Những bữa cơm thời chiến của Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Bình

2021-10-19 06:30:00 0 Bình luận
Nói đến cố Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Trần Văn Bình, những ai sống, chiến đấu cùng thời với ông đều bày tỏ sự cảm mến, kính phục về một người lãnh đạo đức độ, tài năng.

Câu chuyện sau đây của bà Nguyễn Thị Tuất (23/31 đường Vạn Kiếp, Tp Pleiku), người từng làm "chị nuôi" của bếp ăn Văn phòng Tỉnh ủy Gia Lai càng chứng tỏ thêm phẩm chất ấy của ông…

Tôi lên căn cứ Kroong năm 1964, lúc vừa 22 tuổi - Bà Tuất kể. Được bố trí vào Ban Tài mậu làm nhiệm vụ cõng hàng một thời gian, tôi được tổ chức chuyển sang làm "chị nuôi" cho Văn phòng Tỉnh ủy cùng với chị Bính, phụ trách bếp ăn 30 người, gồm cả Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Bình. Một công việc ngỡ thật bình thường nhưng với tôi đây lại là những tháng ngày mà tôi được cảm nhận rõ nhất tinh thần chịu đựng gian khổ, nghĩa tình đồng chí, đồng đội giành cho nhau. Đặc biệt, xúc động biết bao là hình ảnh giản dị, gần gũi, đầy ắp tình yêu thương đồng chí, đồng đội của Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Bình… 

Năm 1967 - 1969, đấy là quãng thời gian chiến tranh diễn ra vô cùng ác liệt. Cái ăn bấy giờ chủ yếu là dựa vào nguồn tăng gia, sản xuất tại chỗ nên vô cùng thiếu thốn. Gạo, tiêu chuẩn mỗi bữa 3 người 1 lon mà nhiều khi phải dùng đến thứ  mốc, mọt xốp xộp, cho nước vào cứ nổi lều phều; bóp mạnh một chút đã vỡ vụn ra. Nói "cơm độn mì"  nhưng đúng ra phải nói ngược lại "mì độn cơm" mới đúng. Mỗi ngày được ăn ba bữa nhưng sáng và tối là bữa chính, còn trưa mỗi người chỉ được hai khúc mì luộc… Thường trực là mì nhưng không có nghĩa là được ăn thả cửa. Để tiết kiệm, rẫy mì nào có "tuổi" 2 năm mới được nhổ. Một lần bếp ăn thiếu, chúng tôi lén đi 'trộm" mì của anh em bộ đội, vậy là hôm đó bị lãnh đạo la: "Sao tụi bây lại đi nhổ mì một năm, không tiết kiệm rồi bữa sau lấy gì ăn" .

Cố Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Trần Văn Bình.

Cơm nước đã vậy, thức ăn cũng kham khổ không kém. Trừ đôi lần anh em bất chợt săn được thú rừng, đánh lưới được chút cá suối, còn thì quanh năm suốt tháng chỉ lá mì, rau lang nấu với muối pha chút bột ngọt. Có lúc thiếu cả rau, chúng tôi phải chặt chuối rừng lấy lõi, giã ra nấu lên để đưa cơm… Là người lãnh đạo cao nhất nhưng Bí thư Trần Văn Bình không bao giờ chịu để anh em ưu tiên cho riêng mình một chút gì. Tới bữa, ông cũng ngồi chung bàn, chung nồi "mì độn cơm", nồi canh nấu muối với mọi người. Thương ông, nếu hôm nào ông  bận phải ăn sau, chúng tôi lại gạt bớt mì, cho cơm nhiều hơn mọi người một chút. Thế nhưng cũng phải khéo léo không được để cơm quá nhiều, nếu không sẽ bị ông la… 

Có một chuyện mà bây giờ mỗi lúc nhớ lại, lòng tôi lại thấy rưng rưng. Lệ thường, cứ mỗi năm vào kỳ tuốt lúa, anh em sẽ được cơ quan cho ăn thỏa sức 2 bữa cơm không độn cho bõ những ngày mài họng với củ mì. Thế nhưng vụ lúa năm 1967 ấy, rẫy lúa tăng gia của cơ quan ở Buôn Lới bị địch rải chất độc hóa học. Lúc chúng tôi vào thu hoạch thì lúa đã mềm oặt, rã cả xuống bùn. Tuy nhiên vì tiếc công và tiếc cả hai bữa cơm không độn, mọi người vẫn cố gắng nhặt nhạnh, mong vớt vát được hạt nào hay hạt ấy…

Bà Nguyễn Thị Tuất, ''chị nuôi' của Văn phòng Tỉnh ủy Gia Lai thời kỳ 1967 - 1969.

Rồi thì cũng được một ít, chúng tôi mừng rơn mang về tíu tít xay giã. Không khí vui nhộn cứ như ngày Tết. Có người đề nghị: "Hôm nay phải nấu mỗi người 2 lon thì ăn mới đã". Người khác gàn: "Có ăn hết không mà… thôi, mỗi người một lon rưỡi vậy!". Cuối cùng thì "quyết nghị" là cứ mỗi người nấu một lon rưỡi. Háo hức quá, ai cũng ngồi  chuyện gẫu cho quên đi quãng thời gian đợi chờ  đến phút giây hạnh phúc…

Nhưng nồi cơm vừa sôi, ai nấy đều khịt mũi. Quái, sao lại có cái mùi gì như thuốc Penicillin bốc ra từ nồi cơm? Bây giờ mọi người mới chợt nghĩ ra:  Hẳn là chất độc hóa học đã ngấm vào hạt lúa nên nó mới bốc lên cái mùi kinh khủng ấy! Vừa lúc Bí thư Trần Văn Bình  đi qua thấy vậy bèn la: "Đổ nồi cơm đi, tụi bây ăn vào là chết đấy!". Nghe vậy chúng tôi đã toan làm theo lời ông nhưng nghĩ tiếc công và quá thèm nên cứ chần chừ.

Cuối cùng thì cái thèm đã lấn át nỗi sợ. Mọi người đều xới cơm ăn một cách ngon lành. Có người còn đùa: "Thôi thì thà chết no còn hơn sống thèm"… Riêng Bí thư, tất nhiên là không thể để ông ăn thứ cơm này được, tôi lấy 1 lon gạo khác nấu riêng bảo anh Tính mang lên. Nhưng vừa giở nắp ăng gô ông đã hỏi ngay: "Sao cơm này lại có mùi khác?  Nồi cơm lúc chiều đâu?" Anh Tính thú thật là do thèm quá, anh em đã lén ăn hết rồi.

Nghe vậy ông bật khóc, nghẹn ngào: "Cơm nhiễm chất độc hóa học, tụi bây ăn vào chết mất thì sao?" rồi ngồi thừ ra không chịu ăn. Anh Tính phải năn nỉ mãi, lúc lâu sau ông mới chịu cầm đũa. Vừa ăn ông vừa khóc "Anh em sống chết có nhau, gian khổ sẻ chia cùng nhau, tôi làm sao lại có thể sống khác…" 

Bà Tuất kết thúc câu chuyện trong cái nhìn đăm chiêu, xa vắng…                                             

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...