Tin tức kinh tế, tài chính ngày 22/8/2021: Giá vàng trong nước đã lên "đỉnh"?

2021-08-22 07:59:07 0 Bình luận
Vàng đối diện với làn sóng bán tháo mới, môi giới bất động sản mỏi mòn đợi tiền hoa hồng trước những khó khăn của thị trường. Thanh khoản của thị trường chứng khoán cũng có sự gia tăng nhẹ so với tuần trước, cho thấy tâm lý muốn thoát khỏi thị trường của nhà đầu tư, trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Giá vàng hôm nay 22/8: Vàng đối mặt với làn sóng bán tháo mới?

Ghi nhận trên sàn giao dịch điện tử Kitco, giá vàng giao ngay tuần qua biến động liên tục quanh vùng 1.780 USD/ounce. Trong đó, giá đỉnh ghi nhận tuần này đạt 1.795 USD và giá đáy ở mức 1.770 USD/ounce.

Kết thúc phiên giao dịch tuần này, giá vàng thế giới chỉ tăng 0,3 USD so với phiên liền trước và đóng cửa tuần ở mức 1.780,5 USD/ounce. So với cuối tuần trước, giá kim loại quý hiện cao hơn 1 USD.

Tuần qua, thị trường vàng thế giới trải qua tuần giao dịch sôi động, trong khi đó, thị trường vàng trong nước lại tương đối trầm lắng khi hầu hết doanh nghiệp đều phải đóng cửa để thực hiện quy định giãn cách xã hội trong phòng, chống dịch Covid-19.

Kết thúc phiên giao dịch tuần này, Công ty VBĐQ Sài Gòn hiện niêm yết giá vàng SJC tại hai chi nhánh Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh ở mức 56,45 - 57,15 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 56,25 - 57,85 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 56,60 - 57,60 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 56,45 - 57,20 triệu đồng/lượng.

Riêng bảng giao dịch điện tử của Bảo tín Minh Châu vẫn tiếp tục đứng giá từ nhiều ngày nay. Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu vẫn được niêm yết tại: 56,90 - 57,52 triệu đồng/lượng. Giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long ít biến động, giao dịch tại 51,51 - 52,21 triệu đồng/lượng. Giá vàng trang sức giao dịch tại 50,75 - 51,85 triệu đồng/lượng.

Hiện tại, chênh lệch giá bán vàng trong nước và thế giới hiện cũng duy trì ở mức cao.

Giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt hiện vào khoảng 49,2 triệu đồng/lượng, thấp hơn 8 triệu so với giá các doanh nghiệp trong nước đưa ra.

Theo các nhà phân tích, vàng không thể phá vỡ mức 1.800 USD/ounce khiến kim loại quý có nguy cơ phải đối mặt với đợt bán tháo mới.

Nhà môi giới hàng hóa cao cấp của RJO Futures Daniel Pavilonis cho biết, mặc dù vàng đã nhanh chóng ổn định trên 1.700 USD/ounce sau một đợt sụp đổ nhanh chóng vào tuần trước, nhưng kim loại quý chưa đủ hỗ trợ để có thể đưa giá lên mức cao hơn.

Nhà môi giới Pavilonis nói: “Vàng đang nằm ngay trên đường xu hướng giảm và có thể tiếp tục giảm giá. Không chỉ vàng, bạc cũng đang ở mức thấp và tôi nghĩ vàng sẽ bắt đầu theo sau bạc. Đợt giảm tiếp theo, vàng có thể sẽ 'dừng chân' ở mức 1.670 USD."

Sự kiện chính vào tuần tới là Hội nghị chuyên đề Kinh tế Jackson Hole.

Chiến lược gia trưởng Bart Melek của TD Securities thì nhận thấy, tất cả sẽ phụ thuộc vào khía cạnh việc làm trong nhiệm vụ kép của Fed. Ngân hàng trung ương sẵn sàng bỏ qua lạm phát cao hơn dự kiến ​​để đạt được mức tăng trưởng việc làm cần thiết.

