Người mẹ đặc biệt của trẻ khuyết tật

2024-11-28 21:17:10 0 Bình luận
Hơn 17 năm duy trì Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, cô Đoàn Thị Hoa đã tạo cơ hội cho hàng trăm người khuyết tật được học nghề và tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân. Mái ấm Quỳnh Hoa đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm những mảnh đời thiệt thòi, giúp họ thêm tự tin vươn lên và hòa nhập với cộng đồng.

Chắp cánh ước mơ cho trẻ khuyết tật

Cách xa nơi thành phố phồn hoa, đông đúc người qua lại, Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa nằm sâu trong con ngõ nhỏ của thôn Thanh Oai, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ở đây, những người khuyết tật được chăm lo từ bữa ăn, chỗ ở, cho đến được dạy nghề rồi làm việc, có thu nhập như những người lành lặn. Mỗi học viên đều có hoàn cảnh, khó khăn và tính cách riêng, vì vậy trung tâm đã tạo ra một môi trường thân thiện để tất cả học viên đều được khích lệ và phát huy tối đa tiềm năng của mình. Khởi đầu với 15 em đến nay trung tâm đã giúp đỡ được hơn 500 người khuyết tật có công ăn việc làm ổn định.

Chia sẻ về cơ duyên thành lập trung tâm, cô Hoa bồi hồi kể lại chuyến đi thiện nguyện cùng Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội: “Năm 2005, tôi được Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội đưa đi tham quan và tặng quà cho các cháu ở miền Nam. Khi đến một cô nhi viện, tôi gặp một em khuyết tật bị liệt nửa người. Lúc tặng quà cho em, em đã nói với tôi: "Cô ơi, chúng cháu ước mơ làm sao những người khuyết tật có một cái nghề." Câu nói đó như một cơ duyên, khiến cô bắt đầu suy nghĩ rằng mình cần làm điều gì đó cho các em. Trở về miền Bắc, sau khi trăn trở mãi về lời nói ấy, cô quyết định bàn bạc với gia đình. Ban đầu, ý định này không nhận được sự ủng hộ bởi có một đứa trẻ khuyết tật đã vất vả rồi, giờ lại mở xưởng dạy nghề cho các cháu, liệu mình có chịu được không?

Cô Đoàn Thị Hoa, người sáng lập và quản lí trung tâm.

Sau thời gian dài kiên trì thuyết phục gia đình, nỗ lực vay mượn người thân, xin trợ cấp từ chính quyền và các chi hội, cuối cùng ngày 28/8/2007, Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa đã chính thức ra đời ngay trên mảnh đất của gia đình. Mới đầu, cơ sở gồm hai dãy, một dãy nhà xưởng có diện tích 112m2 và 67m2 làm dãy phòng ở. Cô đã phải vay mượn thêm của anh em, họ hàng được hơn 35 triệu đồng mua 10 chiếc máy khâu, 1 máy vắt sổ, 1 máy dập khuy và đón nhận 15 học viên khuyết tật đầu tiên vào học.

Những năm đầu thành lập trung tâm, cô Hoa cùng các học trò phải vất vả tìm tòi, học hỏi khắp nơi từ nghề may, dán vàng mã, móc thảm, nghề thêu, đan cói đến làm mây tre đan hay làm mi giả. Cuối cùng, cô Hoa đã tìm được công việc phù hợp với trung tâm đó là nghề thủ công giấy cuộn. Từ những lọn giấy cuộn, học viên sẽ tạo ra các sản phẩm như thiệp, tranh giấy, con giống giấy, lọ hoa, móc len, hoa giấy…

Học viên tại trung tâm chủ yếu là những người khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật vận động, trí nhớ kém, ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin.... Dạy trẻ lành lặn đã khó, dạy trẻ khuyết tật lại muôn phần khó hơn. Cô Hoa tâm sự, có những bạn chỉ mất 1-2 tháng là biết cách làm nhưng cũng có bạn được cầm tay chỉ việc mấy năm trời nhưng vẫn chưa thành thạo được. Nhiều khi các bạn đang làm thì chán, lại đùng đùng bỏ về phòng nằm. Những lúc như vậy cô Hoa luôn phải kiên trì, nhẹ nhàng động viên để các bạn cố gắng.

Những bức ảnh ghi dấu hành trình 17 năm của trung tâm.

Trái ngọt sau những gian nan

Hiện tại, trung tâm đang dạy nghề cho hơn 35 học viên, bao gồm cả nội trú và bán trú. Với các bạn ở nội trú, trung tâm nhận của mỗi người 600.000 đồng để lo chi phí ăn, nghỉ, sinh hoạt mỗi tháng. Cô Hoa chia sẻ rằng, dù khó khăn nhưng nhờ sự đóng góp của các tổ chức, trường học và nhân dân mà cuộc sống của các em cũng ổn định hơn: “Điều khiến tôi phấn khởi nhất là trong 3 năm gần đây trung tâm không phải mua gạo. Mọi người đến thăm tặng gạo, mì, cháo gói, kem đánh răng… Đó là những thực phẩm thiết yếu, thực tế giúp trung tâm bớt đi được nhiều chi phí hàng tháng.”

