Bệnh quai bị cực kì nguy hiểm
Quai bị dân gian còn gọi là bệnh má chàm bàm . Khoảng 1/3 các trường hợp nhiễm bệnh
không gây nên các triệu chứng sưng tuyến nước bọt rõ ràng trên lâm sàng. Trên
50% bệnh nhân mắc bệnh quai bị có hiện tượng tăng bạch cầu trong dịch não tủy. Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm màng não rõ với các triệu chứng nhức đầu, nôn mửa, cứng cổ...
Viêm tinh hoàn (orchitis) là một
biến chứng khá thường gặp sau tuổi dậy thì nhưng biến chứng vô sinh thì không thường gặp như nhiều người vẫn lo ngại. Các
biến chứng khác hiếm gặp hơn gồm viêm khớp, viêm tuyến giáp, viêm khớp xương
hàm, viêm cầu thận, (glomerulonephritis), viêm cơ
tim, xơ hóa nội tâm mạc, giảm tiểu cầu, thất điều tiểu não, viêm tủy cắt ngang, viêm đa dây thần
kinh lan lên, viêm tụy cấp,
viêm buồng trứng (oophoritis), và giảm thính lực.
Nguyên nhân gây bệnh
quai bị
Virus quai bị có tên khoa học là Mumpsvirus thuộc họ
Paramyxovirus. Có hướng tính gây bệnh với các tuyến ngoại tiết và thần kinh.
Virus quai bị có sức đề kháng kém, bị bất hoạt nhanh khi ra ánh nắng mặt trời
và trong điều kiện khô nóng, nhưng có thể tồn tại lâu ở nhiệt độ thấp. Nguồn
bệnh là những người đang mắc quai bị cấp tính. Bệnh lây trực tiếp bằng đường hô
hấp qua tiếp xúc giữa người bệnh và người lành. Thời gian lây bệnh từ 7 ngày
trước đến 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên của bệnh. Bệnh gặp khắp nơi
trên thế giới và có thể xảy ra quanh năm nhưng thường thành dịch vào mùa Đông –
Xuân. Bệnh thường xảy ra ở thanh, thiếu niên sinh hoạt tập thể: Mẫu giáo,
trường học, đơn vị tân binh.
Tất cả những người chưa mắc quai bị đều có thể mắc bệnh, thường ở
tuổi thanh thiếu niên. Trẻ dưới 2 tuổi và người già rất hiếm bị bệnh. Sau khi
mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch vững bền tồn tại rất nhiều năm, có thể tái
phát, nhưng rất hiếm. Miễn dịch mẹ truyền cho con tồn tại khoảng 1 năm.
Triệu chứng bệnh
quai bị
Một phần ba số người nhiễm virut gây ra bệnh quai bị mà cảm thấy
không có triệu chứng. Những người khác có sốt nhẹ, nhức đầu, suy nhược, mệt mỏi,
và mất cảm giác ngon miệng bắt đầu từ 14 đến 24 ngày sau khi họ bị nhiễm thực sự.
Khoảng một ngày sau khi khởi phát sốt, các tuyến mang tai gần tai bắt đầu sưng
lên và đau – điều này làm cho việc nhai và nuốt đau đớn. Nhiệt độ của cơ thể
tăng lên đến 39,5 ° C đến 40 ° C .
Sưng và đau tồi tệ hơn trong 3 ngày tiếp theo và có thể mở rộng
về phía trước của hàm và, đối với một số người sẽ xuống cổ, phụ thuộc vào tuyến
nước bọt khác có liên quan. Trong phần lớn các trường hợp bệnh quai bị, cả hai
tuyến mang tai bên phải và bên trái bị sưng. Cơn sốt thường kéo dài chỉ 1-3
ngày nhưng có thể kéo dài trong một tuần. Sưng các tuyến sẽ tan sau khoảng
một tuần.