Ông Bart Melek cho hay: "Không ai thực sự hào hứng với dữ liệu kinh tế Mỹ. Chúng tôi đã thấy doanh số bán lẻ, một phần nào đó là một chỉ số hướng tới tương lai, thấp hơn kỳ vọng. Nền kinh tế Mỹ có thể gặp khó khăn trong việc lấy lại tất cả số việc làm đã mất. Và tình huống này không phải là dễ dàng đối với Fed".

Tuần tới, 1.800 USD/ounce vẫn là ngưỡng kháng cự mạnh. Ông Pavilonis nói: "Vàng cần quay trở lại trên 1.800 USD để xoay chuyển con tàu này. Nếu không thể làm được điều đó, kim loại quý có thể bắt đầu quay trở lại mức 1.670 USD".

"Cơn sóng" nào cho chứng khoán?

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua tuần giao dịch (từ 16 - 20/8) biến động mạnh, đặc biệt vào 2 phiên cuối tuần. Thanh khoản đạt kỷ lục lịch sử hơn 2 tỷ USD vào phiên VN-Index giảm điểm sâu (20/8), cùng đó khối ngoại cũng có tuần bán ròng rất mạnh.

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho biết, sau khi vượt mốc 1.370 điểm một cách thuyết phục trong ngày thứ Hai (16/8), chỉ số không biến động nhiều trong 2 phiên tiếp theo mà chủ yếu chỉ dao động trong biên độ hẹp quanh mốc 1.360 điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua tuần giao dịch (từ 16 - 20/8) biến động mạnh, đặc biệt vào 2 phiên cuối tuần. (Ảnh minh họa: NLĐ)

Chỉ số ghi nhận phiên tăng điểm khá bất ngờ trong ngày thứ Năm (19/8) trước khi giảm sâu vào ngày thứ Sáu cuối tuần (20/08), với việc bên bán chiếm ưu thế trong suốt thời gian giao dịch.

Thanh khoản cũng có sự gia tăng nhẹ so với tuần trước, cho thấy tâm lý muốn thoát khỏi thị trường của nhà đầu tư, trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam. Dù vậy, dòng tiền có thể sẽ sụt giảm đáng kể trong tuần tới khi nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn.

Hiện tại, vùng điểm số quanh 1.300 vẫn đang đóng vai trò hỗ trợ cho xu hướng tích lũy của chỉ số. Bên cạnh đó, việc đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo giảm tốc, thêm vào đó là việc chỉ số VN-Index liên tiếp thất bại trong việc chinh phục ngưỡng kháng cự 1.380 điểm cũng khiến tâm lý nhà đầu tư dè chừng hơn.

Do đó, VCBS khuyến nghị nhà đầu tư ưu tiên chốt lời ngắn hạn các cổ phiếu đã đạt kỳ vọng về lợi nhuận, nhằm bảo toàn thành quả từ đợt tăng điểm vừa qua và quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới trước khi giải ngân trở lại.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS), thị trường chứng khoán giảm trong phiên cuối tuần (20/8) không khó dự đoán sau khi không vượt được đỉnh ngắn hạn 1.375 điểm, tuy nhiên cường độ giảm thì lại lớn hơn dự kiến rất nhiều.

Phiên giảm mạnh này đã "thổi bay" thành quả trong cả 2 tuần trước. Điều tích cực lúc này là thị trường đã lôi kéo được dòng tiền vào bắt đáy để giúp hãm đà rơi của chỉ số.

Các chỉ báo kỹ thuật ít có tác dụng với những phiên mang tính tâm lý như phiên cuối tuần qua, điều cần làm lúc này là ưu tiên quản lý rủi ro, cắt giảm margin (giao dịch ký quỹ), không bình quân giá, đưa tỷ trọng về mức cân bằng hoặc thấp, MBS khuyến nghị.

