Tự truyện cô gái khuyết tật viết bằng 1 ngón tay: Tôi là thiên thần 6 chân

2020-05-03 15:26:39 0 Bình luận
Cô gái khuyết tật chỉ cao hơn 1m, đi lại và nói năng rất khó khăn... đã quyết rời quê nghèo Quảng Trị để một mình vào TP.HCM 'tự đứng bằng đôi chân'.

Trà My có tuổi thơ ốm đau nhưng rất hiếu động (Trà My cầm ghế đẩy) 

Kỳ 1: Tuổi thơ chết đi sống lại

Tôi đã "ngủ" gần một ngày trong nhà xác lạnh lẽo nên sau này không có gì làm tôi sợ nữa...

Tôi "quấy" từ bụng mẹ

Ba mẹ tôi cưới nhau vào năm 1981, ít lâu sau ba tôi đi bộ đội biên giới Việt - Lào. Mãi đến giữa năm 1985, ba tôi mới trở về quê.

Ngày mẹ tôi mang thai là ngày mà cả gia đình nội ai cũng vui mừng vì ba tôi là con trai trưởng. Mẹ bảo lúc mang thai tôi chỉ cần ngửi thấy mùi tanh của cá thịt là đã buồn nôn. Vậy nên trong suốt thai kỳ mẹ tôi gần như ăn chay.

Bởi vậy mà cho tới tận bây giờ gần như 80% thực phẩm tôi nạp vào cơ thể chỉ toàn rau củ quả và các loại hạt. Thậm chí tôi còn có tâm niệm một ngày nào đó đủ duyên, tự khắc tôi sẽ không ăn cá và các loại hải sản để chuyển qua ăn chay trường.

Trong suốt thai kỳ, mẹ liên tục ốm nghén, tôi gần như "quấy" mẹ suốt 9 tháng 10 ngày. Thật ra sau này học về thai giáo, tôi hiểu ra một điều rằng: không phải tự nhiên mà thai nhi liên tục "quấy" mẹ, bởi nó cảm nhận được những dấu hiệu bất ổn từ môi trường bên ngoài.

Nhưng ba tôi bảo lúc trong bụng mẹ, tôi đã không hề quẫy đạp như các bào thai khác. Và cái "quấy" của tôi làm cho mẹ liên tục ốm nghén mà thôi.

Tất nhiên là vào những năm đất nước còn nghèo khó, y tế thiếu thốn, thì làm sao người mẹ có thể hiểu được "những tín hiệu" phát ra từ đứa con trong bụng mình?

Bởi từ lúc mang thai mẹ tôi đã đi buôn thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Loại chất này cực kỳ độc hại cho người sử dụng và tối kỵ với phụ nữ mang thai, thế nhưng hằng ngày mẹ tôi vẫn phải ngửi chúng rồi mới đem đi bán cho người sử dụng. Mẹ kể mỗi lần ngửi thuốc xong là người cứ thấy chóng mặt, buồn nôn.

À, quay trở lại lý do vì sao tôi lại có tên Trần Trà My. Bởi hồi đi bộ đội, ba tôi là người mê đọc sách. Ông đọc cuốn tiểu thuyết nào đó có nhân vật tên Trà My rất đẹp, nên ông đã ước mơ sau này sinh được con gái thì sẽ đặt tên đó.

Và Trà My như một "định mệnh" cho công việc của tôi sau này. Tôi ra đời cũng khỏe mạnh và đầy đủ tay chân như bao trẻ khác. Là cháu đầu tiên nên từ nhỏ tôi đã được hai bên nội ngoại cưng chiều.

 

8 giờ nằm ở nhà xác

Và cuộc đời đứa bé mới 3 tháng tuổi đã chính thức "rẽ ngang" khi bàn chân phải tôi xuất hiện một nốt ruồi son.

Ban đầu nó bé bằng hạt đậu đỏ nhưng dần to ra. Mọi người cứ nghĩ đó chỉ là cái bớt mà thôi. Nhưng nó ngày một to ra thì nỗi lo sợ của ba mẹ tôi ngày một tăng theo.

Bỏ ngoài tai những lời can ngăn, ba mẹ vẫn muốn đưa tôi vào Bệnh viện T.Ư Huế để mổ. Bởi họ sợ nếu không giải phẫu cắt bỏ thì tôi có nguy cơ sẽ chết nếu như ai đó vô tình chạm vào cái bớt kia, làm những mạch máu rất dễ vỡ ra và khó cầm máu kịp.

Ba tháng tuổi tôi đã lên bàn mổ. Êkip hôm đó chỉ hai bác sĩ chính và thực tập. Cái thời điều kiện y tế chỉ có một cái bình oxy thay cho máy oxy, chỉ cần người cầm bình oxy sơ suất có thể làm nguy hiểm tính mạng bệnh nhân.

