Nhật chi hơn 50 tỷ đồng cho các cặp vợ chồng trẻ chuyển đến sống cùng người già
Tất cả các cặp đôi vợ chồng trẻ, kể cả cộng đồng LGBT đều được nhận khoản trợ cấp trên, nếu cam kết là "đối tác trọn đời" sống tại thành phố Chiba. Tuy nhiên, độ tuổi được giới hạn dưới 39 tuổi mới đủ điều kiện tham gia chương trình này.
Đây được xem là nỗ lực của chính quyền nhằm đảo ngược tình trạng dân số già của khu vực.
“Chúng tôi hy vọng các cặp vợ chồng trẻ sẽ định cư ở đây để giúp đỡ doanh nghiệp hoặc lấp đầy khoảng trống việc làm còn thiếu trong lĩnh vực này”, Takeshi Tanikawa, trợ lý giám đốc bộ phận quản lý tòa nhà của thành phố, nói với VICE.
Ở xứ sở hoa anh đào, giống như nhiều quốc gia khác, những người trẻ thường di chuyển đến thủ đô để lập nghiệp với triển vọng việc làm lớn hơn. Điều này dẫn đến lượng người tập trung ở các thành phố lớn và vùng ngoại ô ngày càng giảm dần. Để tồn tại, những khu vực này phải đưa ra các giải pháp sáng tạo để chào đón giới trẻ.
Các khu vực ít đô thị như thành phố Chiba, nơi trước đây được mệnh danh là “thị trấn ma” của Nhật Bản, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tanikawa cho biết ở Chiba, hơn 36% cư dân của ở đô thị này trên 65 tuổi, cao hơn 10% so với dân số toàn thành phố.
Ngay cả thủ đô Tokyo, điểm đến hàng đầu với người dân trong và ngoài nước, cũng chứng kiến sự suy giảm.
Vào năm 2021, dân số thủ đô lần đầu tiên giảm 0,27% kể từ năm 1995.
Bắt đầu từ tháng 4/2022, tuổi thành niên ở Nhật Bản được hạ từ 20 xuống 18. Cùng với đó, độ tuổi tối thiểu có thể kết hôn cũng được điều chỉnh đối với nữ giới là 18 và nam giới là 16. Việc sửa đổi hàng loạt quy định luật được Chính phủ Nhật Bản kỳ vọng có thể khuyến khích giới trẻ sớm lập gia đình, cải thiện tỷ lệ sinh và đảo ngược quá trình già hóa dân số.
Cũng từ 1/4, hệ thống bảo hiểm y tế công của Nhật Bản sẽ chi trả 70% chi phí cho các phương pháp điều trị hiếm muộn. Chính sách mới nhằm khuyến khích phụ nữ hiếm muộn sinh con khi Nhật Bản vốn đã là một trong những nước có số lượng phụ nữ sử dụng thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) lớn nhất thế giới. 7% trẻ ở nước này sinh ra trong ống nghiệm so với tỷ lệ 2% ở Mỹ. Ước tính, toàn bộ chi phí cho một chu kỳ thụ tinh IVF là hơn 500.000 Yen, gần 100 triệu VNĐ, cao hơn thu nhập trung bình hàng tháng của một hộ gia đình Nhật Bản.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.