Với cô Hoa, công việc việc hiện tại vừa là cái duyên, vừa là cái nghiệp: “Nếu nhìn theo góc độ duy tâm, có lẽ đây là sứ mệnh của tôi, còn thực tế, sống và làm việc cùng các em chính là niềm hạnh phúc.” Niềm hạnh phúc ấy dần lớn hơn từng ngày khi chứng kiến “những đứa con” ngày càng trưởng thành dưới sự dìu dắt của mình. Mỗi lời kể của cô đều tràn ngập niềm tự hào về các bạn học viên: “Dạo trước có một cậu bé bị động kinh được gia đình đưa đến trung tâm và chỉ sau 6 tháng cháu đã học được nghề, đến gia đình cháu cũng không tin được. Hay như bạn Hà Anh đang làm trong kia, trước đây ở nhà chỉ đi chơi lang thang nhưng sang trung tâm lại làm việc rất năng suất, thậm chí mấy tháng nay gia đình không phải đóng tiền ăn uống.”

Không gian làm việc của các học viên.

Các sản phẩm được trưng bày.

“Mẹ Hoa” hay "U Hoa" là cách gọi thân thương mà các học viên ở trung tâm dành cho cô Hoa. Với chị Nguyễn Lan Anh (25 tuổi), khoảng thời gian 11 năm gắn bó với trung tâm là một hành trình hạnh phúc. Chị chia sẻ: “Với mình, u Hoa là người rất tốt bụng, luôn giúp đỡ những người có khiếm khuyết giống như mình. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của mình với u Hoa là khi được u hướng dẫn làm thủ công giấy cuộn, phải tập cuộn giấy báo trước rồi chuyển sang cuộn giấy màu và gắn thành con giống. Mãi một thời gian dài sau mình mới quen làm con giống và tiếp tục học thêm làm hộp.” Từ khi đến Quỳnh Hoa, chị đã không còn mặc cảm vì bị cô lập như trước mà mỗi ngày trôi qua đều là một ngày vui vì được làm bạn với các anh chị em trong trung tâm và được trao cơ hội làm việc.

Chị Nguyễn Lan Anh, người đã gắn bó với trung tâm được 11 năm.

“Bà mối” kết nối trái tim yêu

Không chỉ là nơi nuôi, dạy nghề cho người khuyết tật, trung tâm còn là cầu nối hạnh phúc khi đã se duyên cho 23 cặp đôi khuyết tật. 23 đôi vợ chồng, mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau nhưng tâm hồn, tình yêu và khát khao hạnh phúc đều vẫn tràn đầy. Theo cô Hoa, nhờ những chính sách đúng đắn của Nhà nước về xóa bỏ rào cản cho người khuyết tật, bảo đảm cho người khuyết tật thực hiện đầy đủ quyền bình đẳng mà các cặp đôi có thêm tự tin để yêu thương nhau và cùng xây dựng tổ ấm. 

Cặp đôi đầu tiên nên duyên tại mái ấm Quỳnh Hoa hiện đã có một cậu con trai học Đại học năm nhất. “Dù bố mẹ là người khuyết tật nhưng sinh con ra đều khỏe mạnh, thông minh vô cùng. Các cháu đều đã học cấp 2, cấp 3 và lên cả Đại học rồi. Thỉnh thoảng bố mẹ lại đưa các cháu về Quỳnh Hoa thăm bà.” - cô Hoa vui vẻ kể lại.

Các học viên tại trung tâm dù đến từ những mảnh đất khác nhau với hoàn cảnh sống khác nhau nhưng chính các bạn lại là mảnh ghép để tạo lập nên một mái ấm Quỳnh Hoa hạnh phúc. Để rồi sau này dù có ở bất cứ đâu, làm công việc gì đi chăng nữa họ vẫn luôn nhớ rằng chính nơi đây đã có một “người mẹ đặc biệt” ươm mầm cho những giấc mơ, những hy vọng của biết bao mảnh đời kém may mắn.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH

Về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng tại Nghị định số 75 2024 NĐ-CP ngày 30/6/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2024.
2025-04-18 19:45:00

HNM TP.Huế tổ chức các hoạt động kỉ niệm 56 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam

Thực hiện chương trình kế hoạch công tác năm 2025 của Hội Người mù thành phố Huế đã đề ra, nhằm giúp đỡ, động viên hội viên, các cháu trẻ em mù nhân kỉ niệm 56 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam (17/4/1969-17/4/2025) và kỉ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4, Hội người mù thành phố Huế đã tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các cá nhân hảo tâm để đẩy mạnh công tác chăm sóc, giúp đỡ cho hội viên về vật chất lẫn tinh thần.
2025-04-18 19:25:20

ABBANK tổ chức thành công Đại hội Cổ đông năm 2025

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoặch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.
2025-04-18 17:47:17

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu - Nét đẹp Văn hoá truyền thống Việt Nam

Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hoá truyền thống dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của mỗi dân tộc, làm nên sức sống mãnh liệt, giúp nhân dân ta vượt qua bao thăng trầm và sóng gió, tạo tiền đề xây dựng một Việt Nam giàu bản sắc văn hóa, hùng cường và thịnh vượng trong tương lai. Chính vì vậy, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã và đang được đặt ra cấp bách cho toàn Đảng, toàn dân và cho cả cộng đồng.
2025-04-18 14:55:00

Công chức, viên chức Hải Dương được hỗ trợ nơi ở khi công tác tại Hải Phòng

Sau dự kiến hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP.Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng vừa có ý kiến về việc bố trí nơi ở cho cán bộ, công chức, người lao động tỉnh Hải Dương khi làm việc tại Hải Phòng.
2025-04-18 09:00:13

Bộ trưởng Bộ Y tế gửi thư chúc mừng Ngày Người khuyết tật Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4/1998-18/4/2025), Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có thư chúc mừng thân ái gửi người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật cả nước.
2025-04-18 08:47:27
Đang tải...