Đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp xây dựng
Tọa đàm là diễn đàn để các nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp trao đổi, thảo luận và đóng góp ý kiến, chia sẻ thực trạng và giải pháp nâng cao tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt là phát huy vai trò giám sát của chính quyền địa phương.
Ông Nguyễn Ngọc Quyết –Tổng biên tập Tạp chí điện tử Hòa Nhập chủ trì tọa đàm, tham dự tọa đàm có đại diện Doanh nghiệp Thương binh Công ty cổ phần dịch vụ 27/7, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, cùng một số doanh nghiệp xây dựng khác…
Phát biểu tại Tọa đàm, khách mời đã chia sẻ về thực trạng vi xây dựng sai phạm trên một số địa bàn của thành phố Hà Nội, những vấn đề pháp lý đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng phải tuân thủ, những biện pháp đã thực hiện, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để doanh nghiệp xây dựng nâng cao trách nhiệm tuân thủ pháp luật.
Ông Nguyễn Ngọc Quyết - Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử Hòa Nhập chủ trì buổi Tọa đàm
Cũng trong khuôn khổ buổi Tọa đàm, các khách mời chia sẻ về vai trò giám sát của chính quyền địa phương trong việc nâng cao tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp xây dựng, Ông Hoàng Văn Bình, đại diện Công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp 27/7 mong muốn qua Tọa đàm chính quyền địa phương cần phải có trách nhiệm trong việc thực thi vai trò giám sát và quản lý của chính quyền theo đúng quy định của Hiến pháp và Pháp luật ở địa phương; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân; áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật kịp thời.
Ông Phạm Mạnh Cường, đại diện Công ty TNHH Thương mại đầu tư xây dựng Aveshome chia sẻ, doanh nghiệp luôn đặt lợi nhuận của mình ưu tiên lên hàng đầu trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhưng doanh nghiệp phải luôn lấy yếu tố tuân thủ pháp luật là yếu tố trọng yếu. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp đã lợi dụng sự sơ hở của chính sách, pháp luật, sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan nhà nước để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Trong một số trường hợp, những doanh nghiệp tuân thủ pháp luật thường thua thiệt hơn so với doanh doanh nghiệp vi phạm phạm pháp luật. Ông Cường chia sẻ ví dụ, doanh nghiệp khi nhận thi công công trình tại một số địa bàn phường được quy hoạch xây dựng chỉ 4 tầng, nhưng chủ đầu tư yêu cầu xây dựng 5 tầng, trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể từ chối thi công công trình khi biết sai phép, nhưng doanh nghiệp khác biết chắc đó là sai nhưng vẫn sẵn sàng nhận thi công, điều này sẽ gây một áp lực rất lớn cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, do đó cần phải có một hành lang pháp lý để bảo vệ cũng như ưu tiên cho những doanh nghiệp tuân thủ pháp luật được hưởng lợi.
Ông Phạm Mạnh Cường, đại diện Công ty TNHH Thương mại đầu tư xây dựng Aveshome chia sẻ tại Tọa đàm
Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng phòng Luật sư Tinh Thông Việt nhấn mạnh về vai trò giám sát của chính quyền địa phương là vô cùng quan trọng bởi vì vấn đề Xây dựng ở các địa phương trong những năm vừa qua luôn là điểm nóng. Đối với việc đảm bảo thi hành pháp luật ở địa phương còn có nhiều hạn chế và những bất cập, do tầm hiểu biết của một số người còn chưa chuyên sâu hoặc không tiếp cận được pháp luật. Như vậy, có thể nói việc bảo đảm thi hành pháp lụât ở địa phương nên thực hiện bằng nhiều biện pháp đồng bộ của các cơ quan chính quyền địa phương, từ việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương đến các biện pháp tuyên truyền, giáo dục và thi hành pháp luật.
Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng phòng Luật sư Tinh Thông Việt phát biểu tại Tọa đàm
Để việc đảm bảo thi hành pháp luật ở địa phương cần đảm bảo những mặt sau:
- Đổi mới hoạt động để nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật;
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý về thẩm quyền của chính quyền địa phương;
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thu hành pháp luật;
- Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức;
- Tăng cường các điều kiện cho việc đảm bảo thi hành pháp luật ở địa phương từ việc cung cấp đầy đủ kịp thời các văn bản pháp luật và điều kiện thi hành
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn trong việc áp dụng pháp luật ở địa phương
Trong buổi tọa đàm này, khách mời cũng đã gợi mở nhiều vấn đề vân đang tồn tại và đưa ra nhiều giải pháp để phát huy vai trò giám sát của chính quyền địa phương, trong đó cần phải tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và nâng cao tính tuân thủ pháp luật doanh nghiệp xây dựng.
Kết luận buổi tọa đàm, Ông Nguyễn Ngọc Quyết, Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử Hòa Nhập ghi nhận những ý kiến chia sẻ và gợi mở nhiều nội dung khách mời đã đưa ra. Tạp chí sẽ tiếp tục tổ chức những buổi tọa đàm tương tự để có cái nhìn tổng quan hơn nữa về những vấn đề còn tồn tại và thu thập thêm những giải pháp để khắc phục từ chính những doanh nghiệp xây dựng, từ đó đưa ra những khuyến nghị với cơ quan quản lý.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.