Nghệ An quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư
2017-02-19 10:11:14
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Như đã trở thành thông lệ, cứ vào dịp tháng Giêng, lãnh đạo tỉnh Nghệ An lại tổ chức Hội nghị Gặp mặt đầu Xuân dành riêng cho các nhà đầu tư. Buổi gặp mặt cũng chính là cơ hội để Nghệ An quản bá tiềm năng thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, đồng thời lắng nghe các nhà đầu tư kiến nghị nhằm cải thiện tốt hơn môi trường đầu tư của tỉnh này.
Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư Xuân này được tổ chức vào hôm nay 19/02/2017 tại thành phố Vinh. Hàng trăm nhà đầu tư trong và ngoài nước đã về dự. Đây là tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư rất quan tâm đến môi trường đầu tư của Nghệ An.
Những năm gần đây, nhiều dự án của các nhà đầu tư có thương hiệu mạnh liên tục được triển khai tại Nghệ An và nhanh chóng phát huy hiệu quả như: Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sửa tươi, sạch của Tập đoàn TH, Nhà máy Tôn Hoa Sen của Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Nghệ An, Nhà máy gỗ MDF của Công ty CP Lâm nghiệp Tháng Năm, Nhà máy Xi măng Sông Lam của Tập đoàn The Vissai, Nhà máy thức ăn chăn nuôi của Tập đoàn Mavin Austfeed, Trung tâm thực phẩm Masan Miền Bắc, Nhà máy Chế biến thủy sản đóng hộp Royal Food, Nhà máy May Hitex Hàn Quốc, chuỗi khách sạn cao cấp của Tập đoàn Mường Thanh…
Chỉ tính riêng năm 2016, Nghệ An đã cấp mới cho 141 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 35.441 tỷ đồng. Những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Nghệ An đã mang lại kết quả tích cực, thể hiện qua bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng từ vị trí thứ 56 năm 2009 lên vị trí thứ 32 năm 2015.
Năm 2009, với sự hỗ trợ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), lần đầu tiên, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thông qua Hội nghị, nhiều nhà đầu tư đã ký cam kết và được cấp giấy phép, trong đó có những dự án đã trở thành điển hình về hiệu quả đầu tư tại Nghệ An, tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động như: Dự án chăn nuôi bò sữa và Nhà máy chế biến sữa của Tập đoàn TH; Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ An…
Từ đó đến nay, mặc dù đội ngũ lãnh đạo Nghệ An có nhiều thay đổi, nhưng thu hút đầu tư vẫn là nhiệm vụ quan trọng luôn được ưu tiên hàng đầu.
Ông Nguyễn Văn Độ- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An cho biết: “Mặc dù kêu gọi đầu tư, nhưng Nghệ An thu hút đầu tư có chọn lọc. Những dự án vào Nghệ An phải bảo đảm vấn đề môi trường và có công nghệ tiên tiến. Nghệ An sẽ từ chối đối với các dự án có công nghệ lạc hậu, nhà đầu tư không tôn trọng luật pháp, không đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động”.
Song song với các cơ chế, chính sách ưu đãi nhà đầu tư, UBND tỉnh Nghệ An cũng đưa ra các quy chế chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch để hai bên cùng có trách nhiệm thực hiện đúng tiến độ những cam kết.
Nhìn lại 2 năm qua, hầu hết các dự án đăng ký đầu tư vào Nghệ An đều được triển khai nhanh chóng và hiệu quả, tỷ lệ giải ngân đạt hơn 60%.
Mục tiêu của Nghệ An hiện nay là: Thu hút đầu tư phát triển các dự án công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; đầu tư chiều sâu, hiện đại, nâng cao hiệu quả khai thác gắn với chế biến khoáng sản và bảo vệ tài nguyên môi trường; phát triển công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước theo hướng hiện đại; xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An thành khu kinh tế đa ngành, đa chức năng; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng khu kinh tế, các khu công nghiệp; tập trung thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp, dịch vụ và đô thị VSIP Nghệ An, Khu công nghiệp Hemaraj, Khu công nghiệp Nam Cấm, Khu công nghiệp Hoàng Mai 1, Khu công nghiệp Đông Hồi...
Năm 2016, Nghệ An liên tiếp tổ chức thành công các sự kiện xúc tiến đầu tư cả trong, ngoài tỉnh và nhiều cuộc ở nước ngoài, bằng nhiều giải pháp, nhiều kênh kêu gọi xúc tiến đầu tư như: Tổ chức xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan; ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư Dự án Khu Công nghiệp - Đô thị WHA Hemaraj 1...
