Ba đời làm giàu từ nghề trồng hoa

2015-12-29 22:31:07 0 Bình luận
Ở làng hoa Thái Phiên Đà Lạt, trên 60 năm qua có một gia đình đã gắn bó với nghề trồng hoa từ thuở khai đất lập ấp, đến nay đã trải qua 3 đời làm giàu từ trồng hoa.

Khai hoang vỡ đất trồng hoa

Làng hoa Thái Phiên, phường 12, TP Đà Lạt, gia đình ông Bùi Văn Hội được xem là một trong những hộ có nghề trồng hoa lâu đời nhất ở vùng đất này. Đến nay, gia đình ông đã có truyền thống trên 60 năm trồng hoa. Từ những năm 1950 của thế kỷ trước, thấy vùng Thái Phiên đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, suối nước trong vắt chảy từ rừng ra, bố ông Bùi Văn Hội là cụ Bùi Văn Mai (sinh năm 1927, nay đã mất) đã chuyển cả gia đình từ vùng Cầu Đất, về Thái Phiên khai hoang lập ấp. Bấy giờ, Thái Phiên là vùng đất rừng hoang sơ, vẫn còn là nơi săn bắn của các quan lại làm việc trong triều đình nhà Nguyễn và công chức dưới thời chế độ cũ, hầu như chưa có sự tác động của con người. 

Ông Bùi Văn Hội bên vườn hoa cúc

  
Theo sau gia đình cụ Bùi Văn Mai lúc bấy giờ còn có 6 hộ khác. Chặt cây, vỡ đất, gia đình cụ Mai tạo lập được 1.500m2 đất sản xuất nông nghiệp. Tất cả diện tích đất này được trồng hoa cúc, lay ơn, lys, cẩm chướng. Ông Bùi Văn Hội cho biết, lúc bấy giờ, sản phẩm làm ra được tiêu thụ tại chợ Đà Lạt chứ chưa xuất đi các nơi tiêu thụ như sau này. Thấy nghề trồng hoa cho lời cao, không phải lo thị trường tiêu thụ vì sản phẩm làm ra tới đâu đều được bán hết. Năm 1965, hộ cụ Bùi Văn Mai đã mở rộng diện tích trồng hoa ra 1,6ha.

Ông Hồ Ngọc Dinh, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, TP Đà Lạt nhận xét, hộ ông Bùi Văn Hội là tấm gương sản xuất hoa điển hình tiên tiến, cũng là một trong những hộ có truyền thống làm hoa lâu đời nhất tại địa phương. Trong dịp Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI (diễn ra từ ngày 29/12/2015-2/1/2016) tới đây, gia đình ông Bùi Văn Hội sẽ được UBND thành phố Đà Lạt vinh danh để ghi nhận công lao đối với nghề trồng hoa ở Đà Lạt.

 
 

 

Thấy gia đình cụ Bùi Văn Mai ăn nên làm ra, trở nên giàu có nhất vùng từ việc trồng hoa, nhiều gia đình từ khu vực Cầu Đất, Trại Mát cũng đổ về Thái Phiên khai hoang, vỡ đất. Được cụ Mai hướng dẫn cách làm hoa, không ít gia đình tại địa phương đã giàu lên trông thấy. Năm 1968, chiến tranh bắt đầu bước vào giai đoạn khốc liệt, rất nhiều gia đình từ các tỉnh miền Trung như Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Phú Yên… di cư tới Thái Phiên, cây hoa cũng được họ chọn để sinh cơ lập nghiệp. Về phần gia đình cụ Bùi Văn Mai, nhờ trồng hoa mà từ năm 1967, đời sống vật chất lúc nào cũng dư giả, giàu có bậc nhất trong vùng. Khoảng từ năm 1970, hoa Thái Phiên bắt đầu vươn tới thị trường Sài Gòn và cũng từ lúc ấy một số gia đình tại đây bắt tay làm ăn với các tiểu thương. Người dân Thái Phiên sản xuất hoa, các tiểu thương nhận tiêu thụ, bán được giá bao nhiêu các bên chia theo tỉ lệ phần trăm. 

