Bản lĩnh của những chiến binh tàu Không số làm chủ đường Hồ Chí Minh trên biển

2021-11-04 23:11:10 0 Bình luận
Những ngày giáp Tết Mậu Thân 1968, Bộ tư lệnh Hải quân nhận được kế hoạch tuyệt mật của Bộ Tổng Tham mưu, yêu cầu nhanh chóng điều động tàu chở vũ khí, đạn dược vào Nam. Theo lệnh của trên, Tàu 56 cùng 3 tàu không số khác của Đoàn 125 nhận nhiệm vụ đặc biệt này.

Đêm 26-2-1968, Tàu 56 xuất phát chở 37 tấn vũ khí vào bến Lộ Diêu (Bình Định). Hành trình trên biển đến tối 29-2, khi cách bờ khoảng 40 hải lý, thấy phía trước có nhiều ánh đèn sáng nhấp nháy, Thuyền trưởng Nguyễn Văn Ba lệnh cho tôi đánh lái lệch sang hướng nam để tránh đèn. Chừng 15 phút sau lại thấy đèn sáng phía trước, tôi lái tàu chuyển về hướng bắc, được một quãng lại thấy đèn trước mũi tàu. Ban chỉ huy tàu nhận định, có thể địch giăng bẫy ta vào bờ để bắt sống, nhưng mới chỉ nghi ngờ. Chi bộ tàu tổ chức cuộc họp bàn biện pháp xử trí, các đảng viên đề nghị cho tàu quay ra, điện báo cáo về bờ và nắm tình hình, chờ thời cơ quay vào.

Tàu 56 hướng ra biển, đi được một lúc thì 4 tàu chiến của địch lao tới đồng loạt bật đèn pha rọi về phía Tàu 56 ra tín hiệu dừng tàu để kiểm tra. Thuyền trưởng lệnh cho tôi tiếp tục hành trình, tuyệt đối không dừng lại. Địch cho tàu chiến áp sát và máy bay trực thăng vờn trên đầu thả pháo sáng đồng thời phát loa: "Hỡi các bạn! Hãy quay về với quốc gia, quốc gia sẽ trọng thưởng. Không tội gì phải khổ sở làm việc cho cộng sản. Bỏ vợ con, bỏ cha mẹ, chết không toàn thây giữa biển khơi có đáng không? Các bạn hãy quan sát xung quanh!".

Đại tá, cựu chiến binh Hồ Văn Kiêm. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Thế nhưng Tàu 56 vẫn lừng lững trên từng con sóng. Tình hình mỗi lúc một căng thẳng, chúng nổ súng thị uy. Chỉ huy tàu nhận định, nếu dừng lại sẽ mắc mưu địch và coi như đầu hàng. Tiếng động cơ máy bay, tiếng loa phóng thanh, tiếng sóng biển, tiếng gió rít cùng ánh đèn pha nhấp nháy khiến không khí vô cùng căng thẳng. Lúc này, nhiều thủy thủ đã tính đến phương án chiến đấu và sẵn sàng cho nổ 3 tấn bộc phá cài sẵn trên tàu. Chính trị viên Đỗ Văn Sạn động viên cán bộ, chiến sĩ bình tĩnh, quyết không sợ.

Đến gần 1 giờ sáng, 4 tàu chiến của địch vẫn bám theo tàu ta với khảng cách từ 100 đến 300m. Một tàu địch chạy cắt ngang trước mũi Tàu 56. Hai tay nắm chắc vô lăng, hai chân dạng ở tư thế vững chãi, theo lệnh của thuyền trưởng, tôi tăng tốc độ tối đa lao thẳng vào tàu địch phía trước. Khi cách tàu ta mấy chục mét, không dám thi gan, chúng liền đánh lái tránh tàu ta.

Tàu 56 vẫn chạy thẳng hướng đông mà không thể hiện động thái gì, cho dù địch nổ súng hăm dọa. Mờ sáng, 4 tàu địch vẫn bám theo, còn chiếc trực thăng dần lẩn khuất giữa trùng dương. Ra đến hải phận quốc tế, tàu chạy chậm. Nhờ tâm thế vững vàng, giữ đúng đối sách trên vùng biển quốc tế và bảo đảm yếu tố bí mật, Tàu 56 vượt ngoài kiểm soát của địch, lúc này mọi người mới thở phào nhẹ nhõm. Được lệnh của trên, Tàu 56 không vào bến Lộ Diêu mà quay ra Hải Phòng an toàn.