Ấn tượng về những chuyển biến kinh tế - xã hội của Nghệ An sau khoảng 10 năm thực hiện “cuộc cách mạng” về thu hút đầu tư là hàng loạt công trình hạ tầng như hệ thống đường giao thông, sân bay, cảng biển, các khu công nghiệp phát triển nhanh chóng. Thành phố Vinh được các chuyên gia Nhật Bản đầy kinh nghiệm hỗ trợ quy hoạch lại với tầm nhìn chiến lược đến năm 2050, tạo tiền đề cho tương lai biến nơi đây trở thành một đô thị hiện đại, xứng đáng là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực Bắc Trung Bộ.
Ông Nguyễn Xuân Đường- Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chia sẻ: “Sau thành công trong việc thu hút được VSIP về đầu tư Dự án Khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ VISIP Nghệ An, nhà đầu tư lớn rất uy tín trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp khác là Tập đoàn Hemaraj (Thái Lan) ký cam kết thực hiện Dự án Khu công nghiệp WHA Hemaraj 1 tại Khu kinh tế Đông Nam. Chúng tôi kỳ vọng, hai khu công nghiệp với đẳng cấp quốc tế này sẽ tạo ra sức hút mạnh mẽ, mang tính động lực để tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, có thương hiệu mạnh trong nước, khu vực và trên thế giới quan tâm tìm hiểu, đầu tư vào tỉnh Nghệ An trong thời gian tới”.
Thành công về cải thiện môi trường đầu tư của Nghệ An là cả quá trình chỉ đạo quyết liệt về cải cách thủ tục hành chính, phảm chất, đạo đức, thái độ và trình độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức các sở, ngành, các huyện, qua nhiều nhiệm kỳ của lãnh đạo tỉnh. Nhiều lãnh đạo ở Trung ương, sinh ra và lớn lên ở Xứ Nghệ vẫn dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc cải thiện môi trường đầu tư của quê nhà như: nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc, ông Hồ Xuân Hùng- nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Nguyễn Thế Trung- nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, ông Lê Doan Hợp- nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, ông Nguyễn Thế Kỷ- Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam…
Tuy nhiên, so với yêu cầu, mức độ cải thiện của một số cán bộ, công chức ở một số sở, ngành, địa phương chưa thật sự chuyển biến, vẫn còn nạn nhũng nhiểu doanh nghiệp, các nhà đầu tư xảy ra. Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, của nhà đầu tư vẫn chưa được giải quyết kịp thời, chưa đúng, thậm chí phó mặc.
Với niềm tin dành cho đất và người Xứ Nghệ, các nhà đầu tư rất mong rằng, những “đinh tặc” dưới thảm đỏ thu hút đầu tư vào Nghệ An sẽ sớm bị gỡ bỏ, để các nhà đầu tư yên tâm hơn khi lựa chọn điểm đến hấp dẫn này.
Đảo chè ở huyện Thanh Chương sẽ trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của Nghệ An |
Những năm gần đây, nhiều dự án của các nhà đầu tư có thương hiệu mạnh liên tục được triển khai tại Nghệ An và nhanh chóng phát huy hiệu quả như: Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sửa tươi, sạch của Tập đoàn TH, Nhà máy Tôn Hoa Sen của Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Nghệ An, Nhà máy gỗ MDF của Công ty CP Lâm nghiệp Tháng Năm, Nhà máy Xi măng Sông Lam của Tập đoàn The Vissai, Nhà máy thức ăn chăn nuôi của Tập đoàn Mavin Austfeed, Trung tâm thực phẩm Masan Miền Bắc, Nhà máy Chế biến thủy sản đóng hộp Royal Food, Nhà máy May Hitex Hàn Quốc, chuỗi khách sạn cao cấp của Tập đoàn Mường Thanh…
Chỉ tính riêng năm 2016, Nghệ An đã cấp mới cho 141 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 35.441 tỷ đồng. Những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Nghệ An đã mang lại kết quả tích cực, thể hiện qua bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng từ vị trí thứ 56 năm 2009 lên vị trí thứ 32 năm 2015.
Năm 2009, với sự hỗ trợ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), lần đầu tiên, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thông qua Hội nghị, nhiều nhà đầu tư đã ký cam kết và được cấp giấy phép, trong đó có những dự án đã trở thành điển hình về hiệu quả đầu tư tại Nghệ An, tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động như: Dự án chăn nuôi bò sữa và Nhà máy chế biến sữa của Tập đoàn TH; Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ An…
Khu kinh tế Đông Nam của Nghệ An đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư |
Từ đó đến nay, mặc dù đội ngũ lãnh đạo Nghệ An có nhiều thay đổi, nhưng thu hút đầu tư vẫn là nhiệm vụ quan trọng luôn được ưu tiên hàng đầu.
Ông Nguyễn Văn Độ- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An cho biết: “Mặc dù kêu gọi đầu tư, nhưng Nghệ An thu hút đầu tư có chọn lọc. Những dự án vào Nghệ An phải bảo đảm vấn đề môi trường và có công nghệ tiên tiến. Nghệ An sẽ từ chối đối với các dự án có công nghệ lạc hậu, nhà đầu tư không tôn trọng luật pháp, không đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động”.
