Trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật: Cần những giải pháp tạo đòn bẩy

2019-09-30 10:47:00 0 Bình luận
Hiện nay, hệ thống chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở nước ta đã tương đối đầy đủ và đang được triển khai rộng khắp, góp phần tạo giá đỡ cho các đối tượng yếu thế ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, trước thực tế việc triển khai những chính sách này còn có hạn chế nhất định, trong thời gian tới, các cấp, ngành chức năng cần thực hiện các giải pháp mang tính chất tạo đòn bẩy để người khuyết tật chủ động, tự tin hòa nhập cộng đồng.


Festival “Niềm tin và Ánh sáng” năm 2019, cơ hội cho người khiếm thị giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sống, hòa nhập cộng đồng.


Sức mạnh của nghị lực, niềm tin

Không may bị khiếm thị, anh Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Hội Người mù quận Thanh Xuân vẫn có thể thực hiện cùng lúc nhiều công việc khác nhau. Trên cương vị là người chèo lái hoạt động của Hội, anh Thành tích cực kết nối, vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trao quà, học bổng cho học sinh, sinh viên khiếm thị, trợ cấp hằng tháng cho gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Thanh Xuân. Cùng với đó, anh Thành mời các diễn giả uy tín chia sẻ kinh nghiệm sống, kỹ năng học tập, tìm kiếm cơ hội việc làm cho những hội viên trẻ; mời giáo viên hướng dẫn cách thức rèn luyện, chăm sóc sức khỏe cho hội viên cao tuổi…

Anh Thành cho hay: “Tôi tâm niệm, con người dù sinh ra trong hoàn cảnh nào, nếu bản thân họ có đủ quyết tâm, người thân và cộng đồng tạo điều kiện giúp đỡ, thì mỗi người đều có cơ hội vươn lên”. Trên thực tế, tấm gương vượt khó của anh Thành đã góp phần tạo niềm tin cho những người đồng cảnh ngộ. Anh Trương Quang Hải (ở phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân) chia sẻ: “Sinh hoạt tại Hội Người mù quận Thanh Xuân, tôi thường xuyên nhận được sự quan tâm về vật chất, nguồn động viên, khích lệ tinh thần. Từ đó, tôi tự tin, làm việc chăm chỉ hơn để làm chủ cuộc sống của mình”.

Cũng xuất phát từ mong muốn thay đổi số phận, chị Nguyễn Thị Kim Chi - bị khuyết tật vận động (hội viên Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật quận Hoàng Mai) đã kiên trì theo đuổi ước mơ trở thành dược sĩ. Nhờ sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè và xã hội, sau nhiều năm miệt mài học, trau dồi kỹ năng chuyên môn, đến nay, Kim Chi đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược và mở một số cửa hàng thuốc trên địa bàn thành phố.

Ngoài những điển hình đã nêu, trên địa bàn Hà Nội và cả nước còn nhiều người khuyết tật đã nỗ lực học tập, mạnh dạn vay vốn ưu đãi để thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và người đồng cảnh ngộ. Ðiển hình như chị Nguyễn Thị Thu Hà (xã Thạch Thán, huyện Quốc Oai) mở cơ sở may mặc tại địa phương; chị Ðinh Thị Quỳnh Nga (xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn) làm Giám đốc Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái tim hồng; anh Phạm Việt Hoài (phường Mộ Lao, quận Hà Ðông) là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần KymViet chuyên sản xuất hàng thủ công bán ở trong nước và xuất khẩu đi nhiều thị trường quốc tế…

Phát huy năng lực, sở trường

Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, bà Đặng Huỳnh Mai, Chủ tịch Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam nhận định, đối với người khuyết tật, ngoài chính sách bảo trợ xã hội, giải pháp tối ưu giúp họ hòa nhập cộng đồng là người thân và các cơ quan chức năng hãy trao cho họ niềm tin, hỗ trợ dạy nghề, tạo cơ hội việc làm phù hợp từng người, theo từng dạng tật. Thành công của những nhân vật nêu trên chính là minh chứng rõ nhất cho điều này. Tuy nhiên, việc triển khai chính sách hỗ trợ về việc làm cho người khuyết tật vẫn còn những hạn chế nhất định.

