250 năm sinh Nữ sĩ Hồ Xuân Hương: Ôn lại sự tích tài hoa của 1 danh nhân

2022-12-01 06:05:00 0 Bình luận
Ngày 3/12, UBND tỉnh Nghệ An sẽ tổ chức lễ Vinh danh và kỷ niệm 250 năm năm sinh và 200 năm năm mất của nữ sỹ Hồ Xuân Hương “ Bà Chúa thơ Nôm”; “Danh nhân văn hóa”. Nhân dịp này Tạp chí điện tử Hòa nhập xin giới thiệu nữ sĩ Hồ Xuân Hương từ vợ ba ông Tổng Cóc trở thành Danh nhân văn hóa.

Trở lại thời gian cuối thế kỉ 18, thời Hồ Xuân Hương đang sống, chế độ phong kiến cho phép người đàn ông có năm thê bảy thiếp. Thời ấy, người phụ nữ bị trói buộc vào tư tưởng đạo giáo, trong tình yêu, hôn nhân gia đình, cam chịu nhưng bất công, tủi hờn trong tình yêu, khi hôn nhân không có hạnh phúc.

Thời ấy Nguyễn Bình Kình (Đội Kình, Tổng Cóc- Chiêu Hổ) người làng Gáp-Phong Châu-đất Tổ Vua Hùng, chàng là cháu đích tôn của Tiến sĩ Nguyễn Quang Thành. Gia đình Đội Kình có sản nghiệp lớn, có địa vị danh giá trong vùng. Bình Kình đã từng theo học ở Quốc Tử Giám (Kinh thành Thăng Long) đậu tú tài, giỏi thơ văn, lại là người giỏi võ, nhiều lần giật giải thi võ của làngGáp, nên dân làng gọi chàng là Đội Kình. Dáng to khỏe, điển trai, Bình Kình là giấc mơ của bao thiếu nữ trong vùng. Thế nên 18 tuổi, chàng đã lấy vợ, đó là chị Cả con gái phú ông giàu có. Lấy nhau đã 5 năm, nàng vẫn chưa có con, thuận theo ý mẹ, Đội Kình đã lấy vợ lẽ. 

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Còn Xuân Hương nữ sĩ, nàng tài sắc, nổi danh nhường ấy, sao lại chịu làm vợ ba Đội Kình? Người ta không ai thoát khỏi số mệnh, với thân phận hèn sang, sướng khổ, giàu nghèo và cũng không ai tránh khỏi nhân duyên, duyên nợ.

Mặc dù sinh ra trong gia tộc khoa bảng họ Hồ, nhưng Xuân Hương chỉ là con gái thầy đồ nghèo, chưa có hứa hôn. Cụ đồ chết năm Xuân Hương 13 tuổi, bà Hà thị rơi vào cảnh mẹ góa, con côi. Sau 3 năm đại tang cha, nàng mới 16 tuổi, cũng có nhiều người mai mối, nhưng chưa ai lọt mắt xanh của nàng thơ. Rồi nàng gặp Chiêu Bảy mùa Xuân năm 1791. Khi gặp Hồ Xuân Hương, năm ấy Chiêu Bảy 24 tuổi, còn Xuân Hương là thiếu nữ 17 tuổi.

Với Xuân Hương, Chiêu Bảy là mối tình đầu 3 năm vẹn của nàng thơ (1791-1793). Có Duyên mà không có phận, mối tình với Chiêu Bảy với Xuân Hương không nên vợ, nên chồng, nhưng mối tình ấy, là bóng núi, bóng sông, trùm xuống cuộc đời nàng thơ. Nàng vẫy vùng, nhưng không thoát khỏi bóng núi, bóng sông của mối tình đầu. Vì thế sau Nguyễn Du, những người đến với nữ sĩ, nàng khép lòng mình để kén cá chọn canh, rồi rơi và cảnh “ cao không tới thấp không vừa”, tuổi xuân thiếu nữ vụt trôi.

Đến khi gặp Đội Kình- Chiêu Hổ, nàng đã 29 tuổi, tài danh nhường ấy, sao chịu kén Đội Kình làm chồng khi chàng đã có hai người vợ? Xuân Hương kén Bình Kình không chỉ vì chàng là cháu đích tôn của Tiến sĩ Nguyễn Quang Thành danh giá, không chỉ vì gia cảnh chàng giàu có, mà vì chàng - chính mẫu người lý tưởng của nàng.

Khi duyên đã đến, khi phận đã đành, nữ sĩ làm vợ ba Đội Kình, cũng vì duyên, vì phận. Nàng cũng thể ngờ, vì duyên phận ấy, có đắm say, có tủi hờn, số phận của nàng đã hòa chung số phận của những người phụ nữ và số phận riêng của những người chịu cảnh chồng chung, chịu làm thê làm thiếp.

Những bài thơ mang dấu ấn nữ quyền của nữ sĩ Hồ Xuân Hương khi làm vợ ba ông Tổng Cóc.

