Kon Tum: Triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

2023-05-18 15:41:57 0 Bình luận
Thời gian qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã thực hiện hiệu quả trên địa bàn tỉnh Kon Tum, góp phần thực hiện tốt Chỉ thị số 13/CT-TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Chính sách này đã đi vào cuộc sống, trở thành nguồn tài chính bền vững, huy động nguồn vốn từ xã hội, giúp làm giảm áp lực cho ngân sách nhà nước cho bảo vệ và phát triển rừng, góp phần làm gia tăng giá trị của ngành lâm nghiệp cũng như tăng trưởng GDP. Nguồn tài chính này đã góp phần trong việc quản lý rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, tạo việc làm, sinh kế bền vững cũng như nâng cao nhận thức cho người dân.

Sau hơn 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã phối hợp với các Sở, Ban ngành tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum; chủ động triển khai hiệu quả chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, huy động nguồn lực tài chính bền vững cho các chủ rừng quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) hiện có cũng như phát triển rừng mới. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hành động thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR gắn với công tác QLBVR.

Rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Với sự nỗ lực của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum thông qua công tác tuyên truyền thực hiện chính sách chi trả DVMTR, kết hợp tập huấn quản lý, sử dụng tiền DVMTR gắn với việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương; các cộng đồng dân cư thôn, nhóm hộ đã sử nguồn tiền DVMTR đạt hiệu quả cao nhất, cụ thể: chi trả tiền công cho các nhóm tuần tra, bảo vệ rừng, số tiền còn lại chia đều cho các hộ dân trong thôn, trích lập quỹ để sử dụng vào các mục đích công ích, phúc lợi của thôn như: làm đường giao thông nông thôn, sửa chữa nhà văn hóa, nhà rông, làm đường điện chiếu sáng, kênh mương thủy lợi, làm sân bóng; hỗ trợ nhau để phát triển kinh tế hộ gia đình bằng nguồn vốn vay của cộng đồng, nhóm hộ… Việc sử dụng tiền DVMTR của các cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, thông qua các mô hình phát triển sinh kế đã góp phần hưởng ứng cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” theo Kết luận số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum.

Những con số ấn tượng.

Trong giai đoạn 2017-2022, tổng số tiền DVMTR  của  các  chủ  rừng , UBND xã  và  các  tổ  chức  khác nhận được 1.207,28 tỷ đồng; bình quân mỗi năm chi trả DVMTR cho các Ban QLR phòng hộ và BQL rừng đặc dụng 85,89 tỷ đồng/năm; các Công ty lâm nghiệp 90,24 tỷ đồng/năm; UBND xã và các tổ chức khác được giao quản lý rừng 28,49 tỷ đồng/năm. Tổng số tiền DVMTR các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất, giao rừng nhận là 151,21 tỷ đồng; bình quân mỗi năm chi trả DVMTR cho các hộ gia đình, cá nhân đạt 26,27 tỷ đồng/năm; chủ rừng là các cộng đồng dân cư thôn bình quân mỗi năm là 3,97 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, theo báo cáo của các đơn vị, địa phương có thực hiện khoán quản lý bảo vệ rừng đã chi trả tiền DVMTR giai đoạn 2017-2021 là 390,58 tỷ đồng cho các hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn, tổ chức nhận khoán. Bình quân mỗi năm thu nhập từ nguồn chi trả DVMTR cho các hộ gia đình nhận khoán khoảng 15,13 tỷ đồng/năm; các cộng đồng dân cư thôn khoảng 46,54 tỷ đồng/năm; các nhóm hộ khoảng 14,98 tỷ đồng/năm, các tổ chức khác khoảng 1,46 tỷ đồng/năm. Tiền chi trả DVMTR đã đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ rừng khoảng 381.373 ha chiếm 66,86% diện tích rừng toàn tỉnh (không tính diện tích cây cao su, đặc sản).

Hộ gia đình phát triển kinh tế từ nguồn tiền DVMTR.

Có thể thấy, chính sách chi trả DVMTR được triển khai gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, thu hút cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng và phục hồi rừng, góp phần cải thiện sinh kế, giúp người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc miền núi có thêm động lực gắn bó với rừng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI là bảo vệ diện tích rừng hiện có, trọng tâm là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; nâng độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh lên 64,0%, góp phần thực hiện tốt Chỉ thị số 13/CT-TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00

Phát hiện, xử lý nhiều thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng

Công an thị xã Sa Pa đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
2024-11-23 13:52:22

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00
Đang tải...