Cựu chiến binh tàu Không số kể lần bị tàu của địch bám theo

Gia nhập đoàn tàu Không số khi đường Hồ Chí Minh trên biển thành lập gần 3 năm, ông Vũ Trung Tính đã 18 lần tham gia các chuyến vượt biển vận chuyển vũ khí cho chiến trường. Việc gia nhập đoàn tàu Không số giúp ông hiểu hơn về lịch sử con đường huyền thoại này, đồng thời cũng để lại cho ông những kỷ niệm không quên trong những lần tham gia vận chuyển vũ khí trên Biển Đông.

Cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 nhận hàng lên tàu Không số để vận chuyển cho chiến trường miền Nam. (Ảnh: T.L)

Tuy đã gần tuổi tám mươi, nhưng cựu chiến binh (CCB) Vũ Trung Tính (hiện trú tại phường Hải Ninh, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa) vẫn giữ được vóc dáng rắn rỏi, khỏe mạnh của một thủy thủ từng được đào tạo bài bản, tuyển chọn kỹ để tham gia đoàn tàu Không số năm xưa.

Cựu binh Vũ Trung Tính cho biết, ông từng học Trường Trung cấp Hàng Hải từ năm 1961-1963. Tháng 2/1964, khi Quân chủng Hải quân tuyển quân, do bơi giỏi nên ông được tuyển chọn, sau đó 2 tháng được điều về Lữ đoàn 125 làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí cho chiến trường miền Nam tuyến Hồ Chí Minh trên biển.

Tại Lữ đoàn 125, Vũ Trung Tính được điều về tàu số hiệu 42, làm nhiệm vụ lái tàu. Chuyến đi biển đầu tiên, tàu 42 khởi hành tháng 6/1964 tại cảng K15 ở Đồ Sơn (Hải Phòng), chở 60 tấn vũ khí để chuyển tới bến Vàm Lũng (Cà Mau). Suốt một tuần lênh đênh trên biển, gặp nhiều tàu địch, nhưng tàu 42 đều luồn tránh được. Đến khi vào gần bờ, thấy những ánh sáng lấp lánh cả một vùng rộng lớn, mọi người giật mình tưởng đó là thành phố. Nhưng khi bắt liên lạc với bến Vàm Lũng đã xác định nơi đó an toàn, thứ ánh sáng kia là do đàn đom đóm phát quang trong rừng đước.

“Khi chuyến hàng đầu tiên tới bến, các thủy thủ tàu và người của bến choàng vai nhau, mừng vui khôn tả”- CCB Vũ Trung Tính cho biết. Rồi ông kể, tại đây, điều bất ngờ đối với không ít thành viên tàu 42 là gặp ông Bông Văn Dĩa, một huyền thoại trên Biển Đông, nay có mặt ở Vàm Lũng để chỉ huy việc tiếp nhận vũ khí tại đây.

Ông Vũ Trung Tính (thứ 2 từ trái sang) cùng một số đồng đội của đoàn tàu Không số. (Ảnh: NVCC)

Trước đây, khi đường Hồ Chí Minh trên biển chưa chính thức thành lập, ông Dĩa là người tiên phong, từng có những chuyến vượt biển từ Bắc vào Nam để thực thi nhiệm vụ. Những đóng góp của ông góp phần để Bộ Quốc phòng thành lập đường Hồ Chí Minh trên biển sau này.

“Sau khi con đường trên biển được thành lập, ông Bông Văn Dĩa lại là một thành viên trên con tàu đầu tiên vận chuyển vũ khí cho chiến trường miền Nam. Thời điểm đó, vào đêm 12/10/1962, chiếc tàu “Phương Đông 1” gồm 10 thủy thủ, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Lê Văn Một và chính trị viên Bông Văn Dĩa chở hơn 30 tấn vũ khí rời bến K15, để đến ngày 19/10/1962 cập bến Vàm Lũng giao hàng an toàn. Tàu “Phương Đông 1” đã đi vào lịch sử, chính thức khai thông tuyến vận tải quân sự bằng đường biển của ta”- ông Tính cho biết.

Tháng 11/1964, tàu 42 tiếp tục chở vũ khí vào bến Vàm Lũng. Tàu vừa khởi hành từ bến K15 thì gió mùa Đông bắc tràn xuống khiến nhiều thành viên của tàu bị ảnh hưởng. May mắn, sau 5 ngày di chuyển tàu đã tới bến an toàn. Tại đây, Vũ Trung Tính có dịp gặp lại ông Bông Văn Dĩa. Ông Dĩa quý Vũ Trung Tính, nên khi chia tay đã tặng người lính trẻ này một con rái cá để mang ra Bắc làm kỷ niệm.

“Tôi dự định khi mang con rái cá về sẽ đưa vào Vườn Bách thú Hà Nội nuôi. Nhưng khi trở ra, tàu gặp bão mạnh khiến con rái cá bị ảnh hưởng bởi những đợt rung lắc dữ dội nên đã chết. Điều này khiến tôi tiếc mãi”- ông Tính chia sẻ.

