Nữ sinh trường Nhân Văn thiệt thòi nhưng vẫn yêu đời bên tình yêu của người mẹ

2020-09-27 10:31:26 0 Bình luận
Căn nhà nhỏ ở trong hẻm từng có nhiều tiếng cười nói ở trên đường Trần Quốc Toản (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) yên tĩnh hơn vì chỉ còn bà Lê Thị Đài Trang (53 tuổi) và con gái là Lê Hồng Phương Hạ (24 tuổi) sinh sống.

Phương Hạ từ khi sinh ra đã khuyết tật bẩm sinh, khó khăn trong vận động phải có sự hỗ trợ của 2 cây gậy 4 nhánh khi di chuyển. Trái với điều mọi người thường nghĩ về một người khuyết tật, Phương Hạ rất hay cười, ai gặp cũng khen Hạ xinh đẹp, chăm chỉ lại luôn là học sinh giỏi thời đi học.

Bà Trang kể lại lúc sinh Hạ được 6 tháng, Hạ vẫn phải được đỡ cổ, chưa lật được như những đứa trẻ bình thường khác. Lo lắng, bà Trang đưa Hạ đi kiểm tra dinh dưỡng nhưng không có tiến triển. Sau đó bà đưa Hạ đến bệnh viện siêu âm. Kết quả Hạ bị tổn thương giãn não thất trái, theo dõi bại não và đưa xuống phòng tập vật lý trị liệu.

người khuyết tật

Ngoài tập vật lý trị liệu, bà Trang còn chạy chữa thuốc thang khắp nơi cho con. Đến năm 4 tuổi, bà đưa Hạ ra Hà Nội và được bác sĩ tư vấn phải tập vật lý trị liệu. “Lúc nhỏ nó yếu lắm, khóc hoài, gầy nữa tôi cũng buồn lắm nhưng vì thương con nên cũng ráng tập cho con”, bà Trang nhớ lại.

Đến năm 6 - 7 tuổi, Hạ bắt đầu đi được bằng khung chữ U. Năm Hạ học lớp 1, bà Trang vẫn phải bế Hạ vào lớp học hàng ngày. Chăm chỉ tập luyện, một thời gian sau Hạ chuyển sang sử dụng gậy 4 chân. Một thời gian cô tập để sử dụng một 1 gậy thay vì 2 gậy nhưng lại không thể đứng được vì mất thăng bằng nên phải quay lại sử dụng 2 gậy.
Đến năm 22 tuổi, bà Trang mua cho Hạ một chiếc xe ba bánh để tự di chuyển đến trường đại học. Hiện tại, Hạ đã có thể sử dụng gậy 4 chân để để đi một đoạn ngắn. Nếu đi một mình bằng gậy, Hạ đi rất chậm, đi bộ 200m mất từ 10 - 15 phút.

“Con đứng dậy nhé, rồi khụy chân xuống, bước tới đi con…” Đó là bài tập vật lý trị liệu mà Hạ tập cùng mẹ hơn 20 năm qua với mong muốn có thể đi đứng như người bình thường. Bà Trang nắm chặt tay Hạ, đôi khi buông lỏng để cô gái tự đi nhưng ánh mắt lo lắng dõi theo, đôi tay để ở không trung sẵn sàng đỡ Hạ bất kỳ lúc nào nếu con gái ngã xuống.

Bà Trang bộc bạch không bao giờ xem Hạ là người khuyết tật mà luôn dạy dỗ, chăm sóc con như một đứa trẻ bình thường. “Tôi tập vật lý trị liệu cho Hạ suốt nhiều năm qua không phải là để mong muốn con có thể đi lại như người bình thường mà chỉ mong muốn sức khỏe của con tốt hơn so với việc không luyện tập, việc tập đi là việc cả đời”, bà Trang bộc bạch.

Bà Trang là giáo viên tại trường Tiểu học Lê Thị Vân (TP.Biên Hòa, Đồng Nai). Năm Hạ lên lớp 3, ba mẹ Hạ ly hôn. Từ đó, bà Trang một mình ở bên cạnh Hạ từ lúc chị học tiểu học đến nay. May mắn được các thầy cô ở trường tạo điều kiện, bà Trang sắp xếp tiết dạy để trống thời gian buổi sáng và rảnh thời gian buổi chiều để đưa đón Hạ.

Năm 2014, Hạ thi đậu vào Ngành Hệ thống thông tin (Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM). Đến giữa năm 3 đại học, cô gái bỏ ngang việc học để ôn thi lại vào Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.

Trước quyết định của con gái, bà Trang ủng hộ và nói với con: “Đến năm 30 tuổi ba mới biết là ba cưới nhầm mẹ thì con mới hai mươi mấy thì con sợ gì sai lầm mà không sửa chữa”.

Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi để ôn thi lại, bà Trang lại tiếp tục đưa đón Hạ đến các lớp học ôn. Hạ kể lại, những buổi chị học thêm toán để ôn thi đại học lần đầu tiên, bà Trang sẽ đến quảng trường gần chỗ chị học để ngủ trong khoảng thời gian chị học từ 19 giờ đến 21 giờ 30. Buổi tối trời lạnh, có người nghĩ bà Trang là người vô gia cư.

Ngày Hạ thi đại học, bà Trang từng cõng Hạ đi hết mấy tầng lầu để kiếm nhà vệ sinh vì trường cấp 3 không có thang máy lại lạ trường. Cứ như vậy, năm này qua năm khác bà Trang luôn đèo Hạ đằng sau xe để đưa cô đi chữa bệnh, đi học, đi thi...

“Lúc tôi còn nhỏ, có lần mẹ chở tôi bằng xe đạp lên một phòng khám trên Đường 3/2 (Q.10, TP.HCM) để tập vật lý trị liệu. Mẹ may một túi vải lớn buộc tôi sau lưng để khi tôi ngủ không bị rơi vì quãng đường về nhà rất dài”, Hạ tâm sự.

Hạ từng là thủ khoa đầu vào bộ môn Ngôn ngữ học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP.HCM năm 2017. Hiện tại Phương Hạ đang làm công việc dịch sách và có một số sách đã xuất bản như: Chuyện người Tây ở Xứ Ta (đồng biên soạn, tham gia dịch thuật), Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới,...

Cuộc sống dần ổn định hơn, Hạ đã có thể tự đi một mình và thường xuyên cùng mẹ đi du lịch nhiều nơi. Bất kể hai mẹ con đi du lịch ở đâu, bà Trang luôn mang theo xe lăn dù khá cồng kềnh để Hạ không phải mệt nếu phải đi bộ một đoạn đường xa.

“Điều tôi cảm thấy vui là nhìn tôi và mẹ ai cũng bảo hai mẹ con giống nhau, nhất là khi cười. Cuộc sống bây giờ chỉ có hai mẹ con như vậy nhưng lại rất vui. Với tôi, mẹ là người quan trọng nhất”, Hạ bộc bạch.

* Tiêu đề bài báo do Hòa Nhập đặt lại. Tít gốc là: Mẹ đơn thân 20 năm miệt mài 'tập đi' cùng cô con gái thủ khoa

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26
Đang tải...