Bản tin kinh tế, tài chính ngày 10/9/2021: Ngân hàng giảm lãi hỗ trợ doanh nghiệp, thực tế ra sao?

2021-09-10 08:44:06 0 Bình luận
Có thể thấy, giữa lúc dịch COVID-19 đang căng thẳng tại Việt Nam, kéo theo đó thị trường chứng khoán cũng đang trên nhịp điều chỉnh mà số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới tiếp tục ở mức cao, đạt 120.765 tài khoản trong tháng 8 (theo dữ liệu được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa công bố).

Giá vàng hôm nay 10/9, Giá vàng tìm đường tăng trở lại, chuyên gia mách thời điểm tốt để mua vào?

Chốt phiên giao dịch hôm qua (9/9), giá vàng trong nước vẫn tiếp tục gần như đi ngang hoặc điều chỉnh nhẹ tại các hệ thống cửa hàng kinh doanh kim loại quý trên toàn quốc, trong giai đoạn nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang thực hiện Chỉ thị giãn cách xã hội nghiêm ngặt để phòng chống Covid-19. Dưới đây là tổng hợp về giá vàng SJC tại trong phiên đóng cửa hôm qua.

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC lần lượt tại 56,55 - 57,27 triệu đồng/lượng và 57,25 triệu đồng/lượngtại hai chi nhánh Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 56,60 - 57,75 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 56,60 - 57,60 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 56,80 - 57,75 triệu đồng/lượng.

Tại Hà Nội, bảng giao dịch điện tử của Bảo tín Minh Châu vẫn tiếp tục đứng giá từ nhiều ngày nay. Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu vẫn được niêm yết tại: 56,90 - 57,52. Giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long ít biến động, giao dịch tại 51,51 - 52,21 triệu đồng/lượng. Giá vàng trang sức giao dịch tại 50,75 - 51,85 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới đã mất đà tăng của tuần trước khi giá giảm xuống dưới 1.800 USD/ounce do đồng USD mạnh hơn và lợi suất kho bạc Mỹ cao hơn gây áp lực lên kim loại quý. Việc đánh mất mốc tâm lý quan trọng đã khiến áp lực bán mạnh hơn.

Kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ thường kỳ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vừa được công bố cho thấy, không có thay đổi nào trong chính sách lãi suất của ECB, như dự kiến, nhưng ngân hàng trung ương này đã giảm nhẹ lượng mua trái phiếu hàng tháng với "tốc độ thấp hơn vừa phải."

Trong phiên giao dịch cuối ngày, giá vàng thế giới trên sàn giao dịch Kitco đảo chiều tăng nhẹ 5,6 USD, giao dịch ở 1.794,2 USD/ounce.

Chỉ số USD yếu hơn trong ngày góp phần hỗ trợ cho thị trường kim loại quý. Trên biểu đồ kỹ thuật, xu hướng tăng giá cho thấy lợi thế trong ngắn hạn trong bối cảnh xu hướng tăng giá đang diễn ra trên biểu đồ thanh khoản hàng ngày. Diễn biến đã đưa giá vàng phục hồi nhẹ trong phiên giao dịch chiều hôm qua (9/9), nhưng chưa thể bật hẳn lên, mà vẫn dao động dưới ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng 1.800 USD.

Tuy nhiên, giới đầu tư hiện lo ngại về sự lây lan của biến thể Delta ở Mỹ. Chứng khoán Mỹ và châu Âu chìm trong sắc đỏ. Dòng tiền tìm đến đồng USD như một kênh trú bão an toàn. Điều này gây áp lực lên giá vàng.

Gần 4% dân số Việt đổ tiền đầu tư vào "sân chơi nóng"

Kết phiên, VN-Index tăng 10,37 điểm (0,78%) lên 1.343,98 điểm, HNX-Index tăng 3,17 điểm (0,91%) đạt 350,44 điểm. UPCom-Index tăng 0,37% lên 94,71 điểm.

VN-Index tăng 10,37 điểm (0,78%) lên 1.343,98 điểm.

Thanh khoản toàn thị trường cải thiện so với phiên trước với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 23.500 tỷ đồng.

Với sự dẫn lối của TPB, VPB, SSB, TCB, ACB... cổ phiếu của các nhà băng vươn lên thành nhóm ảnh hưởng tích cực nhất lên VN-Index.

Cùng với nhóm ngân hàng, nhiều cổ phiếu chứng khoán cũng tăng khá tốt như AGR, CTS, BVS, MBS, PSI, SHS, VDS, VND, FTS…

Các cổ phiếu Bluechips như BVH, FPT, GAS, HPG, MSN, HVN, MWG, PNJ…cũng đồng thuận tăng giúp sắc xanh thị trường được củng cố. Trong đó, HVN thậm chí tăng trần lên 23.950 đồng với kỳ vọng mở lại đường bay nội địa.

