Nhộn nhịp chợ Tết...

2018-02-16 21:34:05 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Vào những ngày cuối năm, nếu có dịp đi một vòng từ thị xã An Khê, theo quốc lộ 19 đến thành phố Pleiku, rồi từ đây theo quốc lộ 14 xuôi về phương Nam đến thành phố Buôn Mê Thuột, đi tiếp đến Đà Lạt bằng quốc lộ 27, du khách mới thấy hết những nét đặc thù của các phiên chợ Tết trên Tây Nguyên. Cũng như các chợ ở miền xuôi, các phiên chợ Tết ở đây bắt đầu nhóm họp từ sau ngày đưa ông Táo về trời, tức 23 tháng chạp âm lịch hàng năm.

Chợ Tết Tây Nguyên

Chợ An Khê nằm trên bậc thềm của cao nguyên Gia Lai, là chợ đầu mối của đất Tây Sơn Thương Đạo. Tất cả lâm hải sản từ miền xuôi cho đến vùng cao đều đổ về đây rồi trung chuyển về Quy Nhơn hay Pleiku. Chợ An Khê là chợ xưa nhất ở phía Bắc Tây nguyên, được thành lập từ thời Pháp thuộc, bán đủ các mặt hàng như hoa quả, măng le, mộc nhĩ, vải vóc, rượu cần… Đặc biệt là vào những ngày cuối năm, chợ An Khê có rất nhiều mai rừng và các loại cây cảnh khác. Chợ hoa ở đây chỉ bày bán vào những ngày áp Tết rồi tan vào đêm giao thừa.

Nếu theo quốc lộ 19 đi tiếp khoảng 40km nữa, sau khi vượt đèo Mang Yang sẽ đến thành phố Pleiku, tỉnh lỵ của tỉnh Gia Lai. Chợ Pleiku rất sầm uất, là chợ trung tâm của vùng Bắc Tây Nguyên, bán đủ các mặt hàng miền xuôi cũng như miền núi. Không khí Tết bắt đầu từ giữa tháng chạp. Những loại thổ cẩm, rượu cần bày la liệt. Rượu cần ở đây là rượu của người Bahnar và Djarai ngon nổi tiếng, dễ uống mà cũng dễ say và say một cách nhẹ nhàng, phơn phớt như đất trời Tây Nguyên. Người đi mua sắm có thể bắt gặp từ giọng nói, cách ăn mặc của người Tày, người Thái ở vùng cao Tây Bắc, Việt Bắc cho đến giọng nói của người Quảng, người Huế, người Bình Định ở miền Trung, hoặc bóng dáng các cô gái Bahnar, Djarai trong bộ trang phục ngày Tết. Những chiếc gùi đầy ắp hoa quả từ các buôn làng mang về chợ đủ loại. Có thể nói, chợ Tết Gia Lai mang bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc anh em khắp mọi miền đất nước. Chính vì vậy, chợ Tết Pleiku rất đa dạng và phong phú, thu hút các mặt hàng lâm thổ sản từ các vùng lân cận như Chư Sê, Chư Prông, Mang Yang, Đak Đoa… đổ về.

Cảnh uống rượu cần trong phiên chợ Tây Nguyên.


Từ Pleiku theo quốc lộ 14 xuôi về hướng Nam chừng 200km là đến thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk. Chợ trung tâm thành phố rất lớn cũng mang bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc anh em. Tại phiên chợ Tết, có thể bắt gặp các cô gái Dao, gái Tày, gái Thái sánh vai cùng các cô gái Êđê, M’mông đi mua sắm.

Chợ Tết Đắk Lắk cũng nhóm họp từ hôm rằm tháng chạp, bày bán các loại cà phê, rượu cần, thổ cẩm, các loại dược thảo, măng rừng, rau quả, gà vịt… Phong phú nhất là mặt hàng thổ cẩm của người Êđê, luôn luôn thu hút du khách đến từ phương xa. Ngoài ra, chợ hoa Đắk Lắk cũng là nơi quy tụ nhiều làng hoa vùng cao, bày bán đủ các loại hoa kiểng, hoa rừng, đặc biệt phong lan rừng Đắk Lắk có nhiều chủng loại quý hiếm.

Cuối cùng là phiên chợ Tết Đà Lạt. Chợ Hòa Bình - Đà Lạt là chợ lớn và lâu đời nhất ở đây, nổi tiếng là chợ hoa và rau quả lớn nhất nước. Ngày từ rằm tháng chạp, Đà Lạt đã hình thành nhiều chợ đầu mối để từ đây lan tỏa ra các nơi. Chợ Đà Lạt bày bán đủ loại hoa, từ hoa vườn, hoa rừng cho đến các giống hoa ngoại nhập, vừa dân dã vừa quý phái. Còn rau, củ, quả miền ôn đới thì tràn ngập các phố chợ. Đặc biệt là những mặt hàng lưu niệm, đồ trưng bày, trang trí nội thất làm bằng gỗ thông. Vải thổ cẩm của đồng bào Chu Ru, K’Ho cũng chẳng thiếu. Ngoài ra, còn có rượu sản xuất từ trái cây như rượu dâu, rượu mận, rượu nho… luôn được người Đà Lạt ưu chuộng.

Nếu xuôi về phương Nam theo quốc lộ 20, sẽ còn gặp các chợ Tết nữa Di Linh, Bảo Lộc tràn ngập các sản vật địa phương. Đặc biệt là chợ trà Bảo Lộc rất phong phú, là một thị trường trà lớn nhất miền Nam nước ta.