Biến chứng bệnh quai bị
Viêm tinh hoàn, nhiễm trùng tinh hoàn: là thể thường gặp thứ hai sau viêm tuyến nước bọt mang tai. Hay gặp ở nam giới đang tuổi dậy thì hoặc đã trưởng thành (khoảng 10% – 30% số mắc bệnh quai bị). Viêm tinh hoàn thường bị một bên, ít gặp cả hai bên. Khi bị cả hai bên thì cũng sưng cách nhau 2 – 3 ngày, thường xuất hiện sau viêm tuyến nước bọt và khi các triệu chứng viêm tuyến nước bọt đã dịu đi. Thường vào ngày thứ 5 đến thứ 10 của bệnh thấy sốt xuất hiện trở lại hoặc sốt tăng lên. Có thể buồn nôn, nôn. Tinh hoàn đau, nhất là khi đi lại và to gấp 2-3 lần bình thường, sờ thấy chắc, da bìu có thể nề, căng đỏ. Trong những trường hợp nặng có thể kèm thêm viêm thừng tinh, viêm mào tinh hoàn và tràn dịch màng tinh hoàn. Thường hết sốt sau 3 – 5 ngày. Tinh hoàn giảm sưng từ từ, có thể 3 – 4 tuần sau tinh hoàn mới hết sưng đau (với thể nặng) và không bao giờ có mủ.
Tinh hoàn có bị teo hay không phải đợi khoảng hai tháng sau mới biết chắc (tỷ lệ teo tinh hoàn khoảng 5/1000), chứng vô tinh trùng rất hiếm. Chức năng nội tiết thường không bị ảnh hưởng. Theo kinh điển nếu teo tinh hoàn có thể gây các tình trạng như: Không có tinh trùng, vô sinh, chậm lớn, mất nam tính và liệt dương. Ngày nay, qua theo dõi nhiều năm, đa số các tác giả thấy rằng: Nếu teo một tinh hoàn sẽ không có ảnh hưởng gì, bên lành sẽ hoạt động bù trừ, khi bị teo cả hai bên hoặc ở người chỉ có một tinh hoàn thì tỷ lệ bị ảnh hưởng hoạt động sinh dục và vô sinh cũng thấp.
Có thể gặp thể viêm buồng trứng, viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, tuy nhiên ít gặp trên lâm sàng.
Ngoài ra, bệnh quai bị có thể gây ra biến chứng nặng nề như viêm não, viêm màng não.
Điều trị
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị chủ yếu là nâng đỡ, tăng cường dinh dưỡng, điều trị triệu chứng. Phát hiện sớm các biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm màng não… Điều trị cụ thể với thể viêm tuyến mang tai: xúc miệng bằng nước muối 0,9%, dung dịch axit boric 5%, hạ sốt nếu sốt quá cao, có thể dùng giảm đau (paracetamol), an thần nhẹ (rotunda), dùng các vitamin nhóm B, C, uống nước chanh, cam, ăn lỏng. Nằm nghỉ tại giường, hạn chế đi lại, trong thời gian còn sốt, còn sưng tuyến (thường là 7 – 8 ngày đầu). Cách ly tối thiểu 10 ngày. Còn với thể viêm tinh hoàn, bệnh nhân phải được nằm nghỉ tại giường khi còn sưng đau, mặc quần sịp để treo tinh hoàn; giảm đau bằng cách chườm đá, uống paracetamol, dùng 3 – 4 ngày, giảm viêm bằng thuốc cortanxy, dùng 3 – 4 ngày. Sau khi tinh hoàn đỡ sưng đau có thể dùng vitamin E từ 1 – 2 tháng để tăng sinh tinh trùng.
Dự phòng
Tuyên truyền cho cộng đồng biết các dấu hiệu của bệnh, giáo dục cách phòng bệnh như: cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt đường hô hấp.
Khi có trẻ bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà để cách ly 10 – 21 ngày
(thường là 10 ngày) để tránh lây lan cho các cháu khác.
Tiêm phòng vaccin quai bị: đây là loại vaccin sống giảm độc lực. Vaccin có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp các vaccin khác như vaccin tam liên MMR (Measles-mump-rubella) ngừa bệnh sởi, quai bị và sởi Đức (Rubella).
Khuyến cáo sử dụng vaccin: Trẻ 12 đến 14 tháng tuổi nên được tiêm ngừa mũi vaccin tam liên MMR, liều thứ 2 nhắc lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi.
Tiêm chủng quai bị rất quan trọng ở những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch chống quai bị.
Phụ nữ có thai bị bệnh nếu có điều kiện tiêm globulin miễn dịch đặc hiệu, dùng 1 liều duy nhất.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.