Câu chuyện về ba cha con tham gia xây Lăng Bác

2016-05-19 09:44:08 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ở từng thời điểm lịch sử của đất nước, mỗi người lại có niềm tự hào về những tháng năm vinh dự được đồng hành và mãi là những ký ức không bao giờ phai mờ theo dòng lịch sử ấy.
Trong muôn vàn những con người như thế, gia đình bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, 74 tuổi, từng tốt nghiệp Đại học y Hà Nội và cùng với cố bác sĩ Đặng Thùy Trâm xung phong vào chiến trường miền Nam năm 1966 (hiện ở xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) vô cùng tự hào vì có người cha, người anh trai và cô em gái vinh dự được tham gia xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Mnh hơn 40 năm về trước.

Trong căn nhà nhỏ chỉ với hơn 30 mét vuông, bác sĩ Thu Hà xúc động kể lại: “Trước kia gia đình tôi ở thành phố Đà Nẵng, cha mẹ tôi vốn là những người được ông bà cho ăn học chu đáo, cha tôi là Nguyễn Văn Bé (sinh năm 1912) thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga. Sau nhiều năm bôn ba tại Lào, trở về nước năm 1946 ông làm Trưởng ty Công chánh Quảng Nam – Đà Nẵng, nhưng khi nghe tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ ông tập kết ra Bắc từ năm 1952, đến năm 1954 thì đưa cả nhà ra Hà Nội. Khi xây dựng công trình thủy điện Bàn Thạch (Thanh Hóa), với cương vị Chỉ huy phó Tổng đội công trình, liền sau đó ông được sang Liên Xô học đại học thủy lợi (1959). Cầm trên tay tấm bằng kỹ sư trở về nước cùng các cộng sự và hàng ngàn công nhân bắt tay vào việc xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà (Yên Bái), là Phó giám đốc kỹ thuật của nhà máy nhiều năm…đến năm 1973, dù ở tuổi 61 vẫn chưa được nghỉ hưu, ông lại nhận lệnh làm Phó trưởng Ban chỉ huy CT.75808 (mật danh xây dựng công trình Lăng Chủ tịch HCM), tiếp đó có thêm người anh trai và người em gái tôi được điều về, vậy là cả 3 cha con cùng sát cánh bên nhau xây dựng Lăng Bác”. (ông Nguễn Cát Thạch ở bộ phận xây dựng và bà Nguyễn Thị Thanh Sơn, Trung tá quân đội ở bộ phận lắp đặt hệ thống thông tin).        



Thấy trên tay bà cứ nâng niu, ôm vào lòng những tập giấy. Thì ra đó là  cuốn nhật ký của người cha muôn vàn kính yêu của bà. Được bà cho phép, chúng tôi lật từng trang, nhìn những dòng chữ rõ ràng, ngay ngắn, có rất nhiều nội dung, nhưng cảm động nhất là nội dung ghi lại những công việc mà cả 3 cha con ông vinh dự cùng tham gia xây dựng Lăng Bác, trong đó có đoạn: “Ban phụ trách là đồng chí Đỗ Mười, Phùng Thế Tài, Vũ Kỳ…Ngày 2-9 năm 1973 khởi công đào móng xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, 27-10 đổ mẻ bê tông đầu tiên…ngày 1-7 năm 1975 bàn giao phòng thi hài C5 cho y tế, ngày 19-7 năm 1975 đón Bác về, 19-8 năm 1975 nghiệm thu quốc gia và đến 29 tháng 8 năm 1975 khánh thành…Về số lượng công nhân làm việc năm 1973 là 352 người, năm 1974 là 1.480 người, năm 1975 là 1.311 người, trong 2 năm cuối dù thi công ồ ạt nhưng không xảy ra tai nạn lao động chết người nào”… càng đọc, càng thấy những con số thi công khổng lồ về đất, đá và sắt thép…cùng với tinh thần hăng say lao động của mọi người, bởi đó là công trình của thế kỷ với tâm niệm “Công trình của tấm lòng biết ơn”. Ngay sau khi khánh thành Lăng Bác, ông lại cùng với ông Phạm Hùng (Cố Chủ tịch HĐBT) làm báo cáo tổng kết dài đến 340 trang về quá trình xây dựng Lăng Bác, trước đó riêng ông đã làm tổng kết quá trình xây dựng công trình thủy điện Thác Bà dài 750 trang... 


   
Đọc những dòng nhật ký mà cố kỹ sư Nguyễn Văn Bé đã ghi lại những ngày 3 cha con tham gia xây lăng Bác, ai cũng cảm thấy rất dung dị với lòng tự hào, trân trọng những tháng năm mà ông vinh dự được lãnh đạo Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ tham gia xây dựng Lăng Bác. Ông không viết nhiều về mình, ông ghi lại và xem đây như là bản di chúc để con cháu ông mãi mãi ghi nhớ, tự hào và là động lực để cháu con vươn lên trong cuộc sống, hướng tới tương lai.

