lên..? Nếu cứ để tình trạng này kéo dài thì việc sản xuất và XK gạo của Việt Nam khó có thể bền vững được.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Hợp tác xã Cựu chiến binh Vạn Xuân Trường kỷ niệm 10 năm thành lập

Hợp tác xã (HTX) Cựu chiến binh (CCB) Vạn Xuân Trường là mô hình được thành lập theo Luật HTX năm 2012, qua 10 năm hoạt động đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế tập thể, là HTX tốp đầu của tỉnh Nam Định về sản xuất kinh doanh.
2024-11-22 09:34:27
Đang tải...