Tư duy hướng nghiệp đang có sự đảo chiều từ “thầy” sang “thợ”

2019-08-29 17:04:03 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Mấy năm trở lại đây đang có sự thay đổi trong nhận thức về việc học và định hướng nghề nghiệp của học sinh, sinh viên. Việc chọn học để làm "thợ" thay vì làm "thầy" đang dần phổ biến hơn. Vậy đâu là nguyên nhân.

Đầu tiên phải kể tới sự thay đổi nhận thức của xã hội, phụ huynh và học sinh

Chủ nghĩa duy vật đã chỉ rõ: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội.
Điều này cũng đã thể hiện rõ trong việc hướng nghiệp ở Việt Nam. Từ năm 2015 trở về trước, xã hội chuộng hình thức đại học (ĐH) để ra trường có việc nhẹ, thu nhập ổn định. Thậm chí còn hình thành tư duy, miễn là kiếm được cái bằng ĐH (dù là ĐH chính quy hay dân lập) để chạy vào công chức, viên chức, sau này thăng tiến làm “ông này”, “bà nọ”. Thế là từ thành thị đến nông thôn, từ gia đình khá giả đến gia đình nghèo cũng đều đua nhau cho con mình thi vào ĐH. Và từ đây các lò luyện thi ĐH nở rộ như nấm mùa xuân. Rồi đến sự ra đời nhiều trường ĐH dân lập, trường Cao đẳng được nâng lên thành trường ĐH. Vào thời gian này, hình như ĐH đã trở thành cánh cửa khởi nghiệp duy nhất cho học sinh tốt nghiệp PTTH. Thế là bao gánh nặng tâm lý cũng như kinh tế đều được đè nặng lên vai các “sĩ tử” và gia đình “sĩ tử”. “Sĩ tử” thì lo ôn thi và thi. Còn gia đình “sĩ tử” thì lo kinh tế cho “sĩ tử” 4-5 năm đèn sách ở trường ĐH.


Cam kết có việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp đã thu hút nhiều bạn trẻ quyết định tìm đến trường nghề


Cùng với đó là những hiện trạng tiêu cực nảy sinh trong xã hội. Như cảnh học sinh thi trượt ĐH bị gia đình ruồng bỏ dẫn tới tự tử, hoặc sống thu mình trong bóng tối, trong nhà không chịu giao tiếp với người khác dẫn đến tự kỷ, nhập viện tâm thần. Đau xót hơn là những gia đình nghèo lo chạy tiền cho con nhập học vào trường ĐH đã phải vay tín dụng đen, không có khả năng chi trả bị xã hội đen xiết nợ nhà cửa, trâu, bò…

Lúc này, vấn đề chọn trường, chọn khoa, chọn ngành học không do học sinh tự quyết, mà do bậc phụ huynh quyết định. Việc chọn trường đối với năng khiếu của học sinh đã trở thành xa xỉ. Đôi khi người ta chỉ mải lo nghĩ đến việc bước qua cửa ĐH, mà không biết đích đến sự nghiệp cuối cùng của mình hướng tới là đâu, nên mới sinh ra lạc đường.

Khi còn sống PGS Văn Như Cương – Hiệu trưởng Trường PTTH Lương Thế Vinh đã phát biểu tại buổi tọa đàm “Góp ý cho chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể”, do Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hiệp hội giáo dục vì mọi người và Hội khuyến học Việt Nam tổ chức với nội dung như sau: “Chúng ta đang sống trong xã hội hiếu học lạc hậu, bởi ai cũng muốn vào đại học, trong khi số đông sinh viên ra trường không có việc làm. Nhiều trường dạy nghề, đảm bảo công việc sau tốt nghiệp nhưng ít người học”.

Và hệ quả tất yếu đã dẫn đến một thực trạng, hàng năm có hàng chục ngàn sinh viên ĐH trên cả nước ra trường thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề. Theo thống kê của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội, tính đến năm 2017, có khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành và có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp. Chính điều này đã làm thay đổi nhận thức hướng nghiệp của xã hội, phụ huynh, học sinh.

Điều quan trọng nhất lúc này là “không phải học để có được bằng cấp thật cao mà phải học để có việc làm ổn định ngay sau khi ra trường". Và “Tấm bằng ĐH giờ không còn là cần câu cơm hữu hiệu như nhiều năm trước”.