Nói về ông Nguyễn Văn Bé, các cộng sự như ông Nguyễn Khắc Kiên, từng đi xây và ở cương vị quản lý hàng loạt các công trình thủy điện, sau đó là tham gia xây dựng Lăng Chủ tịch HCM… rất kính trọng viết: “Với thủy điện, nhiều đồng nghiệp gọi ông Bé là Người thầy xây thủy điện”. Trên công trường xây dựng lăng Bác, ông Bé đã có nhiều sáng kiến như thay đá trộn bê tông của Xuân Hòa (trên núi Thằn Lằn), bằng đá ở Hoàng Thi (ở núi Thác Bà) với giá thành rẻ hơn, nhưng tốt hơn. Chuyển trạm bê tông từ Tam Đa (đường Thụy Khuê) về gần công trường xây dựng lăng, qua đó tiết kiệm quãng đường vận chuyển và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Có lẽ ở thời điểm đó hiếm có gia đình nào lại có đến 3 cha con vinh dự cùng được “chọn” tham gia xây dựng Lăng Bác, được bố trí nhà ở số 2 đường Hoàng Văn Thụ, từ đây những bữa cơm trưa, cơm tối, đều rộn vang tiến cha con và đặc biệt vui sướng hơn đó người vợ của ông (bà Lê), sau hàng chục năm đằng đẵng một mình nuôi con, nay tận tay nấu những bữa cơm ngon cho chồng và các con ăn no mà phụng sự công trình trọng đại của đất nước, chắc chắn lòng bà hẳn cũng rất vui và hạnh phúc.


Điều trân trọng hơn là việc ông ghi lại những nghĩ suy và công việc thường ngày vào cuốn nhật ký với ý thức rất khiêm tốn. Bạn bè, đồng nghiệp đánh giá ông rất cao, nhưng với ông lại cho mình rất bình thường...Trong tổng số 42 năm công tác, có 31 năm làm việc sau cách mạng tháng 8, từ Trưởng ty Công chánh Quảng Nam – Đà Nẵng, là Phó giám đốc kỹ thuật nhà máy thủy điện Thác Bà, Phó ban chỉ huy công trường xây dựng Lăng Bác…được Đảng, Nhà nước ta và cả nước bạn Lào tặng thưởng nhiều huân huy chương. Khi nghỉ hưu năm 1976, được bố trí căn nhà ở dù chỉ với 43 mét vuông cho 5 người, thế nhưng đoạn kết của cuốn nhật ký ông đã ghi: “Nhờ có cách mạng, con cái tôi được giáo dục và học tập tốt, trở thành cán bộ tốt của cách mạng, 5 cháu đều tốt nghiệp đại học, thỉnh thoảng được Bộ cho đi nghỉ mát. So với anh em cùng lứa, cùng trình độ, tôi thấy mình được ưu đãi nhiều”. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Ra mắt Tour kết nối Phố cổ với không gian nghệ thuật công cộng Phúc Tân

Quận Hoàn Kiếm vừa ra mắt Tour du lịch hấp dẫn kết nối Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm với không gian cầu đi bộ Trần Nhật Duật và Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.
2024-05-04 11:35:45

Hải Phòng xây dựng nhà cho gia đình người bại liệt nghèo khó

Sáng 3/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Lê Chân phối hợp với phường Vĩnh Niệm tổ chức khởi công xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho gia đình ông Nguyễn Văn Nam, bị bại liệt nửa người, phải ngồi xe lăn.
2024-05-04 08:41:24

Hải Phòng: Bắn pháo hoa nổ tầm thấp các ngày cuối tuần tại đảo Vũ Yên

TP.Hải Phòng vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đồng ý việc tổ chức một điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần tại Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên (Thủy Nguyên)
2024-05-04 08:03:06

Không khí Điện Biên Phủ trước Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng

Từ hơn 1 tuần nay, dòng người từ khắp mọi miền tổ quốc đã kéo về Điện Biên Phủ để chào đón Lễ kỷ niệm 70 năm (7-5-1954) quân và dân Việt Nam lập nên kỳ tích lừng lẫy năm châu. Một số hình ảnh tại Điện Biên Phủ lúc này.
2024-05-04 06:10:00

Giới trẻ Hà Thành săn lùng 'Sứa đỏ': Trào lưu ẩm thực 2024?

Trong kho tàng ẩm thực Việt Nam, có vô vàn món ăn độc lạ và hấp dẫn gây “thương nhớ”. Nếu như trong năm 2023 món “gỏi măng cụt” nổi lên rầm rộ khắp các trang mạng xã hội thì trong đầu năm nay, món “Sứa đỏ” soán ngôi vị làm dân mạng đua nhau đi thưởng thức.
2024-05-04 06:10:00

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17
Đang tải...