Các chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS) nhận định, sau ba tuần hồi phục liên tiếp, VN-Index đã điều chỉnh trở lại trong tuần qua. Điều đáng chú ý là thanh khoản trong tuần qua tiếp tục tăng cao. Đặc biệt là trong phiên cuối tuần 20/8, thanh khoản khớp lệnh trên hai sàn đạt mức cao kỷ lục mới. Điều này cho thấy áp lực bán ra trong tuần qua là thực sự mạnh.

Trên góc nhìn kỹ thuật, VN-Index đã kết thúc sóng hồi phục để bước vào sóng điều chỉnh. Khi kết thúc đợt điều chỉnh này, thị trường sẽ về vùng giá hấp dẫn để tích lũy cổ phiếu trong trung và dài hạn.

SHS dự báo trong tuần giao dịch tiếp theo từ 23-28/8, thị trường có khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh về các vùng giá thấp hơn với vùng hỗ trợ tiếp theo trong khoảng 1.200-1.250 điểm.

SHS khuyến nghị nhà đầu tư đã chốt lời danh mục ngắn hạn trước đó có thể canh những nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ trong khoảng 1.200-1.250 điểm, để giải ngân trở lại. Những nhà đầu tư vẫn đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn không nên bán tháo trong những phiên giảm, mà nên đợi những phiên hồi kỹ thuật để giảm tỷ trọng.

Về diễn biến thị trường, kết thúc tuần giao dịch từ 16-20/8, VN-Index giảm 27,62 điểm xuống 1.329,43 điểm; trong khi HNX-Index tăng 1,1 điểm lên 338,06 điểm.

Thanh khoản trên hai sàn gia tăng so với tuần trước đó và tiếp tục cao hơn mức trung bình 20 tuần gần nhất, với trung bình khoảng 33.300 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn.

Cụ thể, giá trị giao dịch trên HOSE tăng 18,7% lên 141.420 tỷ đồng, tương ứng khối lượng tăng 14,2% lên 4.219 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 31,3% lên 25.071 tỷ đồng, tương ứng khối lượng tăng 21,8% lên 971 triệu cổ phiếu.

Thị trường điều chỉnh khiến cho phần lớn các nhóm ngành chính đều suy giảm. Nhóm cổ phiếu dầu khí giảm mạnh nhất với 6% giá trị vốn hóa. Các cổ phiếu như: BSR giảm 7,3%, PVD giảm 6,2%, PVS giảm 4,6%.

Tiếp theo là nhóm cổ phiếu tiện ích cộng đồng với mức giảm 4% giá trị vốn hóa. Các mã tiêu biểu trong ngành như: GAS giảm 5,9%, POW giảm 3,5%.

Nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường là ngân hàng giảm 2,5% giá trị vốn hóa. Các mã lớn trong nhóm là ACB giảm 5%, BID giảm 4,8%, CTG giảm 4,7%, TCB giảm 3,3%.

Nhóm tài chính giảm 2,5% giá trị vốn hóa; trong đó, các cổ phiếu thuộc ngành bất động sản như: VHM giảm 9,9%, VIC giảm 1%; cổ phiếu đầu ngành bảo hiểm là BVH giảm 1,8%...

Các nhóm ngành khác giảm nhẹ trong tuần qua. Cụ thể như: ngành hàng tiêu dùng giảm 1,9% giá trị vốn hóa, dịch vụ tiêu dùng giảm 1,8%, công nghệ thông tin giảm 0,8%, công nghiệp giảm 0,2%.

Ở chiều ngược lại, ngành dược phẩm và y tế tăng mạnh nhất với 3,2% giá trị vốn hóa. Các đại diện tăng trong nhóm này là IMP tăng 0,6%, DHG tăng 2,1%, DHT tăng 3,4%.

Ngành nguyên vật liệu tăng 2,3% giá trị vốn hóa, với các trụ cột là NKG tăng 0,5%, HPG tăng 0,7%, HSG tăng 3,3%. Các cổ phiếu ngành hóa chất phân bón có các đại diện DCM tăng 0,9% và DPM tăng 4%.

Về diễn biến khối ngoại, khối này bán ròng mạnh nhất 11 tuần gần đây; trong đó, các cổ phiếu vốn hóa lớn đầu ngành bị bán nhiều nhất. Cụ thể, tổng khối lượng bán ròng ở mức 105,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 5.406 tỷ đồng.