Đà tăng cũng lan tỏa mạnh ra các nhóm cổ phiếu dầu khí, thép, logistic, bất động sản, xây dựng…giúp thị trường trở nên sôi động hơn nhiều so với buổi sáng.

 

Thị trường chứng khoán Việt Nam Việt Nam có gần 3,62 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán.

Có thể thấy, giữa lúc dịch COVID-19 đang căng thẳng tại Việt Nam, kéo theo đó thị trường chứng khoán cũng đang trên nhịp điều chỉnh mà số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới tiếp tục ở mức cao, đạt 120.765 tài khoản trong tháng 8 (theo dữ liệu được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa công bố). Như vậy, Việt Nam có 6 tháng liên tiếp ghi nhận số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới vượt 100.000 tài khoản mỗi tháng.

Thống kê kể từ đầu năm, số lượng tài khoản trên chỉ thấp hơn mức kỷ lục (140.470 tài khoản) ghi nhận trong tháng 6. Dẫu vậy, số lượng tài khoản mở mới trong tháng qua vẫn cao hơn đáng kể những tháng trước khi làn sóng COVID-19 xảy ra tại Việt Nam.

Có thể thấy, nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn là nhóm mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán nhiều nhất trong tháng 8 (126.379 tài khoản). Trong khi đó, các tổ chức trong nước mở mới 127 tài khoản. Các cá nhân và tổ chức nước ngoài mở mới 242 tài khoản và 17 tài khoản trong tháng qua.

Lũy kế kể từ đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam có 845.488 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở mới, trong đó có 841.368 tài khoản của nhà đầu tư cá nhân. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài chỉ mở 3.083 tài khoản trong 8 tháng đầu năm nay.

Trước xu thế ồ ạt mở tài khoản giao dịch chứng khoán, tính đến cuối tháng 8/2021, thị trường chứng khoán Việt Nam có gần 3,62 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán. Dữ liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc (danso.org), dân số Việt Nam khoảng 98,3 triệu người, theo số tài khoản giao dịch chứng khoán tương đương 3,7% dân số của Việt Nam

Tại đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 theo Quyết định 242 công bố ngày 28/2/2019, mục tiêu đặt ra là số lượng nhà đầu tư trên thị trường đạt 5% dân số Việt Nam.

Giá chào bán bất động sản sơ cấp chưa có dấu hiệu giảm

Chia sẻ với VnExpress, Anh Quang, chủ một doanh nghiệp bất động sản tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết nhiều tháng qua hoạt động kinh doanh bất động sản diễn ra khá chậm. Do việc di chuyển hạn chế, nhà đầu tư không thể trực tiếp tới khảo sát và tham quan dự án.

"Khách hàng có tâm lý e dè, thận trọng hơn, nhất là khi mối lo ngại về tình hình dịch bệnh đang ngày càng gia tăng", anh Quang nói.

Anh Minh, một môi giới hoạt động ở khu Nam và khu Đông TP HCM cũng cho biết tình hình thanh khoản bất động sản tại hai khu vực này kém sôi động, giao dịch hạn chế. Cơ quan, văn phòng công chứng đóng cửa nên cũng không thể ký kết hợp đồng.

Từ khi làn sóng Covid-19 lần thứ 4 bùng phát đến nay, thị trường bất động sản tại nhiều địa phương có dấu hiệu chậm lại về thanh khoản. Theo dữ liệu của kênh thông tin bất động sản Vhome, từ ngày 27/4 đến nay lượng người quan tâm đến bất động sản trên toàn quốc giảm tới 48,8% so với các tháng trước. Trong đó, mức độ quan tâm đến bất động sản của người dân tại các thành phố lớn như Hà Nội giảm 41,9%, TP HCM giảm 54,4%.

Bất động sản khu Nam TP HCM, tháng 2/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Tuy mức độ quan tâm đến bất động sản đã kém hơn những tháng trước, nhưng giá chào bán trên thị trường sơ cấp chưa có dấu hiệu giảm.

Ở thị trường Hà Nội, báo cáo của CBRE cho thấy, giá bán sơ cấp trong quý II trung bình ở mức 1.472 USD một m2, tăng 7% theo năm và 1% theo quý. Trên thị trường thứ cấp, giá bán trung bình ở ngưỡng 1.180 USD một m2, tăng 4% theo năm. Các dự án trung cấp mới hoàn thiện, có vị trí thuận tiện như ở quận Hai Bà Trưng hay Bắc Từ Liêm ghi nhận mức tăng giá cao nhất trong vòng một năm trở lại đây. Một số dự án ghi nhận mức tăng 8-9% mỗi năm năm. Đơn vị này đánh giá giá bán sơ cấp trong hai năm tới dự kiến tăng trong khoảng từ 4-6%, cao hơn mức tăng của năm 2020 là 3% nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng đang dần cải thiện và nguồn cung mới không quá dồi dào như so với giai đoạn trước dịch Covid-19.

