Thư viện dành cho người khiếm thị
2018-01-14 13:01:34
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ngày nay, từ khắp nơi trên thế giới, các công trình phục vụ cho người khuyết tật (NKT) ngày càng phát triển. Từ việc nâng cao cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu đi lại, sinh hoạt cho NKT đến việc gia tăng kiến thức, giải trí cho họ cũng không ngừng được cải thiện. Nhu cầu đọc sách của NKT cũng không ngoại lệ.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đó nên các thư viện sách cho NKT đã ra đời. Chúng ta cùng điểm qua 2 thư viện sách cho NKT nổi tiếng trên thế giới đã có tuổi đời gần 1 thế kỷ.
Tại thủ đô Moscow của Liên bang Nga có 1 thư viện đặc biệt dành cho người khiếm thị. Với kho sách lớn gần 1,3 triệu bản, thư viện có đầy đủ tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu giải trí, tiếp cận kho tàng tri thức của những độc giả đặc biệt.
![]() |
Thư viện cho người khiếm thị tại Nga |
![]() |
Kho sách thư viện có gần 1,3 triệu bản |
Những độc giả khi đến đây, họ không thể đọc bằng mắt, nhưng có thể đọc bằng đôi tay. Những trang sách tưởng như không màu lại mang đến ánh sáng cho người khiếm thị.
Thư viện dành cho người khiếm thị bắt đầu mở cửa ở Moscow từ những năm 1920, dưới thời Xô Viết. Hiện những đầu sách được lưu trữ tại đây là các ấn phẩm bằng chữ nổi Braille, các sách nói nhiều thể loại khác nhau. Ngoài chức năng cho mượn sách thông thường, thư viện còn cung cấp các dịch vụ giảng dạy chữ nổi, huấn luyện kỹ năng vi tính, kỹ năng sống cho người khiểm thị.
![]() |
Lớp dạy kỹ năng sống cho người khiếm thị |
Tại đây hiện không chỉ chú trọng mở rộng quỹ các ấn phẩm và sách nhạc, mà còn nỗ lực làm phong phú thêm cả vốn “sách nói”, được hình thành từ thế kỷ trước. “Sách nói” ở đây ban đầu được ghi vào băng cối, sau đó là băng casset, và trong vài năm gần đây là thẻ nhớ.
Với kho sách phong phú và các tiện ích cung cấp tối đa cho nhu cầu giải trí của người khiếm thị, mỗi năm thư viện này phục vụ miễn phí trên 14 nghìn độc giả. Hoạt động của các thư viện như thế này liên quan chặt chẽ đến thiết chế đặc biệt dành cho người khiếm thị tại Nga và luôn nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, tại thủ đô Prague của Cộng Hòa Séc có một thư viện và một nhà xuất bản đặc biệt, với tuổi thọ gần 1 thế kỷ dành cho người khiếm thị. “Cha đẻ” của hai cơ sở văn hóa này là nhạc sĩ kiêm nhà sư phạm Karel Emanuel Matsan.
Được xây dựng vào cùng năm ra đời nhà nước Tiệp Khắc, cho đến nay, thư viện này đã có trên 6.000 cuốn sách và tuyển tập nhạc cũng như khoảng 8.000 “sách nói”, với các thể loại bao gồm cả văn học cũng như chuyên ngành.
![]() |
Thư viện Karel Emanuel Matsan ở Prague |
Vào cuối những năm 70 của thế kỷ 19, việc sử dụng bảng chữ nổi Braille đã bắt đầu được phổ biến trên lãnh thổ Séc. Do nhu cầu khao khát tiếp cận thông tin và tri thức của người khiếm thị ngày càng cao, hội Báo chí cho người khiếm thị Séc đã chính thức lập ra một thư viện của hội vào tháng 6/1918. Người có công lớn trong việc này là nhà sư phạm khiếm thị Karel Emanuel Matsan, một nhạc sĩ và là nhà hoạt động tích cực cho sự nghiệp giáo dục.
![]() |
Ông Karel Emanuel Matsan |
Ngoài ra, “cha đẻ” của thư viện và nhà xuất bản chuyên biệt dành cho người khiếm thị, Karel Matsan cũng góp phần không nhỏ vào việc cải cách bảng chữ nổi Braille, trước hết là trong việc sử dụng bảng chữ này để ghi nốt nhạc. Ông cũng thành lập một tạp chí cho người khiếm thị mà cho đến nay vẫn tiếp tục được phát hành.
Không những vậy, Matsan còn là người lập ra ủy ban trù bị thành lập hội Báo chí dành cho người khiếm thị Séc năm 1915; là biên tập viên đầu tiên của tạp chí dành cho người khiếm thị “ZORA” năm 1917.
Ông cũng là người ra mắt cuốn sách đầu tiên dành cho người khiếm thị tại Séc mang tên “Ngôi sao mai” (Jitřenka) vào năm 1916.
Ông cũng là người ra mắt cuốn sách đầu tiên dành cho người khiếm thị tại Séc mang tên “Ngôi sao mai” (Jitřenka) vào năm 1916.
Thư viện chuyên biệt dành cho người khiếm thị tại Prague không chỉ chú trọng mở rộng quỹ các ấn phẩm và sách nhạc, mà còn nỗ lực làm phong phú thêm cả vốn “sách nói”, được hình thành từ thế kỷ trước.
![]() |
Kho sách Thư viện Karel Emanuel Matsan |
Giám đốc Thư viện Bogdan Roule cho biết: “Những cuốn “sách nói” ở đây rất được ưa chuộng. Chúng được thu âm từ năm 1960, ban đầu được ghi vào băng cối, sau đó là băng casset và trong vài năm gần đây được ghi dưới định dạng mp3.
“Sách nói” được ghi âm trong hai studio, mỗi năm có khoảng 100 – 120 đầu sách được “ra lò”.
Thư viện phục vụ hoàn toàn miễn phí cho những người khiếm thị và thị lực yếu. Luật về tác quyền dành cho thư viện và nhà xuất bản cho người khiếm thị một ngoại lệ khi ấn hành những cuốn sách kinh điển in bằng chữ nổi Braille và ghi âm “sách nói”. Hơn thế nữa, nhà xuất bản cũng không phải trả tiền tác quyền cho việc sử dụng các tác phẩm này.
Thư viện và nhà xuất bản dành cho người khiếm thị thường xuyên nhận được sự hỗ trợ từ các nhà xuất bản và xưởng thu âm khác trong việc bổ sung nguồn sách, trong đó có các tên tuổi lớn trong ngành truyền thanh và xuất bản như Tympanum, Suprafon, Radioservis. Thư viện và nhà xuất bản dành cho người khiếm thị mang tên Karel Emanuel Matsan hiện nằm dưới quyền quản lý của Bộ Văn hóa CH Séc.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Duy Linh (Tổng hợp) Nguồn: VTV.vn
Đồng chí Trương Quốc Huy giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình
Theo Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, đồng chí Trương Quốc Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 – 2025.
2025-07-01 15:16:42
Tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong
Sáng 30/6, tại TP. Việt Trì diễn ra lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trung ương chỉ định ông Đặng Xuân Phong, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ mới nhiệm kỳ 2020 - 2025.
2025-07-01 15:06:59
‘Rạng rỡ Hải Phòng’ chào mừng sự trở về với cội nguồn chung
Tối 30/6, tại Quảng trường Nhà hát thành phố và Trung tâm Văn hóa Xứ Đông đã diễn ra Cầu truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Rạng rỡ Hải Phòng”, chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP.Hải Phòng.
2025-07-01 10:13:48
Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới
Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32
Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?
Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00
Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!
Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00