Chợ Tết Tây Nguyên mỗi nơi mỗi vẻ và sầm uất chẳng thua gì các chợ ở đồng bằng. Tuy nhiên, các phiên chợ Tết ở đây còn mang đặc trưng là những chợ văn hóa, nơi có nhiều dân tộc đi mua sắm. Nếu có dịp đến Tây Nguyên đi chợ Tết, chắc chắn du khách sẽ có nhiều kỷ niệm đẹp khó quên về một vùng cao này.

Chợ Tết Phương Nam


Chợ hình thành như là hiện tượng tự nhiên trong xã hội. Do nhu cầu trao đổi hàng hóa thị trường càng cao, nên mới hình thành ra chợ. Đặc biệt ở phương Nam ngoài các chợ được đặt ở các khu vực trung tâm thành phố - thị xã - thị trấn và trên các trục lộ giao thông quan yếu ở miền Tây Nam Bộ. Mỗi tỉnh đều có một chợ tỉnh rất lớn, có nhà lồng, tập trung các mặt hàng cần thiết trong sinh hoạt đời thường của cư dân, trang bị khá đầy đủ tiện nghị: điện, nước, sạp bán hàng, nhà vệ sinh… nhưng cũng có chợ họp ngoài trời, dưới bóng mát của những chiếc dù hoặc tấm vải, tấm ny-lon, họp chợ bềnh bồng trên sông nước, ở các ngã ba, ngã bảy, trên sông rạch với nhiều loại hàng hóa đặc trưng của miệt vườn.

Chợ nổi Phụng Hiệp - Hậu Giang


Các chợ ở ĐBSCL khá đa dạng, những khu chợ cố định trên sông như chợ Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang), chợ Ngã Ba Măng Thít (Vĩnh Long), chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Long Xuyên (An Giang)… từ lâu đã được nhiều người biết đến nhờ tính đặc trưng, độc đáo. Chợ nổi luôn bán dủ thứ hàng hóa, bày la liệt trên ghe tam bản neo đậu trên sông. Người đi chợ di chuyển bằng xuồng nhỏ len lỏi giữa các dãy ghe hàng, hoạt động mua bán nhộn nhịp, nhanh chóng, thuận tiện, tạo được ấn tượng sinh động trong lòng du khách khi đến miền Tây.

Bên dòng sông Tiền, đoạn Măng Thít (Vĩnh Long) chợ nổi đầy xuồng nghe, rực màu trái cây và các đặc sản rắn, rùa, chim, chuột, cua đinh… Cư dân quanh vùng chợ nổi có thói quen đi trên sông, cho dù có những khu chợ trên bờ cũng bán đủ hàng hóa. Cảm giác bồng bềnh, tha hồ lựa chọn, vận chuyển hàng hóa đầy ắp, tươi rói chừng như đã trở thành niềm đam mê của những con người nhiều đời gắn bó với vùng sông nước. Có thể khẳng định đây là sức sống mới, nét phóng khoáng từ sự chiêm ngưỡng, thừa nhận của du khách tìm đến với chợ nổi. Thú vị là được ngồi chồm hổm trên chiếc đò chèo, chỉ tốn khoảng 10 ngàn đồng, thưởng ngoạn cảnh sông nước hữu tình, bồng bềnh dạo chợ trên sông… nghe câu ca tài tử, câu hò năm xưa cất giọng âm vang. Còn muốn mua hàng hóa thì có sẵn dịch vụ lựa hàng theo ý thích và chở đến điểm yêu cầu.

Ngoài chợ nổi cố định trên sông, còn có hoạt động tương tự với quy mô nhỏ, nhưng diễn ra đều khắp sông sâu rạch cạn, là các chợ nổi lưu động. Đó là các xuồng ghe chở hàng di chuyển bằng chèo, hoặc gắn máy đuôi tôm đến phục vụ tận các xóm ấp, khu dân cư. Nhất là vùng Đồng Tháp Mười hay Tứ giác Long Xuyên, nơi mà điều kiện giao thông bộ bất tiện, các chợ di động nở rộ và hoạt động thường xuyên quanh năm, các thời vụ sản xuất chuẩn bị đón Tết, hàng hóa các chợ di động thật đa dạng và phong phú, từ các mặt hàng gia dụng, nông sản thực phẩm đến đồ trang trí nội thất… nhiều không thể tưởng. Cũng có nhóm bán hàng bằng xe đẩy len lỏi theo những con đường nhỏ vào tận các khu dân cư miệt đồng thuộc Cầu số 5 Vĩnh Bình - Vĩnh An - Tân Phú - Tây Phú, Cảng Đá, Cảng Dừa… (An Giang) hoặc Phú Hiệp, Tân Mỹ, Tam Nông… (Đồng Tháp). Người mua cần hàng mà có người đem đến bán tận nơi rất thuận lợi đôi điều. Chỉ cần ghé một điểm cho khách xem hàng thì cả xóm xúm lại mua, rất xôm tụ.

Cảnh quan nhộn nhịp các chợ ở ĐBSCL là nếp sống sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống xã hội của vùng đất phương Nam.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
2024-04-26 11:48:48

Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024: Lần đầu tiên tổ chức bắn pháo hoa

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng 2024 với chủ đề “Bừng sáng miền di sản” sẽ có hơn 70 sự kiện và nhiều hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 5. Nhiều doanh nghiệp đã chung tay hỗ trợ Lễ hội số tiền gần 25 tỷ đồng.
2024-04-26 07:52:37

Phụ nữ Cảnh Dương hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp cho hội viên

Chiều 25/4, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Cảnh Dương tổ chức Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam xã lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 – 2029.
2024-04-25 17:35:00
Đang tải...