Cũng theo đơn vị này, tại TP HCM, giá bán trung bình trên thị trường sơ cấp tăng ở tất cả phân khúc, đạt mức 2.260 USD mỗi m2, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước. Phân khúc hạng sang và trung cấp ghi nhận mức tăng giá cao lần lượt là 9,2% và 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Mức giá trung bình tăng đáng kể do thiếu nguồn cung tại phân khúc trung cấp và phân khúc hạng sang đón nhận dòng sản phẩm căn hộ có thương hiệu (branded residence). Phân khúc cao cấp và bình dân có mức tăng giá nhẹ trong quý khảo sát, lần lượt là 0,4% và 1,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến cuối tháng 8, báo cáo thị trường của DKRA Vietnam cho biết, giá bán sơ cấp ở hầu hết các dự án ở thị trường phía Nam không có nhiều thay đổi so với những đợt mở bán trước đó.

Đánh giá về thực trạng này, bà Võ Thị Khánh Trang - Phó giám đốc Bộ phận nghiên cứu Savills TP HCM cho rằng, lượng tiền dự trữ trong dân vẫn tiếp tục tăng, có thể thấy rõ từ số lượng tài khoản chứng khoán mới mở, cũng như nhu cầu ngày một cao về sở hữu bất động sản nhà ở. Dù vậy, việc thiếu hụt nguồn cung đang đẩy giá bán căn hộ tăng.

Trong một talkshow trên VnExpress, ông Trần Khánh Quang, Chủ tịch SREC Cafe Bất động sản cũng cho biết, từ đầu năm 2021, thị trường bất động sản chuyển sang hình thái mới, có sự tăng giá cao ở mọi loại hình bất động sản. Làn sóng tăng giá này cũng lan rộng ra nhiều tỉnh thành.

"Dòng tiền đổ vào bất động sản vẫn lớn. Tháng 6,7, 8 dòng tiền đổ vào không mạnh như những tháng trước nhưng trên thị trường sơ cấp bất động sản không giảm giá. Đâu đó trên thị trường thứ cấp có hiện tượng giảm 2-3% nhưng chưa xuất hiện tình trạng bán tháo. Tôi cho rằng, 80% các nhà đầu tư chuyên nghiệp đã có sự chuẩn bị sẵn sàng các phương án trong 3-4 tháng tới", ông Quang nói.

Theo tiến sĩ Trần Minh Hoàng, Phó Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, hiện tượng giá bất động sản vẫn giữ đà tăng bất chấp bối cảnh dịch bệnh không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà còn phổ biến ở châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore... Một trong những lý do là giai đoạn này các quốc gia đều tung ra các gói kích cầu lớn, trong đó có các chính sách tài khóa, lãi suất thấp... để thúc đẩy thị trường.

Savills cũng cho biết, trong nửa đầu năm nay, nhà ở toàn cầu ghi nhận sự hồi phục khả quan với mức tăng trưởng giá trung bình đạt 3,9% - mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 12/2016.

Bên cạnh các lý do kể trên, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch HĐQT GP Invest cho rằng giá bất động sản còn chịu sự chi phối của các khoản chi phí đất, xây dựng, tài chính (lãi vay), quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận kỳ vọng. Theo đó, giá đất và giá xây dựng chiếm khoảng 70%, là hai chi phí doanh nghiệp không chủ động được, nên việc giảm giá bán bất động sản là rất khó.

“Ngân hàng giảm lãi suất cho có mùa COVID-19, chẳng đáng gì hết trơn!”

Phát biểu trên Lao Động, ông Trần Văn Lĩnh cho rằng: “Nền kinh tế của Việt Nam bị bào mòn kiệt quệ bởi dịch COVID-19, doanh nghiệp nào may mắn thì giữ sản xuất không lỗ, còn lại thì lợi nhuận âm hết (trừ một số doanh nghiệp sản xuất khẩu trang…). Trong khi đó, lợi nhuận nhiều ngân hàng vẫn báo lãi kếch xù.

Khi cả nước đang chống chọi với dịch bệnh, toàn bộ nền kinh tế suy sụp thì Nhà nước kêu gọi  các ngân hàng hỗ trợ chứ chưa có biện pháp mạnh để các ngân hàng “chia lửa” với ngành sản xuất khác. Mà nếu chỉ dừng ở kêu gọi thì các ngân hàng chỉ làm cho có chứ làm sao ngân hàng nhường lợi ích cho người khác. 

