Luật sư cho biết Công ty TNHH World Việt Nam vi phạm những gì?
Điều đáng nói, nhiều người đang đặt vấn đề, sự hoành hành của công ty TNHH World Việt Nam và các công ty đa cấp lừa đảo khác diễn ra khá lâu, vừa mới bị phạt nhưng tiếp tục có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật. Vậy trách nhiệm thuộc cơ quan nào?
Diễn biến ngày một phức tạp
Khi đứng trước một thông tin hay lời mời làm việc kiếm tiền, người dân phải hết sức cảnh giác, về nguyên tắc không có công việc nào kiếm tiền nhanh và dễ cả, nếu có thì chắc chắn có sự vi phạm pháp luật. Lợi dụng lòng tham, muốn làm ít hưởng nhiều, giàu lên một cách nhanh chóng, trong khi thấy điều kiện, công việc không mấy khó khăn, công ty TNHH World Việt Nam đã xây dựng mạng lưới đa cấp ngày càng rộng lớn. Bởi chính những người tham gia cũng chính là người sau này gián tiếp dùng các thủ đoạn để dụ dỗ người khác, không ai khác đó thông thường là những người thân của mình.
Không ít người sau khi tham gia vào hệ thống đa cấp của doanh nghiệp này đã phải gánh một khoản nợ lớn, sản phẩm mua về không bán được cho ai, thiệt hại thì đã nhìn thấy rõ nhưng người tham gia chỉ biết lấn sâu vào, hoặc có chăng im lặng bỏ qua.
Liên tục trong cá buổi tư vấn cho người tham gia đa cấp, các nhà phân phối cấp cao của công ty TNHH World Việt Nam đều nhấn mạnh về việc doanh nghiệp này là một chi nhánh của văn phòng World Global Networld tại Mỹ, phát triển tại 159 quốc gia. tại Việt Nam văn phòng công ty đặt ở 24 Hoàng Quốc Việt, tòa nhà An Phú. Theo ông Vũ Văn Điệp , người tự giới thiệu mình trong ban công tác của tập đoàn trên toàn thế giới, “nổ” những viễn cảnh đáng mơ ước cho người tham gia tin tưởng vào đồng tiền mình bỏ ra là chính đáng.
Mặc dù vậy, nhiều nhà phân phối của hệ thống đa cấp này quan tâm hiện nay đó là công ty TNHH Việt Nam có tuân thủ luật bán hàng đa cấp hay không?.
Nhân viên đang “nổ”, tư vấn cho người tham gia. Ảnh. VTV |
Đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, đơn vị cấp giấy đăng ký kinh doanh lại cho biết: “Công ty TNHH World Việt Nam là một công ty Việt Nam độc lập không có liên quan gì đến tập đoàn ở Mỹ. Hiện chỉ có cá nhân do ông Bùi Xuân Ngọc đăng ký với chức danh là chủ sở hữu chứ không có bất kỳ thông tin nào liên quan đến bất kể nhà đầu tư nước ngoài nào. Đây là công ty hoàn toàn 100% vốn do cá nhân Việt Nam thành lập. Và ngay sau đó, bà Bùi Thị Tiểu Tuyết, Giám đốc Điều hành công ty TNHH World Việt Nam cũng lên tiếng thừa nhận doanh nghiệp của mình không phải là công ty con hay chi nhánh của tập đoàn nào.
Nhìn nhận vấn đề về tính minh bạch trong thủ tục pháp lý của công ty THHH World Việt Nam, luật sư Nguyễn Thế Truyền thông tin trên báo chí: Công ty THHH World Việt Nam đã vi phạm khoản e điều 5 Nghị định 40 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trong việc việc cung cấp thông tin doanh nghiệp gian dối gây nhầm lẫn cho người tham gia, bán hàng đa cấp cung cấp thông tin sai lệch về công ty tạo cho người tiêu dùng người tham gia có ảo tưởng về sức mạnh, quy mô và tầm cỡ của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng để người tham gia rút tiền ra nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, công ty THHH World Việt Nam còn có dấu hiệu vi phạm khác khi thực hiện các hành vi bị cấm như yêu cầu người khác phải mua số hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng, tham gia bán hàng đa cấp kinh doanh hàng hóa là thiết bị y tế theo phương thức đa cấp khi không được phép và đặc biệt là yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải nộp một khoản phí mới nhận được hoa hồng. Luật sư cho biết theo quy định của pháp luật, tất cả những giao dịch vi phạm pháp luật đều bị coi là vô hiệu. Vì vậy, hai bên phải trả lại cho nhau những gì đã trao phần thiệt hại tính trên lỗi đó, chia tỉ lệ phần bồi thường thiệt hại theo tỷ lệ phần trăm luật sư Nguyễn Thế Truyền cũng cho biết với những dấu hiệu vi phạm nêu trên của Công ty TNHH World Việt Nam người tham gia hệ thống đa cấp của công ty này hoàn toàn có quyền đề nghị công ty trả lại các khoản phí đã nộp và yêu cầu bồi thường những thiệt hại gây ra nếu có.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Theo quy định pháp luật, những hành vi trên đã vi phạm các điều cấm quy định tại điều 5 Nghị định 42 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp như các hành vi bị cấm gồm:
Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;
Với các thủ đoạn và vi phạm như trên, hành vi của nhóm người này có dấu hiệu của Tội lừa đảo quy định tại Bộ luật Hình sự.
Trên thực tế, ở góc độ quản lý nhà nước, công tác cấp phép, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp thuộc về Bộ Công thương và Sở Công thương ở các địa phương. Nếu quá trình cấp phép, thanh kiểm tra và tham mưu có vi phạm thì cơ quan này chịu trách nhiệm.
Càng "lạ" hơn, không một cảnh báo nào từ phía Bộ Công thương sau thời điểm công ty bị chính Bộ này “sờ gáy”. Phải chăng cơ quan quản lý đã chậm trễ trong việc cảnh báo người dân về hành vi lừa đảo của Công ty TNHH World Việt Nam nên sự việc mới tiếp tục tái diễn, thậm chí còn vi phạm tràn lan và nặng hơn lúc trước?.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.