Cụ thể, cả nước hiện có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật (bằng 6,5% dân số), trong đó số người khuyết tật nhẹ, còn khả năng lao động chiếm hơn 80%, số người khuyết tật trong độ tuổi lao động chiếm hơn 60%. Thế nhưng, cả nước mới có khoảng 3% số người khuyết tật trong độ tuổi lao động được tham gia các khóa đào tạo nghề ngắn hạn. Số người khuyết tật được gia đình tạo điều kiện học tập cũng không nhiều. “Điều đó lý giải vì sao, đa số người khuyết tật còn khả năng lao động mong muốn có việc làm, nhưng số người có việc làm mới chiếm khoảng 30%”, bà Đặng Huỳnh Mai trăn trở.

Đồng tình với quan điểm nêu trên, ông Trịnh Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội cho hay, Hà Nội là điểm sáng của cả nước trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với người khuyết tật, nhưng cũng mới chỉ có hơn 30% hội viên được học nghề.

Để tạo đòn bẩy cho người khuyết tật chủ động, tự tin hòa nhập cộng đồng, ông Lương Phan Cừ, Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh là người khuyết tật được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội; đồng thời có cơ chế hỗ trợ dạy nghề cho người khuyết tật phù hợp với từng dạng tật theo phương thức kèm cặp, truyền nghề…

Ở góc nhìn của người trong cuộc, anh Lê Việt Cường, Giám đốc Hợp tác xã Vụn (Vụn Art), đồng thời là Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hà Đông mong muốn mỗi người khuyết tật hãy vượt qua tâm lý sống thụ động, khép kín; các gia đình hãy động viên, hỗ trợ con, em mình tự tin học tập, làm nghề.

Về vấn đề này, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, Bộ đang phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, trình Chính phủ “Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030”. Dự thảo đề án đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ, khuyến khích người khuyết tật phát huy năng lực, sở trường, bảo đảm cho những người có khả năng lao động được tham gia vào thị trường lao động.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đảng bộ Phường Dương Nội nghiêm túc tiếp thu các chuyên đề tại Hội nghị Toàn quốc Tập huấn Công tác Kiểm tra, Giám sát năm 2025

Sáng ngày 14 tháng 7 năm 2025, trong không khí trang trọng và nghiêm túc, Đảng ủy phường Dương Nội đã tổ chức thành công điểm cầu trực tuyến tham dự Hội nghị toàn quốc tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát năm 2025.
2025-07-14 17:25:00

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ

Chiều 13/7, trong chương trình công tác tại Cần Thơ, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Cần Thơ.
2025-07-14 09:52:35

Đoàn công tác tỉnh Phú Thọ và hành trình tri ân dọc miền đất lửa

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Đoàn công tác tỉnh Phú Thọ tổ chức hoạt động tri ân tại Hà Tĩnh và Quảng Trị, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với các Anh hùng liệt sĩ.
2025-07-14 09:17:29

Hành trình tìm lại ký ức về một thời hoa lửa

Từ ngày 7 đến 9/7/2025, Tạp chí Hòa Nhập đã tổ chức chương trình “Hành quân về chiến trường xưa” với sự tham gia của hơn 120 đại biểu là thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, thanh niên xung phong cùng đại diện các đơn vị, doanh nghiệp.
2025-07-14 01:26:47

Bí mật đằng sau màn drift đỉnh cao của sĩ quan Cảnh vệ

Gần đây, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng mạng xã hội, cộng đồng mạng vô cùng phấn khích, mãn nhãn trước tình huống xử lý nghiệp vụ bảo vệ yếu nhân của cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ với màn quay xe đỉnh cao trong Chương trình “Vinh quang CAND Việt Nam” tại TP Hồ Chí Minh tháng 6/2025 và chương trình biểu diễn phục vụ Khai mạc Hội thao CAND năm 2024 tại Đà Lạt, Huế, Phú Thọ. Nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều kỹ năng của CBCS điều khiển phương tiện nghiệp vụ thuộc Phòng Hậu cần - Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.
2025-07-13 22:27:00

“Một thời Quảng Trị”: Hồi ức của người lính, dấu ấn một thời trận mạc

Mỗi khi tháng Bảy về, nơi chiến trường xưa Quảng Trị lại đón bước chân lặng lẽ của một người lính từng vào sinh ra tử – Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu. Với ông, những địa danh như Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, hay dòng Thạch Hãn không đơn thuần là tên gọi, mà là ký ức máu thịt về một thời đạn bom, một thời chiến đấu và cống hiến không tiếc tuổi xuân cho Tổ quốc. Cuộc đời ông, từ người lính trẻ đến vị tướng trí thức, và cuốn hồi ức "Một thời Quảng Trị" đã trở thành một phần di sản quý báu, soi chiếu cho thế hệ hôm nay về sự hy sinh và khát vọng hòa bình.
2025-07-13 19:50:40
Đang tải...