Câu chuyện đầu tư bất động sản của bà chú quán bún ốc

2021-10-22 09:26:19 0 Bình luận
Với khả năng tính toán và thăm dò kỹ lưỡng trước khi “xuống tiền”, người phụ nữ hàng ngày bán bún ốc vỉa hè sở hữu trong tay 5 bất động sản trị giá khoảng 12 tỷ đồng.

Quán bún ốc của chị N.Y.

Chị N.Y (sinh năm 1978, quê gốc Nam Định) cho biết, năm 2000 chị lên Hà Nội làm thuê cho một xưởng may tại khu vực bến xe Giáp Bát. Đến năm 2003, chị lấy chồng cùng xưởng may, sau đó 2 vợ chồng nghỉ làm, dồn hết tiền tiết kiệm để mở một quán bún nhỏ tại vỉa hè ở Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội).

Khi đó, vì không có tiền 2 vợ chồng chị thuê một căn nhà cấp 4 để ở tạm, ngày ngày bận bịu với quán bún ốc. May mắn thay nhờ tài nấu ăn ngon nên quán chị mở ra lúc nào cũng đông kín từ sáng tới tối.

“Trước kia khu này chủ yếu là công nhân ở nhiều, nên tôi thấy mở quán bún ở đây là hợp lý. Sau khi lấy nhau chúng tôi thuê một căn nhà khoảng 20m2 ở đây rồi mở quán bún ốc bán. Khi đó, một bát bún chỉ có giá 5.000 đồng, trừ hết chi phí mỗi ngày tôi cũng lãi được 200.000 đồng. Đến khi giá tăng lên 25.000 - 30.000 đồng/bát có ngày đông kín khách tôi còn kiếm được cả triệu đồng”, chị N.Y kể.

Năm 2005, khu vực Định Công vẫn còn hoang sơ nên giá đất rất rẻ. Khi ấy, dồn hết tiền tiết kiệm 2 vợ chồng chị có khoảng 100 triệu đồng. Chị N.Y đánh liều vay bạn bè và họ hàng để mua mảnh đất rộng 30m2, có giá 200 triệu đồng.

“Lúc đó khu này vẫn còn thưa dân, đường đi vẫn là đường đất. Mọi người ai cũng cản tôi bảo mua làm gì, rồi nói khu này không có tiềm năng, đợi có thêm tiền thì mua vào khu trung tâm. Nhưng tôi nghĩ, nếu cứ đợi thì biết bao giờ mới đủ. Hơn nữa, ở Hà Nội tôi nghĩ kiểu gì cũng sẽ phát triển nên cố vay mượn để mua”, chị N.Y chia sẻ.

Mảnh đất ở Định Công chị N.Y mua khi đó đã có sẵn nhà cấp 4, để tiết kiệm tiền, 2 vợ chồng chị chỉ quét lại vôi ve, sửa sang cơ bản rồi ở tạm. Hàng ngày, thu nhập chính của gia đình chỉ dựa vào quán bún ốc, để tăng thêm tiền chồng chị còn chạy xe ôm, chở hàng thuê mỗi khi rảnh rỗi.

Mỗi tháng sau khi trừ hết chi phí, thu nhập của 2 vợ chồng cũng được khoảng 10 triệu đồng. Chị lại chia nhỏ thành các khoản gồm chi phí sinh hoạt, trả nợ,... còn lại bao nhiêu chị lại dồn hết để mua vàng tiết kiệm.

Chị H.Y lựa chọn "xuống tiền" tại vùng ven và nông thôn.

Thời điểm đó, giá vàng chỉ dao động từ 500.000 - 700.000 đồng/chỉ, có tháng chị mua 3 chỉ, tháng nào thu nhập tốt chị mua được 5 chỉ. Đến khi giá vàng tăng, chị bán hết đi lãi cả trăm triệu đồng. Tiền lãi từ bán vàng, chị N.Y tiếp tục chuyển sang đầu tư vào bất động sản. Do không đủ tiền mua đất ở nội đô nên chị đã lựa chọn xuống tiền ở vùng ven và nông thôn.

“Ngày ngày khách tới ăn bún ở quán tôi, tôi đều lân la hỏi chuyện về đất ở khu họ sống và quê của họ. Từ những câu chuyện vu vơ này tôi biết được giá đất ở rất nhiều nơi, ở đâu có tiềm năng và ở đâu đất đang lên để tính mua”, chị N.Y nói.

Năm 2007, tiết kiệm được khoảng 60 lượng vàng, chị mang bán hết được gần 800 triệu đồng. Khi đó, chị lựa chọn mua hơn 100 m2 đất ở Vĩnh Giang (Vĩnh Ngọc, Đông Anh), có giá khoảng 8 triệu đồng/m2.

Sau 2 năm, khi cầu Nhật Tân được xây dựng, giá đất tại Đông Anh lập tức tăng “dựng đứng”, chớp thời cơ chị N.Y bán ngay mảnh đất đó với giá 20 triệu đồng/m2, khoảng 2,4 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với thời điểm chị mua.

