Biết chắc chắn ra trường có việc làm, học sinh giỏi mới thi vào trường sư phạm?

2018-06-12 11:00:33 0 Bình luận
Trước tình trạng đạo đức nhà giáo xuống cấp, đầu vào chất lượng sinh viên ngành giáo dục không đạt yêu cầu, các đại biểu Quốc hội kiến nghị cần nâng cao chất lượng đầu vào của ngành sư phạm.

Luật Giáo dục là luật khung

Chiều 11/6, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2015. Đã có hơn 50 Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đăng ký phát biểu và 10 đại biểu đăng ký tranh luận về dự thảo.

Trước một số kiến nghị của các ĐBQH nên sửa đổi toàn bộ Luật Giáo dục, thay vì chỉ sửa 36 Điều trong tổng số 114 Điều của bộ luật này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ cho biết sẵn sàng sửa đổi toàn diện nếu được Quốc hội cho phép.


Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.(Ảnh: Quochoi.vn)


Làm rõ các vấn đề được các ĐBQH quan tâm trong phiên thảo luận chiều 11/6 về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ GD&ĐT sẵn sàng chuẩn bị cho việc sửa đổi toàn diện. Nếu được Quốc hội cho phép đổi tên thành Luật Giáo dục năm 2018, ban soạn thảo do Bộ GD&ĐT chủ trì sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm những nội dung, để có bản dự thảo đầy đủ hơn trình Quốc hội ở kỳ họp sau.

“Chúng tôi tiếp cận theo hướng xây dựng một Bộ luật Giáo dục, trong đó, Luật Giáo dục là luật khung. Trước hết đã có Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học (sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này - PV), tới đây sẽ xây dựng Luật Nhà giáo”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.

Trước tình trạng đạo đức nhà giáo xuống cấp, đầu vào chất lượng sinh viên ngành giáo dục không đạt yêu cầu, ĐBQH Ksor Phước Hà (Gia Lai) kiến nghị cần nâng cao chất lượng đầu vào của ngành sư phạm.


Đại biểu Ksor Phước Hà bày tỏ lo ngại về chất lượng giáo dục hiện nay.


Cũng theo đại biểu Ksor Phước Hà, thực trạng người dân tụ tập, quá khích dẫn đến đập phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận ngày 10/6, rồi việc nhiều người mù quáng đập phá bàn thờ tổ tiên trong thời gian qua, nguyên nhân một phần đến từ chất lượng giáo dục.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng hiện nay quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm theo hướng tập trung vào những trường có cơ sở vật chất tốt, nhưng chỉ khi nào học sinh biết chắc chắn ra trường có việc làm khi thi vào trường sư phạm thì mới có thể thu hút học sinh giỏi.

Cũng theo ông Nhạ, nhất thiết phải có quỹ học bổng cấp cho những học sinh giỏi theo học ngành sư phạm. "Đấy mới là giải pháp căn cơ, chứ không phải là cung cấp gói vay tín dụng ưu đãi cho sinh viên". Người đứng đầu ngành Giáo dục tin rằng làm như vậy mới tạo động lực cho sinh viên sư phạm.

Dự thảo cũng sửa đổi Điều 105 về học phí theo hướng: Học phí là khoản tiền phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Học sinh tiểu học trường công lập không phải nộp học phí. Mức thu học phí được xác định theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục, đào tạo.

Giá dịch vụ giáo dục đào tạo là toàn bộ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phi quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ trực tiếp và gián tiếp hoạt động giáo dục, đào tạo theo chương trình giáo dục đào tạo. Giá dịch vụ tuyển sinh là khoản tiền mà người dự tuyển phải nộp khi tham gia xét tuyển, thi tuyển sinh.

Về học phí, quy định hiện nay miễn học phí đối với bậc tiểu học tại các cơ sở giáo dục công lập. Một số đại biểu đề nghị nên miễn phí đối với cả bậc học mầm non và trung học cơ sở.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, dự thảo là tính đúng, tính đủ nhưng với bậc học mầm non phổ thông, Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm cơ bản.

“Thực tế Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến cấp học này. Mặc dù tính đúng, tính đủ nhưng có nhiều chính sách miễn phí cho học sinh”, Bộ trưởng Nhạ cho biết.

Đối với bậc đại học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết Nhà nước vẫn có trách nhiệm nhưng khuyến khích các trường tự chủ theo phương thức xã hội hóa. Mặc dù vậy, trong các bậc học từ mầm non đến đại học, vai trò của Nhà nước vẫn là quan trọng.