Song song với các cơ chế, chính sách ưu đãi nhà đầu tư, UBND tỉnh Nghệ An cũng đưa ra các quy chế chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch để hai bên cùng có trách nhiệm thực hiện đúng tiến độ những cam kết.
Nhìn lại 2 năm qua, hầu hết các dự án đăng ký đầu tư vào Nghệ An đều được triển khai nhanh chóng và hiệu quả, tỷ lệ giải ngân đạt hơn 60%.
Mục tiêu của Nghệ An hiện nay là: Thu hút đầu tư phát triển các dự án công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; đầu tư chiều sâu, hiện đại, nâng cao hiệu quả khai thác gắn với chế biến khoáng sản và bảo vệ tài nguyên môi trường; phát triển công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước theo hướng hiện đại; xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An thành khu kinh tế đa ngành, đa chức năng; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng khu kinh tế, các khu công nghiệp; tập trung thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp, dịch vụ và đô thị VSIP Nghệ An, Khu công nghiệp Hemaraj, Khu công nghiệp Nam Cấm, Khu công nghiệp Hoàng Mai 1, Khu công nghiệp Đông Hồi...
Năm 2016, Nghệ An liên tiếp tổ chức thành công các sự kiện xúc tiến đầu tư cả trong, ngoài tỉnh và nhiều cuộc ở nước ngoài, bằng nhiều giải pháp, nhiều kênh kêu gọi xúc tiến đầu tư như: Tổ chức xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan; ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư Dự án Khu Công nghiệp - Đô thị WHA Hemaraj 1...
Khu công nghiệp, dịch vụ và đô thị VSIP đang được nhà đầu tư gấp rút hoàn thiện hạ tầng. |
Ấn tượng về những chuyển biến kinh tế - xã hội của Nghệ An sau khoảng 10 năm thực hiện “cuộc cách mạng” về thu hút đầu tư là hàng loạt công trình hạ tầng như hệ thống đường giao thông, sân bay, cảng biển, các khu công nghiệp phát triển nhanh chóng. Thành phố Vinh được các chuyên gia Nhật Bản đầy kinh nghiệm hỗ trợ quy hoạch lại với tầm nhìn chiến lược đến năm 2050, tạo tiền đề cho tương lai biến nơi đây trở thành một đô thị hiện đại, xứng đáng là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực Bắc Trung Bộ.
Ông Nguyễn Xuân Đường- Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chia sẻ: “Sau thành công trong việc thu hút được VSIP về đầu tư Dự án Khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ VISIP Nghệ An, nhà đầu tư lớn rất uy tín trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp khác là Tập đoàn Hemaraj (Thái Lan) ký cam kết thực hiện Dự án Khu công nghiệp WHA Hemaraj 1 tại Khu kinh tế Đông Nam. Chúng tôi kỳ vọng, hai khu công nghiệp với đẳng cấp quốc tế này sẽ tạo ra sức hút mạnh mẽ, mang tính động lực để tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, có thương hiệu mạnh trong nước, khu vực và trên thế giới quan tâm tìm hiểu, đầu tư vào tỉnh Nghệ An trong thời gian tới”.
Từ 1 dự án kinh tế, cánh đồng hoa hướng dương của Tập đoàn TH đã trở thành 1 điểm du lịch hấp dẫn trên tuyến đường Hồ Chí Minh nhiều năm nay. |
Thành công về cải thiện môi trường đầu tư của Nghệ An là cả quá trình chỉ đạo quyết liệt về cải cách thủ tục hành chính, phảm chất, đạo đức, thái độ và trình độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức các sở, ngành, các huyện, qua nhiều nhiệm kỳ của lãnh đạo tỉnh. Nhiều lãnh đạo ở Trung ương, sinh ra và lớn lên ở Xứ Nghệ vẫn dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc cải thiện môi trường đầu tư của quê nhà như: nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc, ông Hồ Xuân Hùng- nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Nguyễn Thế Trung- nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, ông Lê Doan Hợp- nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, ông Nguyễn Thế Kỷ- Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam…
Tuy nhiên, so với yêu cầu, mức độ cải thiện của một số cán bộ, công chức ở một số sở, ngành, địa phương chưa thật sự chuyển biến, vẫn còn nạn nhũng nhiểu doanh nghiệp, các nhà đầu tư xảy ra. Những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, của nhà đầu tư vẫn chưa được giải quyết kịp thời, chưa đúng, thậm chí phó mặc.
Với niềm tin dành cho đất và người Xứ Nghệ, các nhà đầu tư rất mong rằng, những “đinh tặc” dưới thảm đỏ thu hút đầu tư vào Nghệ An sẽ sớm bị gỡ bỏ, để các nhà đầu tư yên tâm hơn khi lựa chọn điểm đến hấp dẫn này.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Trần Cường