Trong cảnh ấy, tình ấy, những bài thơ đặc sắc, có tiếng nói nữ quyền của Hồ Xuân Hương, đã vút lên công phá thành trì những hủ tục, những ràng buộc về tình yêu, về hôn nhân cuộc sống gia đình với người phụ nữ.

Khi đang yêu Đội Kình, nữ sĩ có bài thơ “Mời trầu”, đó là tiếng nói của tình yêu, người con gái có quyền tỏ tình, không chịu cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Nàng thơ lên tiếng “ Có phải duyên nhau thì thắm lại”.

Phần mộ ông Tổng Cóc.

Thời ấy lễ giáo phong kiến không thể chấp nhận người phụ nữ lên tiếng tỏ tình trước, kiểu như “trâu đi tìm cọc”. Vậy mà Xuân Hương đã vượt lên lễ giáo phong kiến, để đòi sự bình đẳng trong tình yêu cho phái yếu, đó là lời tuyên ngôn về nữ quyền đòi bình đẳng trong tình yêu.

Khi Xuân Hương về làm dâu làng Gáp, Đội Kình thương nàng không lam lũ được việc nhà nông, nên chàng đã làm nhà thủy tạ trên hồ cá, cho nàng ra nuôi cá. Thế là nàng thơ ngày đêm phải lăn lóc với đám cỏ hôi, cắt cỏ cho cá ăn.

Nàng ví thân mình như con ốc nhồi nên có thơ về “Ốc nhồi”: “Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi/ Suốt ngày lăn lóc đám cỏ hôi/ Quân tử có thương thì bóc yếm/ Xin đừng ngó ngoáy lỗ chôn tôi”. Ngoài nghĩa đen là thân phận của con ốc nhồi, suốt ngày lăn lóc đám cỏ hôi, bài còn có nghĩa bóng, ví thân phận của Xuân Hương cũng như thân phận của những người phụ nữ nghèo hèn. Nhưng ai dám bảo những thân phận nghèo hèn ấy, lại không được Quân tử mến thương?

Như chuyện Vua Lý Thánh Tông yêu nguyên Phi Ỷ Lan, nàng con gái hái dâu nơi thôn giã. Bài thơ “Ốc nhồi”, mượn hình ảnh này, nữ sĩ đã nói lên tiếng nói nữ quyền, nâng cao giá trị người phụ nữ, dù phận nghèo, vẫn có quyền mơ về hạnh phúc, vượt lên cách nhìn cổ hủ, coi thường người phụ nữ làng quê.

Khi đã lấy chồng, Xuân Hương cảm thông cho những cảnh đời người phụ nữ “Không chồng mà chửa” có cách nhìn cảm thông độ lượng “Cả nể cho nên hóa dở dang/ Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng?/ Thiên nhiên chưa thấy nhô đầu dọc/ Phận liễu sao đà phẩy nét ngang/ Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa/ Mảnh tình một khối thiếp xin mang/ Quản bao miệng thế lời chênh lệch/ Khôngcó nhưng mà có mới ngoan”. Tình cảnh người phụ nữ, khi yêu chót nhẹ dạ tin chàng, cái sự cả nể của thiếp, chàng có biết hay chăng? Chàng có nhớ hay quên? Quên làm sao được “Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa”.Vì cái nghĩa trăm năm ấy “Mảnh tình một khối thiếp xin mang” và thiếp chịu “Quản bao miệng thế lời chênh lệch”.

Đọc thơ Hồ Xuân Hương lại nhớ ca dao cổ có câu “Không chồng mà chửa mới ngoan; Có chồng mà chửa thế gian sự thường”.Vận ý này của ca dao cổ, Xuân Hương coi người phụ nữ “Không có nhưng mà có mới ngoan” . Tư tưởng tiến bộ của nữ sĩ từ thế kỉ 18, đã đòi cho người phụ nữ được quyền làm mẹ, dù có chồng hay không có chồng, ý tưởng ấy đã trở thành hiện thực, phù hợp với nữ quyền của người phụ nữ hôm nay.

Bây giờ đến chuyện lấy chồng chung, chịu cảnh chồng chung, thời ấy người ta cam chịu, còn nữ sĩ thì không, Xuân Hương đã vùng lên phản kháng qua bài thơ “Làm lẽ ”; “ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng/Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ Năm thi mười họa chăng hay chớ? Một tháng đôi lần có cũng không/Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm/ Cầm bằng làm mướn, mướn không công/ Thân này giá biết dường này nhỉ/ Thà trước thôi đành ở vậy xong”.

Nói về bài thơ “Làm lẽ” của Hồ Xuân Hương, chúng ta lại nhớ tới câu thành ngữ của Việt Nam “Nằm trong chăn mới biết có rận”, có nghĩa phải là người trong cuộc, phải chứng kiến, phải ở cùng, thì mới biết sự việc. Xuân Hương cũng như người nằm trong chăn mới biết chăn có rận, nàng hiểu rõ cảnh éo le, oan nghiệt của kiếp lấy chồng chung mà nàng là vợ lẽ thứ ba. Tấm chăn trong câu thành ngữ, phải chăng là tấm “chăn chồng chung” của Hồ Xuân Hương.

