Chuyển đổi số ngành giáo dục: Mục tiêu và động lực quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, đào tạo ngành

2022-10-28 14:03:10 0 Bình luận
Sáng 28/10, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "Chuyển đổi số giáo dục - Từ cốt lõi đến toàn diện". Hội thảo được tổ chức trực tiếp và cả trực tuyến, với sự tham gia của cấp lãnh đạo các cấp học, bậc học trên địa bàn, chuyên gia giáo dục cao cấp trong nước, quốc tế…

Toàn cảnh Hội thảo vào sáng ngày 28/10. 

Tham dự Hội thảo có PGS.TS Nguyễn Văn Phúc - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó trưởng Ban Chuyển đổi số quốc gia; PGS.TS Dương Anh Đức - Phó chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành giáo dục TP.HCM. 

Đồng chí Dương Anh Đức phát biểu tại Hội thảo: "TP Hồ Chí Minh là một trong những đơn vị đào tạo giáo dục hàng đầu cả nước, hệ thống giáo dục trong và ngoài công lập trên địa bàn có hơn 2.000.000 học sinh, học viên; trên 100.000 giáo viên, giảng viên, chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đây là một trong những điều kiện lớn, góp phần quan trọng  cho sự nghiệp phát triển ngành giáo dục lâu dài của thành phố.." 

Hội thảo được tổ chức nhằm với mục đích học hỏi, tiếp cận các nghiên cứu chuyên sâu về những nội dung liên quan đến chuyển đổi số trong quản lý và dạy học. Hội thảo cũng mong muốn tạo ra một diễn đàn cho các nhà khoa học, nhà quản lý trao đổi, nhận ra những cơ hội và thách thức của chuyển đổi số, từ đó đặt ra những định hướng, chương trình hành động cụ thể để thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục hiệu quả, thực chất trong giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030.

TS Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh chia sẻ thông tin đến cơ quan báo chí. 

Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố xác định chuyển đổi số là giải pháp quan trọng hàng đầu trong đổi mới phương thức lãnh đạo, là công cụ tạo đột phá trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, là mục tiêu và động lực quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Thành phố…” - Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu cho biết. 

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Thành phố, công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, thầy cô giáo là rất quan trọng, đồng thời góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố. Trong đó, Ngành Giáo dục và Đào tạo xác định một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm, đó là: Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành; thực hiện tốt các quy định hiện hành trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; xây dựng, phát triển dữ liệu số; tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở tất cả các cơ sở giáo dục ...

Chuyển đổi số giúp giảm áp lực cho cả giáo viên và học sinh, hỗ trợ việc quản lý giáo dục tốt hơn. CNTT&TT hiện được ứng dụng rộng rãi trong công tác quản lý giáo dục thông qua Phần mềm Quản lý cơ sở dữ liệu học sinh, giáo viên, Quản lý chuyển trường và tiếp nhận học sinh, Quản lý công tác tài chính, tài sản, Quản lý Thư viện, Quản lý thi và các hoạt động chuyên môn, Hệ thống khảo sát, trắc nghiệm trực tuyến, Phần mềm xếp thời khóa biểu, số điểm, sổ liên lạc điện tử; Phần mềm quản lý kế hoạch dạy học ở trường Trung học...

Tham gia trình bày trực tuyến tham luận tại Hội thảo, nhóm chuyên gia công nghệ giáo dục toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) đã cung cấp thông tin về cuộc khảo sát "Các chỉ số sẵn sàng áp dụng công nghệ vào giáo dục ở TP Hồ Chí Minh" thực hiện đối với 277 trường học và 302 giáo viên. Qua đó, đại diện nhóm chuyên gia chỉ ra một số điểm yếu trong việc áp dụng công nghệ vào giáo dục ở TP Hồ Chí Minh: khả năng tiếp cận - sử dụng công nghệ giáo dục của học sinh và giáo viên còn hạn chế; tình trạng thiếu thiết bị, chất lượng kết nối Internet thấp; chưa thu hút được nguồn nhân lực về công nghệ thông tin một cách ổn định.

 Hàng loạt các nhóm giải pháp nhằm nâng cao quá trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng giáo dục, quá trình đào tạo giai đoạn 2021 - 2025 và 2025 - 2030 được các nhóm chuyên gia đầu ngành trình bày, góp ý tại hội thảo. 

Một số chuyên gia giáo dục trong nước đã trình bày các tham luận là nghiên cứu, học thuật, đúc kết từ thực tiễn của các chuyên gia, tổ chức trong quá trình thực hiện chuyển đổi số giáo dục: Giải pháp trang bị, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyển đổi số; Giải pháp, hệ thống, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giúp nâng cao năng lực, kỹ năng số cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Các hệ thống, giải pháp chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra đánh giá cho học sinh.

Ngoài ra, các nhóm giải pháp thực hiện các Đề án thuộc Chương trình đột phá phát triển nhân lực và văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh cũng được trình bày: Đề án "Giáo dục thông minh và học tập suốt đời tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030” năm 2021 và giai đoạn 2021-2025; Đề án tổng thể đào tạo nhân lực trình độ quốc tế giai đoạn 2020 - 2035 và Đại học chia sẻ; Đề án "Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng Tin học cho học sinh phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng chuẩn Quốc tế giai đoạn 2021 - 2030”….

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Nó tạo ra nhu cầu chuyển đổi số như một yêu cầu tất yếu khách quan, gắn liền với sự phát triển bền vững cho mỗi ngành, nghề của xã hội. Ngày 25/01/2022, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030”. Chương trình đã xác lập mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn tiếp theo là tận dụng tiến bộ công nghệ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Cần quan tâm hơn nữa đến nhà ở cho người có công

Theo Bộ Xây dựng, hiện nay số liệu các hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở trên cả nước vẫn phát sinh hàng năm. Do vậy, các địa phương cũng như nhiều cử tri kiến nghị Nhà nước tiếp tục ban hành chính sách mới để thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho các hộ người có công với cách mạng trong thời gian tới.
2024-09-11 16:49:46

Chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ

Tại cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão Yagi và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất chiều 9/9, Tổng Bí thư -Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh đến sự cần thiết huy động sự chung tay của toàn xã hội, tổ chức trong cuộc vận động quyên góp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp các địa phương bị ảnh hưởng của mưa bão. Đồng thời, cần phát huy vai trò của lực lượng quân đội, công an tham gia cứu trợ nhân dân, chuyển tận tay đến người dân những nhu yếu phẩm cần thiết.
2024-09-11 16:11:44

Mỹ Đức (Hà Nội): Chủ động ứng phó với ngập úng sau bão số 3

Chiều 10/9, đồng chí Nguyễn Anh Dũng - TUV, Bí thư Huyện uỷ Mỹ Đức đã trực tiếp đi kiểm tra, nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 tại các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Phú là những địa phương có nguy cơ ngập úng sau bão. Đồng thời chỉ đạo các địa phương tập trung cao độ và huy động cả hệ thống chính trị khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng chí cũng nêu lên một số tình huống về công tác ứng phó khi nước lũ đổ về sau bão.
2024-09-11 15:43:00

Lũ trên sông Tích, sông Nhuệ, sông Hồng tiếp tục dâng cao

Mưa tiếp tục diễn ra trên diện rộng, mực nước nhiều sông lên cao. Tại nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội, công tác di dời người, tài sản vẫn đang được khẩn trương tổ chức.
2024-09-11 15:31:50

Ban hành Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Ngày 10/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
2024-09-11 08:57:06

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Chiều 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động.
2024-09-11 08:00:00
Đang tải...