Lãi suất để cho các ngân hàng giảm tự nguyện thì việc tự nguyện đó chỉ mang tính chất cho có. Tôi thấy một số ngân hàng giảm lãi suất cho khách hàng ruột, công ty con, gắn với lợi ích của ngân hàng…”.

Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn và mong chờ những hỗ trợ thiết thực từ ngân hàng thay vì việc công bố giảm lãi suất 0,5%-1%. 

Nói về khó khăn của doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19 bùng phát, ông Lĩnh nói: “Doanh nghiệp tôi hoạt động cầm chừng, chỉ 20% năng suất so với cùng kỳ trước đó. Doanh nghiệp áp dụng 3 tại chỗ, 1 cung đường 2 điểm đến, chi phí đội lên rất lớn, cứ 3 ngày lại phải làm test PRC cho công nhân. Tiền thuê container xuất khẩu trước tôi trả 2.500 USD/container, giờ giá đội lên tới 20.000 USD/container. Nói thật là càng sản xuất trong bối cảnh này thì càng lỗ. Mặc dù không có lời nhưng tôi vẫn phải duy trì cầm chừng để giữ uy tín với khách hàng, giữ thể diện quốc gia, cho đối tác thấy doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm”. 

Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) - cho biết, trên 50% doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại khu vực Đông Nam Bộ đã dừng sản xuất, những doanh nghiệp này đang đối diện nguy cơ phá sản.

"Mặc dù các ngân hàng đã công bố mức giảm lãi từ 0,3-1,5% cùng các gói tín dụng ưu đãi khác, nhưng với mức giảm này là không đáng kể so với thiệt hại. Hiện tại, doanh nghiệp chưa được hưởng bất cứ ưu đãi nào khác." - ông Đỗ Xuân Lập nói.

Trước đó, xảy ra một vụ xôn xao khi một doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản top đầu cả nước từ chối việc ngân hàng giảm lãi suất 0,1-0,2%/năm. Lý do mà ông chủ doanh nghiệp đưa ra “mức giảm quá nhỏ, nhận chi cho mang tiếng nên tôi từ chối”. 

Đó là câu chuyện của các doanh nghiệp lớn, theo tìm hiểu của phóng viên, ngay cả các doanh siêu nhỏ theo dạng hộ kinh doanh gia đình cũng lao đao vì lãi vay ngân hàng mùa dịch.

“Tôi rất nản mỗi khi nghe tin ngân hàng giảm lãi suất vì biết đó chỉ là giảm hình thức. Gia đình có một xưởng gỗ nhỏ và một cửa hàng bán nội thất, nhưng dịch bệnh, hàng chẳng bán được, thu nhập sụt giảm trong khi lãi vay ngân hàng vẫn phải trả đều” - anh Khương Thành, chủ một xưởng gỗ, cho hay. 

“Nếu giờ ngân hàng không hỗ trợ, chẳng lẽ ngân hàng đang muốn khách hàng phá sản để siết nợ tài sản? Hay ngân hàng muốn khách hàng tồn tại và đồng hành cùng ngân hàng?” - anh Phạm Đức, một người dân vay tiền mua nhà ở TPHCM, nói.

Trao đổi với phóng viên, một chuyên gia tài chính ngân hàng nói rằng: “Khi dịch bệnh xảy ra, trên mối quan hệ hợp tác cùng có lợi, ngân hàng nên chia sẻ thế nào để giữ được những bạn hàng tốt. Đây là thời điểm cần đồng hành với doanh nghiệp, ngân hàng đừng nghĩ chỉ câu chuyện lãi suất không”.

Chuyên gia này cho rằng, ngân hàng cần suy nghĩ giải pháp tài chính tổng thể cho doanh nghiệp thay vì chỉ giảm 0,1-0,2% lãi suất

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.
2024-12-21 19:31:32

Hải Phòng giao lưu nghệ thuật ‘Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ’

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Đài PT&TH Hải Phòng phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố tổ chức giao lưu chương trình nghệ thuật “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ” vào tối 20/12, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Tiệp.
2024-12-21 17:06:05

Sóc Sơn: Hơn 1.000 đặc sản vùng miền quy tụ tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024. Đây là chương trình kích cầu mua sắm, tiêu dùng lớn nhất trong năm tại huyện Sóc Sơn.
2024-12-21 15:05:14

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
2024-12-21 08:00:00

Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: “Nâng tầm quốc phòng Việt Nam lên một bước mới”

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 đã chính thức khai mạc, thu hút sự chú ý của hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều cường quốc quân sự lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Israel... Sự kiện này không chỉ là một dịp quan trọng để giới thiệu và trưng bày các thành tựu công nghiệp quốc phòng, mà còn mang tầm vóc quốc tế, thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng.
2024-12-21 02:34:58

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết "Quân đội nhân dân Việt Nam - niềm tự hào dân tộc"
2024-12-20 19:10:00
Đang tải...