Tấm chăn “chồng chung –Bình Kình” chỉ có một, không đủ chia cho ba người vợ, thế nên mới có cảnh “Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng”. Ai đã chịu cảnh lạnh lùng như nữ sĩ, không chỉ phải chịu cái lạnh không có chăn đắp ấm, mà cái lạnh lùng trong tâm tưởng, thì không có chăn bông nào có thể đắp ấp cho trái tim băng giá bên trong. Có hiểu, có cảm thông với sự lạnh lùng trong cảnh chồng chung, mới cảm nhận được nỗi đau, khi nàng thơ phải thốt lên “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”, là tiếng kêu khổ đau, phản kháng, không cam chịu cái kiếp lấy chồng chung. Đó là chính là tiếng nói nữ quyền của Hồ Xuân Hương vang lên từ cuối thế kỉ 18.

Vì tình cảm vợ chồng bị sẻ chia, thiếu thốn, nữ sĩ phải thốt lên lời ai oán “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm/ Cầm bằng làm mướn, mướn không công”. Khi thốt lên lời ai óan, Xuân Hương đã nói tiếng lòng mình và cũng là tiếng nói của những người phụ nữ trong cảnh chồng chung. Không chịu cảnh này, nữ sĩ đã phản kháng “Thân này giá biết dường này nhỉ/ Thà trước thôi đành ở vậy xong”. Lời phản kháng rõ ràng, ta thà ở vậy cho xong, chứ quyết không chịu cảnh chồng chung, làm thê làm thiếp.

Đọc thơ của Xuân Hương như nghe thấy được tiếng nói nữ quyền của nữ sĩ, không chịu làm thê, làm thiếp vang lên từ cuối thế kỉ 18. Những vần thơ đó của vợ ba ông Tổng Cóc, lại chính là dấu ấn quan trọng nhất trong sự nghiệp thi ca của nữ sĩ Xuân Hương, để đúng 250 năm ngày sinh và 200 năm ngày mất của nữ sĩ, năm 2021 tổ chức UNESCO đã vinh danh “Danh nhân văn hóa” cho nàng thơ ngày 23/11/2021.

Mối tình vợ ba ông Đội Kình và mảnh đất làng Gáp, chính là điểm tựa cho những bài thơ mang tính chiến đấu, bảo vệ nữ quyền của nữ sĩ vút lên, trong dòng thơ độc đáo của nữ sĩ, một “Danh nhân văn hóa” rạng danh cho phụ nữ Việt Nam, cho thơ ca Việt Nam.

* Một số thông tin trong bài có thể chỉ là chuyện truyền miệng do dân gian kể lại, mang tính tham khảo.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Du lịch Trung Quốc, Thái Lan dễ dàng, tiết kiệm cùng thẻ tín dụng Sacombank

Mùa du lịch đang đến gần, nếu bạn đang có kế hoạch cùng gia đình, bạn bè vi vu du lịch nước ngoài vào dịp này, bài viết dưới đây có thể giúp bạn tham khảo các điểm đến thú vị và cách chi tiêu thông minh tại điểm đến đó.
2024-12-17 14:53:34

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Quân ủy Trung ương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân duy trì, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống...
2024-12-17 08:00:00

Chuỗi chương trình ý nghĩa về người lính của Đài Truyền hình Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã công bố một loạt chương trình và phóng sự đặc biệt nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn của các thế hệ chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đây là một sự kiện quan trọng, không chỉ ghi dấu ấn lịch sử mà còn là dịp để giáo dục lòng yêu nước và tự hào dân tộc trong cộng đồng.
2024-12-17 01:12:55

Bế mạc Giải bóng đá báo chí các tỉnh, thành lần thứ 10 - 2024

Sau một ngày thi đấu căng thẳng và đầy kịch tính, Giải bóng đá báo chí các tỉnh, thành lần thứ 10 đã chính thức khép lại. Lễ khai mạc và bế mạc diễn ra trong không khí vui tươi, sôi động với sự tham gia của đông đảo các vận động viên, huấn luyện viên và quan khách.
2024-12-16 19:15:00

SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS

Nhằm nâng cao tính bảo mật và an toàn trong giao dịch thẻ, SHB sẽ hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ ATM công nghệ từ sang thẻ công nghệ chip đạt chuẩn VCCS với chi phí “0 đồng”. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo an toàn giao dịch thẻ cho khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.
2024-12-16 18:00:00

Nghĩa Sơn xứng danh nông thôn mới kiểu mẫu nổi trội về chuyển đổi số

Về xã Nghĩa Sơn (Nghĩa Hưng, Nam Định) ngày cuối năm 2024, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay toàn diện của vùng quê này. Từ một vùng quê còn nhiều khó khăn, Nghĩa Sơn đã nỗ lực phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2020, về đích NTM kiểu mẫu nổi trội về chuyển đổi số năm 2023.
2024-12-16 10:13:41
Đang tải...