Đáng chú ý trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng tới 5.667 tỷ đồng, gấp 2,6 lần tuần trước và cũng là mức cao nhất trong 11 tuần qua, tương ứng khối lượng bán ròng là 109 triệu cổ phiếu.

VHM là cổ phiếu có khối ngoại bán ròng mạnh nhất với 816 tỷ đồng. Tiếp đến, SSI bị bán ròng 796 tỷ đồng. VIC bị bán ròng 647 tỷ đồng và HPG là 432 tỷ đồng.

Thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm trở lại trong tuần qua là khá đồng pha với các thị trường chứng khoán thế giới.

Thị trường BĐS "đứng hình", môi giới mỏi mòn đợi tiền hoa hồng

Thực trạng này được khá nhiều môi giới bất động sản chia sẻ thời điểm này. Bởi theo họ, thị trường BĐS hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề, gần như "đứng hình" do giãn cách xã hội kéo dài ở những thị trường trọng điểm, người dân không thể di chuyển nên hoạt động mua bán, giao dịch BĐS vì thế cũng gần như đóng băng.

Thị trường bất động sản đang trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn. Thời điểm đầu năm 2020 khi dịch bệnh mới bùng phát, số liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho thấy khoảng 1/3 số sàn giao dịch trong tổng số hơn 1.000 sàn giao dịch trên cả nước buộc phải đóng cửa. Còn theo số liệu của Bộ Xây dựng công bố đầu năm 2021 thì do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2020, ngành bất động sản có 978 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 15,5% so với năm 2019.

Hồi đầu năm 2021, thị trường có đợt sốt đất kéo dài khoảng 3 tháng, đây cũng là giai đoạn giao dịch nhà đất bùng nổ khiến nhiều người lao vào môi giới mua bán nhà đất kiếm lời, thậm chí nhiều người bỏ cả sản xuất để làm môi giới. Kể từ tháng 5 đến nay, thị trường BĐS trùng xuống và đi vào trầm lắng do tác động của dịch bệnh khiến rất nhiều môi giới phải bỏ nghề, mỏi mòn chờ tiền hoa hồng, thậm chí họ còn bị "bùng" tiền phí hoa hồng.

Chị Hoa, một môi giới (sale) bán căn hộ tại thị trường Hà Nội, cho rằng hiện đang giãn cách nên chị cũng không có nhiều việc để làm ngoại trừ hàng ngày nhắn tin đòi tiền hoa hồng. Chị Hoa kể, hồi cuối năm ngoái chị có ký hợp đồng cộng tác bán nhà với một sàn BĐS nhỏ, chuyên bán căn hộ trên thị trường thứ cấp. Chị đã bán được 3 căn hộ và theo thỏa thuận sẽ nhận được tiền hoa hồng theo thỏa thuận hợp đồng. Thế nhưng, chị mới nhận được một nửa tiền hoa hồng, một nửa còn lại chưa đòi được. Từ tháng 4 đến nay chị thường xuyên nhắn tin đòi nhưng chủ sàn viện lý do sàn kinh doanh khó khăn, không có doanh thu nên đều khất lần việc trả phí.

Một môi giới khác là anh Nam, môi giới thành công một căn biệt thự đắt tiền vào hồi tháng 3 đầu năm nhưng nay cũng chưa thể đòi được tiền hoa hồng. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến cả chủ đầu tư và sàn giao dịch kinh doanh khó khăn, chủ dự án thì trả hoa hồng rất chậm và khi về tới sàn thì cũng không trả hết hoa hồng cho nhóm của anh, sàn còn dùng tiền hoa hồng của môi giới để bù đắp chi phí công ty và nợ nần khác.

Theo chia sẻ của nhiều môi giới, do khó khăn nên họ rất khó đòi tiền hoa hồng từ các sàn giao dịch, nhất là những sàn nhỏ, hoạt động tự phát, thiếu chuyên nghiệp nên họ đành chuyển nghề hoặc chuyển việc sang làm cho sàn khác.