Bác sĩ ra thông báo cho ba mẹ tôi đang ngồi ở ngoài rằng tôi đã chết, và họ làm thủ tục chuyển tôi vào nhà xác để sau này mổ tử thi chứ tuyệt đối không cho mang thi thể về nhà.

Thời đó điện thoại chưa thông dụng, ba tôi nhờ người gọi về báo tin rằng tôi đã chết và gia đình chuẩn bị lo hậu sự!

...17h chiều cùng ngày, tự nhiên trong nhà xác phát tiếng khóc ré lên, ba tôi đạp cửa xông vào bế tôi ra khỏi đó. Kết quả là não tôi bị thiếu oxy, đã tổn thương nặng về hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh giọng nói, còn tất cả những cơ quan khác vẫn bình thường.

Bởi lẽ nếu như não tôi bị chết đi một số chức năng nữa thì chắc chắn tôi sẽ không thể có được như ngày hôm nay. Bản thân tôi nhận thấy cơ thể mình tự phục hồi qua mỗi năm.

Tôi từ một đứa trẻ có mùi mồ hôi rất kinh khủng, thậm chí lên 7 tuổi tôi vẫn phải ăn cơm bằng cách để người khác nhai hộ (thời đó không có máy xay sinh tố) rồi cho vào miệng tôi mới có thể nuốt được.

Cơ thể tôi mềm như cọng bún, miệng lúc nào cũng chảy nước miếng và đến 9 tuổi ba tôi đã tự trang bị nhiều dụng cụ phục hồi chức năng để bắt tôi tập đi. Hình như lúc tôi 7 tuổi còn ở quê, ba đã tự chế một chiếc khung xe bằng mây để tôi có thể đẩy đi quanh sân nhà.

Cán bộ phục hồi chức năng ở xã Cam An (huyện Cam Lộ, Quảng Trị) đã giới thiệu gia đình tôi cho những đoàn tập huấn trong nước lẫn quốc tế.

Và 7 tuổi, tôi đã được làm "người mẫu ảnh" cho trang bìa của cuốn cẩm nang về hướng dẫn tập phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.

Tuy giọng nói ú ớ nhưng 4 hay 5 tuổi tôi đã biết xem đồng hồ. Mẹ tôi chỉ dạy có một lần là tôi đã nhớ. Còn những bài thơ, ca dao hay bài hát thiếu nhi do mẹ tôi hay cô ruột tôi dạy, tôi đều ghi nhớ rất nhanh.

Từ nhỏ, tôi như cuốn "notes" của gia đình vì tôi có trí nhớ đặc biệt để nhắc việc cho từng người, dù lúc đó tôi chỉ nằm một chỗ và mỗi lần nhà có đám giỗ thì mọi người sẽ thay phiên nhau bế tôi đi chơi khắp xóm.

5 tuổi tôi chỉ nói được ú ớ, nhưng đã có biệt danh "mụ tám mươi" bởi khả năng nhận biết ngôn ngữ và óc quan sát của tôi cực tốt dù không hề được đi học mẫu giáo. Ở nhà chỉ có mẹ và cô tôi dạy những điều cơ bản như phân biệt màu sắc, đồ vật, thứ ngày, thời gian, nhận biết các con số...

6 tuổi, tôi đã học thuộc hết bộ đồ chơi lắp ghép chữ cái do ba tôi mua về. Nhà tôi lúc đó ba chị em san sát nhau ra đời. Ba tôi đã xin vào lái xe ở Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, nên mỗi khi đi công tác ba đều tranh thủ mua đồ chơi cho chúng tôi.

Thậm chí, tôi và em gái mình vẫn còn chơi đồ hàng cho đến năm 15, 16 tuổi thì bị mẹ tôi dẹp bỏ do chúng tôi không chịu sắp xếp gọn gàng, chứ nếu không chắc hai chị em tôi vẫn chơi đến già ...

Ba định "cướp" xác tôi

Cô ruột tôi kể rằng lúc hay tin tôi chết ở bệnh viện, ai cũng khóc và đã lo mua sẵn hòm, vải để chờ đem thi thể tôi về làm đám tang.

Ba mẹ tôi vẫn thất thần ngồi ngoài nhà xác và ba tôi đã "mưu đồ" cướp cho bằng được thi thể tôi đem về chứ tuyệt đối không cho ai mổ xác con mình.

Ba tháng tuổi tôi đã một mình nằm ở nhà xác suốt 8 tiếng đồng hồ, thành ra giờ tôi vẫn hay nói vui rằng bé tí đã nằm nhà xác rồi nên giờ chả có gì làm tôi sợ hãi cả!

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận hơn 60 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

18/9, Quân khu 7 và các doanh nghiệp đã đến trao tặng kinh phí, nhu yếu phẩm, trang thiết bị, vật tư hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, tổng số tiền 2 tỷ đồng. Tính đến nay, UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận kinh phí ủng hộ khoảng hơn 60 tỷ đồng.
2024-09-19 10:31:19
Đang tải...