Tiền bán đất lần này, chị chia 1 nửa để xây dựng căn nhà 4 tầng tại Định Công. Nửa còn lại chị dành đầu tư bất động sản, mua một mảnh đất rộng 90 m2 tại Hoài Đức. Đến năm 2015, tiết kiệm được khoảng 700 triệu đồng, chị H.Y lại vay thêm bạn bè, người thân mua 2 lô đất rộng 100m2/lô tại Hưng Yên, có giá 450 triệu đồng/lô.

Đến năm 2018, sau khi trả hết nợ mua đất, vợ chồng chị dư một khoản khoảng 500 triệu đồng, tiếp tục chị N.Y lại mua thêm một mảnh đất tại quê chị có diện tích 120m2.

“Hai vợ chồng tôi công việc không ổn định nên cần giữ tiền phòng thân, suy đi tính lại thì đất vẫn là kênh đầu tư an toàn nhất. Nhiều người cứ bảo tôi mang tiền đi gửi ngân hàng cho nhàn, mua đất làm gì lắm rồi thua lỗ. Nhưng lãi ngân hàng ăn thua gì so với lãi đất, mua ở đâu tôi cũng bỏ thời gian tìm hiểu rất kỹ, không phải ở đâu tôi cũng xuống tiền mua”, chị N.Y chia sẻ.

Thời điểm hiện tại, chị N.Y nhẩm tính theo giá thị trường, ngôi nhà chị đang ở có giá khoảng 3 tỷ đồng, mảnh đất tại Hoài Đức không dưới 3 tỷ, 2 lô đất tại Hưng Yên bây giờ cũng có giá khoảng hơn 2 tỷ đồng/lô, còn mảnh đất tại quê của chị khoảng 1,5 tỷ đồng. Tổng tất cả bất động sản chị đang sở hữu khoảng gần 12 tỷ đồng.

“Tôi cũng không phải tay đầu tư chuyên nghiệp gì cả, chủ yếu mua đất để phòng thân nên không bao giờ chạy theo cơn sốt hay trào lưu. Nếu mua đất ở đâu tôi sẽ dành thời gian tìm hiểu và đi xem nhiều lần, khảo giá đất xung quanh rồi mới xuống tiền mua”, chị N.Y chia sẻ.

Người phụ nữ này cho biết thêm, mặc dù trong thời gian dịch vừa qua không bán hàng được nhưng giá những mảnh đất chị đang sở hữu vẫn có xu hướng tăng lên. Do đó, hiện nay gia đình chị đang còn một khoản tiết kiệm nữa nên chị vẫn tin tưởng lựa chọn mua đất.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ

Vietnam’s Autism Projects (VAPs) là mô hình kinh tế đầu tiên đưa người tự kỷ vào môi trường lao động ổn định, với kỳ vọng người tự kỷ cũng được lao động, cống hiến trong một môi trường làm việc phù hợp. Trong buổi trò chuyện với phóng viên, anh Nguyễn Đức Trung - người sáng lập và điều hành VAPs đã có nhiều chia sẻ về những kỷ niệm trên hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ của một dự án tiên phong tại Việt Nam.
2025-07-11 11:30:00

SHB ra mắt máy CRM - “điểm chạm” giao dịch mới cho khách hàng

Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
2025-07-11 10:24:38

Phường Định Công ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng

Ngày 9/7/2025, phường Định Công đã huy động hơn 70 công an, dân quân tự vệ, an ninh cơ sở, công chức phường cùng các trang, thiết bị ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp, san lấp ao hồ trên địa bàn.
2025-07-11 10:19:10

Hà Nội yêu cầu kiểm tra vi phạm đất đai tại 6 xã, phường theo đề nghị của công an

UBND TP Hà Nội yêu cầu 6 xã, phường gồm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Định Công, Thanh Liệt, Đại Thanh, An Khánh, Kim Anh tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý dứt điểm đối với các vi phạm trong công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn sau báo cáo của Công an Hà Nội.
2025-07-11 09:05:00

Thủ tướng yêu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho thân nhân và gia đình liệt sĩ trước ngày 27/7

Trong phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/10, trong đó với thân nhân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ phải rà soát xong trước Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
2025-07-11 08:14:35

OPES thắng lớn với bộ đôi giải thưởng danh giá tại Insurance Asia Awards 2025

Ngày 8/7/2025 tại Singapore, OPES vinh dự được trao tặng 2 giải thưởng danh giá là “Sáng kiến ứng dụng AI của năm” và “Nhà bảo hiểm số của năm” tại lễ trao giải Insurance Asia Awards 2025. Trước đó, OPES cũng vinh dự lọt “Top 10 Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ uy tín năm 2025” do tổ chức xếp hạng uy tín Vietnam Report công bố.
2025-07-09 16:53:39
Đang tải...