Tiên phong tìm hướng vận chuyển mới

Tháng 2/1965, do một tàu của ta bị lộ tại bến Vũng Rô (Phú Yên), nên đường vận chuyển vũ khí tại Biển Đông theo hướng cũ bị địch phong tỏa. Trước tình hình đó, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Quân chủng Hải quân, Lữ đoàn 125 tạm dừng hoạt động một thời gian để tìm hướng vận chuyển mới. Hướng mới này đi trên vùng biển quốc tế, phải qua hải phận một số nước Đông Nam Á bằng phương pháp hàng hải thiên văn, tức là những người có trách nhiệm trong việc tàu di chuyển, đặc biệt là lái tàu phải nhìn mặt trời, mặt trăng, sao trời để xác định đường đi. “Công việc này rất quan trọng, vì nếu xác định không chuẩn sẽ ảnh hưởng đến hành trình của tàu, và nguy hiểm hơn là tàu có thể sa vào bãi cạn hoặc đồn bốt địch”- ông Vũ Trung Tính cho biết.

Tàu 42 được cấp trên giao nhiệm vụ vừa vận chuyển vũ khí, vừa kết hợp tìm hướng đi mới an toàn hơn trong chuyến đi này. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng trên, các thành viên ưu tú được tuyển chọn từ các tàu trong đoàn để điều động về tàu 42. Là thành viên cũ, nhưng Vũ Trung Tính được đánh giá là lái tàu giỏi, có chuyên môn tốt về thiên văn nên được giữ lại tàu.

Sau một thời gian chuẩn bị, đêm 15/10/1965, tàu 42 đã chuyên chở 60 tấn vũ khí, trong đó có 4 quả thủy lôi (mỗi quả nặng 1 tấn) lên đường. Sau vài ngày lênh đênh trên biển, tàu tạt qua Hải Nam (Trung Quốc), sau đó chuyển hướng vào bờ. Nhưng vào lúc này, tàu khu trục của Mỹ xuất hiện và bám theo, trong khi trên trời máy bay của chúng cũng hạ thấp độ cao để quan sát. Trước tình thế hiểm nghèo, thuyền trưởng tàu 42 Nguyễn Văn Cứng ra lệnh cho đồng đội chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, tình huống xấu có thể phải nổ tàu.

Thời điểm đó, con tàu 42 và toàn bộ thủy thủ đoàn được “hóa trang” giống như một tàu đánh cá của ngư dân nước ngoài. Nay trước tình thế có thể bị lộ, Vũ Trung Tính chợt nảy ý định làm cách nào đó để phía địch thấy rõ đây là tàu đánh cá của ngư dân nước ngoài.

Thấy trong tàu có Lưu Đình Lừng với chiếc mũi cao khá giống người nước ngoài nên Vũ Trung Tính đề xuất ý tưởng cho Lừng giả “Tây” để đánh lừa địch. Được thuyền trưởng Cứng đồng ý, Lưu Đình Lừng bèn lên boong tàu ăn cam, chuối, hút thuốc lá thơm rồi ném mẩu thuốc lá lên không trung. Tên phi công thấy vậy bớt nghi ngờ, lượn thêm một vòng rồi bỏ mục tiêu. Chiếc khu trục bám theo cũng rời đi chỗ khác.

Sau khi thoát khỏi sự đeo bám của địch, để đề phòng chúng quay trở lại, tàu 42 dừng lại giả vờ đánh cá một thời gian. Đêm 24/10/1965, tàu đã vào bến Kiến Vàng để giao hàng. “Cũng từ sau chuyến tìm hướng đi mới ấy, một số tàu của ta đã thực hiện theo đường mà tàu 42 đã thiết lập”- CCB Vũ Trung Tính cho biết.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47

Chuyện về con tàu Đại Lãnh trong trận chiến Gạc Ma 1988

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí mới đây, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng LLVTND kể, năm 1999, khi ông đang là thứ trưởng Bộ Quốc phòng, miền Trung có lũ lụt cực lớn.
2024-04-23 10:37:37

Phú Yên: Cần sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của các nhà đầu tư

Vừa qua, Tạp chí điện tử Hòa Nhập nhận được đơn thư của ông Phạm Văn Đạo (sống tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) phản ánh về việc: Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định thu hồi đất khi doanh nghiệp đang thực hiện dự án Khu đô thị du lịch năng lượng xanh.
2024-04-23 10:00:31

Quý I có 66 vụ cháy, Nghệ An chỉ đạo phòng chống cháy nổ mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang tới gần, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Do đó, tỉnh Nghệ An đặc biệt chú trọng tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.
2024-04-23 08:15:00
Đang tải...