Nên trao quyền tự chủ cho giáo viên

Về bài toán đảm bảo chất lượng học sinh, khắc phục tình trạng bệnh thành tích, tình trạng học sinh "ngồi nhầm lớp", tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, đại biểu Đặng Xuân Phương (Đắk Lắk) cho rằng tất cả vấn đề nêu trên đều có liên quan đến một vấn đề. Đó là các nhà giáo thiếu quyền tự chủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, cần có cơ chế kiểm soát việc thực hiện quyền tự chủ đó của nhà giáo như thế nào.

Mặc dù Điều 10 Luật Giáo dục quy định: Nhà giáo giữ vai trò quyết định trọng việc bảo đảm chất lượng giáo dục nhưng thực tế lại cho thấy có quá nhiều ràng buộc, hạn chế nhà giáo hoàn thành vai trò của mình.

"Tôi cho rằng, chính giáo viên hiện nay không được trao đủ quyền chủ động trong việc đánh giá, xếp loại học sinh, ở cấp học trung học cơ sở và trung học phổ thông mà bị gò ép theo các tiêu chí về thành tích của nhà trường, của từng giáo viên cũng như mong muốn của cha mẹ học sinh đã dẫn đến hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp", đại biểu Đặng Xuân Phương nói.


Đại biểu Đặng Xuân Phương (Đắk Lắk) đề nghị trao quyền tự chủ cho giáo viên.


Cũng chính việc quá coi trọng thành tích mà không tính đến thực chất trong chất lượng đào tạo đã dẫn đến việc các địa phương làm ngơ trước tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, coi như đây là biện pháp vừa cải thiện thu nhập cho giáo viên, vừa để bổ túc cho những học sinh tuy đạt khá, giỏi mà vẫn không đọc thông, viết thạo.

Đại biểu Phương kiến nghị dự thảo luật nên có quy định trao quyền cho nhà giáo được đánh giá đúng thực chất năng lực học sinh, nhưng đi liền với đó là việc quy định nguyên tắc:

Cho phép các giáo viên đứng lớp được dạy thêm đối với những học sinh xếp loại yếu, kém do mình trực tiếp quản lý;

Không bắt buộc việc học thêm đối với học sinh khá và trung bình;

Nghiêm cấm việc giáo viên quản lý trực tiếp dạy thêm đối với học sinh giỏi, học sinh xuất sắc. Những học sinh này nếu muốn có thể tự học tại nhà hoặc có giáo viên kèm riêng.


Đại biểu Đặng Xuân Phương cũng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, tính đến cơ chế trả lương cho nhà giáo theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, dựa trên việc cho các nhà trường tổ chức phân loại lớp học theo năng lực học tập bình quân của học sinh/lớp hàng năm. Cách làm này đã thu được kết quả tốt ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Sau khi lấy ý kiến các ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp thu, hoàn chỉnh dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục để trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 thành phố Nam Định tổ chức Đại hội lần thứ III nhiệm kỳ 2024-2029

Sáng 18/3, Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ III nhiệm kỳ 2024-2029. Tham dự đại hội có 120 cán bộ, hội viên đã trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
2024-03-19 09:17:10

Giải mã sức hút của VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chỉ còn chưa đầy một tháng lễ hội thể thao âm nhạc đẳng cấp VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ chính thức diễn ra. Với mức giá siêu hấp dẫn, làn sóng săn lùng BIB của giải đã nhanh chóng lan rộng.
2024-03-18 15:23:48

TH School Happiness Day - “Rất nhiều nụ cười, cái bắt tay, cái ôm chia sẻ ấm áp… ở ngôi trường hạnh phúc”

Hơn 1.600 học sinh, phụ huynh và người dân Hà Nội trải nghiệm Lễ hội Hạnh phúc - TH School Happiness Day 2024 tại không gian xanh mát, hiện đại chuẩn quốc tế của ngôi trường hạnh phúc TH school cơ sở Hòa Lạc.
2024-03-18 15:15:00

Hoa Kỳ và Việt Nam khởi động dự án mới đối phó với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

Ngày 15-3, tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức lễ khởi động Dự án Bảo vệ Hệ sinh thái ven biển ĐBSCL.
2024-03-18 11:15:41

Quốc hội dành 1 ngày chất vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngoại giao

Sáng 18/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
2024-03-18 10:40:59

Hoa Kỳ mở rộng chương trình hỗ trợ người khuyết tật tới tỉnh Bạc Liêu

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho biết, ngày 14/3/2024, tại tỉnh Bạc Liêu, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ khởi động một dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-03-18 08:28:00
Đang tải...