Thậm chí, nhiều sàn nhà đất mọc lên như nấm trong cơn sốt đất hồi đầu năm, kéo theo nhiều môi giới lao vào làm việc cộng tác cho các sàn nhà đất này. Khi bán thành công đất nền nhưng dịch bùng phát, nhiều sàn phá sản, đóng cửa khiến nhiều môi giới còn không thể đòi được phí hoa hồng, vì không thể liên lạc được với chủ sàn.

Theo nhiều môi giới BĐS, đây là giai đoạn khó khăn nhất của thị trường mà. Hiện tượng môi giới bị sàn, bị chủ đầu tư "bùng" hoa hồng diễn ra phổ biến hơn, nhiều hơn so với các năm trước. Chia sẻ trên báo chí mới đây, anh Nguyễn Hải Thắng, giám đốc kinh doanh một sàn có quy mô tại Hà Nội cho biết, nợ và bùng tiền hoa hồng của môi giới thường diễn ra ở những chủ đầu tư, những sàn nhỏ tiềm lực tài chính yếu kém. Cách làm ăn không chuyên nghiệp, chộp giật của những đơn vị này sẽ không thể trụ được trên thị trường. Sàn giao dịch sẽ né bán hàng cho những chủ đầu tư nợ hoặc không trả phí và môi giới sẽ không làm việc cho những sàn nợ hoặc không trả hoa hồng. "Môi giới nên chọn làm việc với những sàn đã có uy tín trên thị trường để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra", anh Thắng đưa ra lời khuyên.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đảng uỷ Khối DN quận Đống Đa tổ chức hội nghị giao ban Bí thư chi bộ

Ngày 5/12/2024, Đảng ủy Khối doanh nghiệp quận Đống Đa đã tổ chức Hội nghị giao ban Bí thư chi bộ tháng 12/2024.
2024-12-05 09:26:15

Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp nông lâm thủy sản

“Phát triển bền vững đã trở thành một xu thế của thời đại, định hướng chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, trong đó, phát triển bền vững về kinh tế được coi là trụ cột, nền tảng phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng tất yếu mà đã trở thành điều kiện tiên quyết để duy trì năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển lâu dài của nền kinh tế.”
2024-12-04 18:30:00

Hải Phòng khai mạc Kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố

Sáng 4/12, Hải Phòng tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là kỳ họp thường lệ cuối năm, vào thời điểm cả thành phố đang ra sức hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2024.
2024-12-04 12:10:13

HNM tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tọa đàm kỷ niệm Ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12)

Sáng ngày 3/12/2024, HNM (Hội người mù) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tọa đàm kỷ niệm Ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12) nhằm tuyên truyền, nâng cao vị thế của Người khuyết tật (NKT) nói chung, trong đó có người mù trên địa bàn theo chủ đề của Liên Hợp Quốc đã chọn, đó là “Nâng cao vai trò lãnh đạo của NKT vì một tương lai toàn diện và bền vững”.
2024-12-04 09:35:00

Doanh nghiệp thương binh đang viết tiếp bài ca người lính

“Là một người lính trở về, hoàn thành nghĩa vụ trên chiến trường về với cuộc sống đời thường, ai cũng phải bước vào cuộc sống làm ăn kinh tế, trước mắt xây dựng kinh tế cho bản thân và gia đình và nếu thành đạt thì đóng góp cho xã hội. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải dùng ý chí và nghị lực”… đó là chia sẻ của Ông Nguyễn Văn Thốn - Giám đốc Công ty Dịch vụ Thương mại, Vận tải Hà Cầu - Thăng Long
2024-12-04 07:10:00

Trung Nam Group lao đao: Gánh khoản nợ 'khổng lồ' 65.000 tỷ

Năm 2023, Trung Nam Group ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm hơn 2.878 tỷ đồng, lần đầu báo lỗ kể từ khi công bố thông tin.
2024-12-04 00:28:09
Đang tải...