Thứ hai, chi phí học làm “thầy” cao hơn chi phí học làm “thợ”, nhưng ra trường lại khó kiếm việc làm

Về thời gian học ĐH, tùy theo trường, nhưng ít nhất cũng phải 4 năm (48 tháng). Còn học nghề, trung cấp hay cao đẳng thì thời gian học chỉ có từ 18 – 24 tháng, nhiều nhất là 36 tháng. Do vậy chi phí đầu tư cho học làm “thầy” bao giờ cũng cao hơn chi phí đầu tư cho học làm “thợ”.

Thông thường các trường ĐH đều đóng ở các thành phố lớn, như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, còn các trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng thường thì ở tỉnh nào cũng có. Do vậy, chi phí cho ăn, ở của các “sĩ tử” cho học ĐH cũng tốn kém hơn cho dạy nghề.

Thậm chí do tư duy “sành điệu” và “bệnh sĩ” nên những đồ đạc, quần áo, sinh hoạt phí của các sinh viên ĐH cũng cao hơn học sinh học nghề.

Song đến khi ra trường đi xin việc thì gặp phải muôn vàn khó khăn. Cái khó do chủ quan cũng có và cái khó do khách quan lại càng nhiều. Ngay như sinh viên đi thực tập tốt nghiệp cũng nhiều chuyện dỏ khóc, dở cười. Việc tìm kiếm cơ sở thực tập tốt nghiệp hiện nay cho sinh viên, hầu như là do sinh viên và gia đình sinh viên tự lo. Ở các trường kỹ thuật thì việc tìm kiếm cơ sở thực tập còn tương đối dễ, vì sinh viên đến thực tập còn giúp được nhiều việc cho cơ sở tiếp nhận. Còn sinh viên các trường thuộc khối kinh tế đi thực tập rất gian nan. Các công ty, doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh không muốn nhận sinh viên thực tập vì sợ lộ “mánh” làm ăn và sợ lộ những tài liệu thống kê, hạch toán. Với lại sinh viên kinh tể đi thực tập lại ít, thậm chí là không giúp được gì cho doanh nghiệp mà mình đến thực tập.

Đi thực tế đã khó, song khi ra trường đi kiếm việc thì đã vấp phải ngay yêu cầu của nhà tuyền dụng. Không hiều vì sự đòi hỏi của thực tế, hay vì thói quen mà trên trang thông tin quảng cáo việc làm, ngoài việc yêu cầu loại bằng cấp, trường học, nghề học các nhà tuyển dụng đều ghi thêm yêu cầu có 3 đến 5 năm kinh nghiệm. Thế là các “sĩ tử” dù học lực giỏi, tốt nghiệp trường có uy tín, song cũng đành phải chào thua vì chưa đi làm lấy đâu có kinh nghiệm.

Thứ ba, thị trường lao động và các trường dạy nghề, cao đẳng đã có sự thay đổi về chất

Hiện tại và trong tương lai, thị trường lao động đang theo xu hướng nhân lực chất lượng cao, theo đó doanh nghiệp cần kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ làm việc chứ không đặt nặng bằng cấp. Hiện chương trình học ở trường nghề cũng theo mô hình doanh nghiệp trong lớp học theo hướng mở của các công ty đa quốc gia, từ đó học sinh sẽ được học những vấn đề gắn liền với thực tiễn, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà các doanh nghiệp tuyển dụng đưa ra. Bên cạnh đó, nhà trường cũng gắn kết với cách doanh nghiệp đảm bảo việc làm cho học sinh sau khi ra trường.

Việc đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Hiện nay, nhiều trường đã ký kết được với các doanh nghiệp về việc đào tạo và giải quyết việc làm cho sinh viên và được các doanh nghiệp cử các chuyên gia đầu ngành cùng tham gia giảng dạy để đảm bảo chất lượng đầu ra, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Cùng với đó, thời gian qua nhiều trường nghề đã nắm bắt được nhu cầu trên nên mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, thay đổi phương thức đào tạo gắn với thực hành, liên kết với các doanh nghiệp tuyển dụng.

Nhiều trường đã tìm đến các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu, xem họ cần đào tạo nghề gì, kỹ năng ra sao, thái độ ứng xử như thế nào, trình độ ngoại ngữ cấp độ nào để đào tạo học viên đáp ứng các yêu cầu đó. Đồng thời nhà trường cũng giải quyết luôn bài toán mà học viên khi đi xin việc đều gặp phải đó là “chưa có kinh nghiệm”, nên nhiều trường đã dành thời gian cho học viên vào các nhà máy, công xưởng, văn phòng làm việc như những người lao động thực thụ./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...