Bản lĩnh người cộng sản

2017-08-22 15:19:50 0 Bình luận
Tham gia cách mạng từ khi còn rất trẻ, Thượng tướng Song Hào (tên thật là Nguyễn Văn Khương) đã trở thành một tấm gương sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là người cộng sản kiên trung suốt đời chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và QĐND Việt Nam. Trí tuệ, bản lĩnh, nhân cách và cuộc đời của ông được phân tích, đúc kết thành những bài học thiết thực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Đồng chí Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam (hàng đầu, thứ ba từ trái sang) cùng đoàn cán bộ trong chuyến công tác tại Khu 4, năm 1965. Ảnh: Tư liệu


Bất khuất, kiên cường trong chiến đấu

Tham gia hoạt động trong phong trào Mặt trận bình dân tại quê hương Nam Định từ khi còn rất trẻ, tháng 3-1939, đồng chí Song Hào được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Bị thực dân Pháp bắt giam và kết án 7 năm tù và bị tra tấn, di lý đi nhiều nơi, song mỗi một phòng giam cũng chính là giảng đường để người con Thành Nam ấy tổ chức cho anh em tù chính trị học tập lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, xây dựng các chi bộ Đảng trong nhà tù.

Năm 1944, đồng chí Song Hào vượt ngục thành công và trở về hoạt động cách mạng tại chiến khu Việt Bắc. Với cương vị là Bí thư Phân khu ủy Nguyễn Huệ, ngay những ngày đầu tháng Tám, ông đã nhanh chóng chớp thời cơ, quyết định phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa Thanh La (Sơn Dương – Tuyên Quang) giành chính quyền thành công.

Toàn quốc kháng chiến, đồng chí Song Hào được Trung ương Đảng cử làm Chính trị Ủy viên Khu 10, phụ trách các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, rồi sau là Chính ủy mặt trận Tây Bắc. Có thể nói, đây là thời gian đồng chí Song Hào cùng với các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Khu tập trung toàn lực để chỉ đạo các mặt công tác như xây dựng Khu bộ, củng cố các tổ chức Đảng, tổ chức các đơn vị chiến đấu tiêu diệt thổ phỉ cùng thám báo Pháp; đồng thời chỉ đạo quân dân tích cực xây dựng lực lượng cả về quân sự và chính trị, chủ động tổ chức phản công địch như chiến dịch Sông Lô, chiến dịch Thượng Lào, chiến dịch Lê Hồng Phong… Những thành quả đáng tự hào đó của quân dân Tây Bắc là một trong những tiền đề quan trọng của Đảng và quân đội ta xây dựng Việt Bắc trở thành “Thủ đô gió ngàn – Thủ đô kháng chiến” vững vàng suốt 9 năm chống Pháp.

Dấu ấn của người Chính ủy Song Hào trên mặt trận Tây Bắc đã thể hiện được năng lực lãnh đạo, chỉ huy tài đảm về quân sự, nhân văn, minh triết về chính trị. Để rồi tới năm 1951, đồng chí Song Hào được cử làm Chính ủy, Bí thư Đại đoàn ủy Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong). Cùng với tập thể cán bộ, chiến sĩ của Đại đoàn “Hễ đánh là thắng/ Đã đánh là tiêu diệt sinh lực địch” (Nhật lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc trong ngày thành lập Đại đoàn), Chính ủy Song Hào đã liên tiếp tham gia chiến dịch Trung du (Đông - Xuân 1950 - 1951), Đường số 18 (chiến dịch Hoàng Hoa Thám Xuân - Hè 1951), chiến dịch Hà Nam Ninh (chiến dịch Quang Trung 1951), chiến dịch Hòa Bình (Đông - Xuân 1951 - 1952), chiến dịch Tây Bắc (Thu - Đông 1952) và chiến dịch Thượng Lào (Xuân - Hè 1953).

Mỗi chiến dịch, Chính ủy Song Hào cùng Bộ Chỉ huy Đại đoàn 308 lại tích lũy thêm những kinh nghiệm chiến đấu, các hình thức tác chiến ở từng địa bàn, kịp thời động viên bộ đội vượt qua thử thách, hy sinh. Tháng 5- 1954, cùng với sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ của các đơn vị bạn trên toàn mặt trận, Đại đoàn 308 và QĐND Việt Nam đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneve.