Khi ông Bùi Văn Hội lập gia đình, nối nghiệp cha, ông tiếp tục duy trì, phát triển nghề trồng hoa. Ông nói rằng, trồng hoa đã trở thành cái nghiệp của gia đình, truyền từ đời này sang đời khác, sống không thể thiếu nó, mặc dù có lúc này, lúc khác, nghề trồng hoa “vốn nhiều nốt thăng và cũng lắm nốt trầm”. Gia đình ông Bùi Văn Hội có 5 người con, khi lập gia đình 3 người con trai của ông đều theo nghề trồng hoa. Ông Hội cho biết, đời bố ông, đời ông, đời con ông, rồi đời cháu ông sau này… trồng hoa vẫn là cái nghề truyền thống mà gia đình ông đã lựa chọn và nguyện gắn bó với nó.

Lãi 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ hoa

Ông Bùi Văn Hội cho biết, năm 1998 đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt trong nghề trồng hoa của gia đình ông cùng làng hoa Thái Phiên. Khi đó, một số công ty nước người vào Đà Lạt đầu tư trồng hoa ứng dụng công nghệ cao. Họ làm nhà kính, nhà lưới, trang bị hệ thống tưới tiêu tự động, điều mà từ trước tới nay người làm hoa ở Đà Lạt chưa bao giờ nghĩ tới. Học theo cách làm hoa của họ, gia đình ông Hội cũng đầu tư làm nhà kính, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, tưới tiêu. Thời bấy giờ, giá hoa cúc trong nhà kính rất cao vì hoa đều, đẹp, có chất lượng cao hơn hẳn hoa trồng ngoài trời, bán với giá gấp nhiều lần giá thị trường. 

Nhờ chăm học hỏi, tiếp thu cách làm hoa của người nước ngoài và mạnh dạn đầu tư nên gia đình ông Bùi Văn Hội đã giàu lên trông thấy. Theo ông Hội, so với làm rau, người trồng hoa có thu nhập cao hơn, giá cả ổn định hơn. Mỗi sào hoa cúc một năm làm được ba vụ, trừ mọi chi phí đầu tư, trung bình mỗi sào hoa cúc cho người trồng thu về trên dưới 100 triệu đồng tiền lãi. Hiện, trên 1ha hoa cúc trong nhà kính, hằng năm đều đặn cho gia đình ông Bùi Văn Hội không dưới 1 tỷ đồng tiền lãi. Năm 2003, ông Hội xây biệt thự to nhất vùng, trị giá 64 cây vàng. Hiện nay, tất cả diện tích trồng hoa cúc của gia đình ông Bùi Văn Hội đều đã thực hiện trong nhà kính hiện đại, cao, thoáng, được trang bị đầy đủ hệ thống tưới tiêu đạt tiêu chuẩn để sản xuất hoa ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-06 15:28:07

Bia Hơi Hà Nội - Vị bia gắn kết những khoảnh khắc ngày hè

Thưởng thức Bia Hơi Hà Nội đã trở thành một thói quen, một nét đặc trưng của đời sống văn hóa trong những dịp tụ họp gắn kết. Có thể khẳng định rằng Bia Hơi Hà Nội là một phần không thể thiếu trong nền tinh hoa ẩm thực Hà Thành, là sự giao thoa giữa các tầng lớp xã hội, nhiều ngành nghề khác nhau.
2024-05-06 14:15:00

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cảm xúc ‘sau 70 năm, 2 con gái nhìn thấy cha mình’

Cầu truyền hình có tên “Dưới lá cờ Quyết Thắng” tái hiện những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.
2024-05-06 06:35:00

Chính sách với người có công tại huyện Yên Thành, Nghệ An

Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là địa phương có số lượng người có công với cách mạng khá lớn. Đến nay, toàn huyện đang chi trả chế độ hàng tháng cho 5981 người có công trên địa bàn.
2024-05-05 21:10:00
Đang tải...