Ngay sau khi hoàn thành công tác tiếp quản, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh bổ nhiệm đồng chí Song Hào giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (TCCT) QĐND Việt Nam. Năm 1961, đồng chí được phân công làm Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ngày 3-3-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 09/SL, bổ nhiệm đồng chí Song Hào giữ chức Chủ nhiệm TCCT QĐND Việt Nam.

Bản lĩnh, nhân văn trong công tác Đảng, công tác chính trị

Tham chiếu lại cả quá trình hoạt động cách mạng của Thượng tướng Song Hào, có thể thấy rằng tài năng lãnh đạo chính trị và công tác dân vận chính là điểm nổi trội. Những chỉ đạo của đồng chí khi còn công tác tại Liên khu Việt Bắc như xây dựng các “đại đội độc lập”, “tiểu đoàn tập trung”; chỉ đạo xây dựng “Chi bộ tự động công tác” trong các “đại đội độc lập” đã tạo nên một khí thế mới trong công tác tư tưởng và giáo dục bộ đội trong thời kỳ kháng chiến. Sau này, trong 22 năm làm Phó Chủ nhiệm, rồi Chủ nhiệm TCCT, ông đã soạn tập đề cương bài giảng “Nhiệm vụ, chức trách của Chủ nhiệm Chính trị” đầy sâu sắc về trình độ lý luận chính trị cũng như tư duy hành động quyết liệt.

Các cán bộ từng công tác tại cơ quan TCCT vẫn nhớ vóc dáng tầm thước, gương mặt đôn hậu của Thượng tướng Song Hào thường đến các đơn vị trong Tổng cục để gặp gỡ cán bộ, chiến sĩ để nắm bắt tình hình và trao đổi thêm về nhiệm vụ. Là người đồng đội, là người em đã cùng gắn bó với Thượng tướng Song Hào từ những ngày còn công tác tại Đại đoàn 308 cho đến sau này, trong bài viết “Anh Song Hào còn mãi trong trái tim tôi”, Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm TCCT QĐND Việt Nam khẳng định, “Đồng chí Song Hào luôn căn dặn chúng tôi: Phải khéo kết hợp công tác tư tưởng - văn hóa với công tác tổ chức cán bộ, lấy xây dựng Đảng làm then chốt, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, xây dựng Quân đội ta đúng với bản chất quân đội cách mạng do Đảng lãnh đạo, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”.

Với bản lĩnh của một người cộng sản, với tầm nhìn của một người đứng đầu chỉ đạo công tác Đảng, công tác chính trị của QĐND Việt Nam, có thể nói, vai trò của Thượng tướng Song Hào được ghi nhận trong nhiều chiến dịch quan trọng của Quân đội ta những năm chống Mỹ. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, đang là người đứng đầu TCCT, song Trung ương Đảng vẫn chỉ định Thượng tướng Song Hào làm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy chiến dịch Trị Thiên, nhằm phát huy năng lực lãnh đạo, chỉ huy quân sự và chính trị của ông. Chiến dịch thắng lợi vẻ vang đã góp phần buộc Mỹ ký kết Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Đối với chiến dịch Hồ Chí Minh, bằng sự nhạy bén của mình, ngay sau khi lĩnh hội kế hoạch của Bộ Chính trị, Thượng tướng Song Hào đã chỉ thị cho cơ quan TCCT và các đơn vị triển khai toàn diện công tác Đảng, công tác chính trị, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Cống hiến của Thượng tướng Song Hào đối với cách mạng Việt Nam và sự trưởng thành, lớn mạnh của QĐND Việt Nam là điều không thể phủ nhận. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, cuộc đời và kinh nghiệm lãnh đạo về chính trị, quân sự của Thượng tướng Song Hào vẫn mãi mãi là tấm gương sáng của Quân đội ta nói chung và ngành chính trị quân đội nói riêng. Cho tới sau này, khi đã chuyển sang đảm nhận vai trò Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương, rồi Chủ tịch lâm thời Hội Cựu chiến binh Việt Nam, bản lĩnh của người cộng sản trung kiên Song Hào vẫn luôn tỏa sáng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

Ông cụ 75 tuổi lên Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên thăm bố dịp Kỷ niệm 70 năm

Những ngày này, Đồi A1 lịch sử ở phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt có tính quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ, hoa phượng đỏ thắm như máu của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống.
2024-05-07 06:05:00
Đang tải...