Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc giáo dục thanh niên

2024-05-19 09:30:58 0 Bình luận
Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là 'kiến trúc sư' của Nhà nước Việt Nam độc lập. Với tầm nhìn của một vĩ nhân cùng trải nghiệm thực tiễn của lãnh tụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục thanh niên.

Là sản phẩm tinh thần của nhà tư tưởng lớn đồng thời là nhà giáo dục đầy trải nghiệm, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên tỏ rõ tính khoa học, đi trước thời đại. Khi những khó khăn trong công tác cán bộ hiện nay có nguồn gốc sâu xa từ những bất cập trong công tác giáo dục thanh niên, việc khai thác và thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh để tìm ra động lực tinh thần và giải pháp hành động thích hợp, đang là yêu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của thanh niên bởi lẽ "thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên". Lịch sử loài người suy cho cùng là lịch sử chuyển giao thế hệ; và thành quả của lớp người đi trước có được giữ gìn và phát huy tiếp hay không là do thanh niên.

Thanh niên "là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng" nên họ đóng vai trò cầu nối giữa các thế hệ. Họ cũng là nguồn nhân lực đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của Đảng. Thanh niên với sức trẻ, nhiệt huyết là lực lượng hăng hái trong tiếp cận cái mới, dám đương đầu với thử thách, khó khăn. Vì thế, nếu "ta biết họp lòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì thanh niên sẽ thành một lực lượng rất mạnh mẽ". Với cách nhìn đa chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất quán trong việc khẳng định: Vận mệnh của dân tộc, tương lai của đất nước tùy thuộc vào thanh niên.

Phải uốn cây từ lúc cây non

Với tư duy khoa học, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng, giáo dục thanh niên cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn nhận dưới nhiều góc độ. Trước hết, việc giáo dục có tác động to lớn đến với việc hình thành nhân cách con người. Người khẳng định: "Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn/Phần nhiều do giáo dục mà nên" và "óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ". Bồi dưỡng thế hệ trẻ là quá trình tác động tích cực vào việc hình thành nhân cách của họ nên "phải uốn cây từ lúc cây non, đừng để cho tâm hồn các cháu bị vẩn đục vì chủ nghĩa cá nhân như thế".

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với học sinh Trường Nghệ thuật sân khấu T.Ư ở khu văn công Mai Dịch, Hà Nội ngày 25.11.1961

Tính tất yếu của việc bồi dưỡng thanh niên còn bắt nguồn từ bản chất và sự phát triển không ngừng của cách mạng. Cách mạng là đổi cái cũ ra cái mới, đổi cái xấu, lạc hậu ra cái tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn nhưng đây là quá trình liên tục, không ngừng, đòi hỏi sự tiếp sức của thế hệ sau. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mục tiêu giáo dục thanh niên thể hiện rõ tầm thời đại. Người đã xác định mục tiêu "kép" của nền giáo dục mới - "một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có" của người học. Như vậy, trong triết lý giáo dục thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục tiêu vì xã hội và vì sự phát triển năng lực cá nhân đã hòa quyện làm một.

Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi trong sổ vàng của Trường Nguyễn Ái Quốc, rằng: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại" (1949) thì Người vẫn khẳng định mục tiêu "kép" của công tác bồi dưỡng thế hệ trẻ. Năm 1996, trong Báo cáo Delors, UNESCO cũng đề xuất mục tiêu: "Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người". Bốn trụ cột do UNESCO đề ra được coi là chân lý giáo dục thời đại nhưng nó rất gần với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đó nửa thế kỷ.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một chương trình giáo dục toàn diện bao gồm đức, trí, thể, mỹ nhưng luôn nhấn mạnh "cần chú trọng hơn nữa về mặt đức dục". Tức là, chuẩn đầu ra của công tác bồi dưỡng, giáo dục trước hết phải là những người tốt. Đây là quan điểm hết sức sâu sắc bởi không phải ai cũng có thể trở thành thiên tài nhưng nếu cố gắng thì ai cũng có thể trở thành người tốt và chỉ người tốt mới có ích cho xã hội. Hơn nữa, tâm có trong thì trí mới sáng, phải "thành nhân" mới có thể "thành công". Vì thế, chú trọng việc giáo dục đạo đức sẽ không chỉ được "ĐỨC" mà còn được cả "TÀI" và ngược lại.

Phải ra làm việc để chuẩn bị tương lai

Là lãnh tụ đầy trải nghiệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề ra hệ thống giải pháp bồi dưỡng thanh niên đầy tính hữu hiệu. Người cho rằng muốn giáo dục thanh niên thì phải để họ tham gia vào thực tiễn đấu tranh cách mạng. Việc tổ chức đội thanh niên xung phong là điều rất cần thiết vì "đó là một trường đào tạo thanh niên bằng những công việc thiết thực", giúp hình thành trong thanh niên ý chí, tinh thần vượt khó và trách nhiệm cao với Tổ quốc. Người cũng rất chú trọng phương pháp nêu gương nên yêu cầu "bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải… làm gương mẫu cho các em trước mọi việc" và cần phát động phong trào "Người tốt, việc tốt" để lấy các tấm gương cụ thể, sinh động để giáo dục thanh niên.

Phương pháp này vừa có tính thiết thực, vừa có tính nhân văn khi đặt niềm tin vào những con người bình thường nhất, nâng niu cái đẹp ở những con người bình thường nhất. Nó cũng hoàn toàn phù hợp với truyền thống coi trọng đạo đức của văn hóa phương Đông. Khi "thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất" thì phát động phong trào thi đua yêu nước trong thanh niên cũng là phương cách rèn luyện hữu hiệu.

Quan tâm tới thanh niên, trong Thư gửi thanh niên về thi đua ái quốc (tháng 8.1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ những điều cần chú trọng: Thi đua ái quốc phải có phương hướng đúng và vững; có kế hoạch tỉ mỉ; nội dung phải thiết thực; thi đua phải toàn diện; phải có lãnh đạo đúng; phải đoàn kết gắn với thật thà tự phê bình và thân ái phê bình; thi đua phải lâu dài và rộng khắp, không giới hạn thời gian và phạm vi...

Do giáo dục luôn gắn kết với tự giáo dục nên bản thân thanh niên phải ra sức học tập, tu dưỡng mọi nơi, mọi lúc và suốt đời. Người căn dặn: "Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó".

Mọi quốc gia đều coi trọng vấn đề giáo dục - đào tạo nhưng không phải quốc gia nào cũng đặt vấn đề "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau" như một nội dung trọng yếu trong chiến lược phát triển đất nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người được mệnh danh là hiện thân của "nền văn hóa tương lai" bởi thường nhìn ra những vấn đề mà người khác không nhìn ra, chưa nhìn ra. Vì thế, tiếp tục nghiên cứu và vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên vừa là trách nhiệm của chúng ta đối với tương lai dân tộc, vừa là tình cảm thiêng liêng mà chúng ta dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Vụ nhiều người nhập viện sau bữa ăn ở một hội nghị Hà Nội: Cảnh báo an toàn thực phẩm

Trong số 80 người dự tiệc tại Trung tâm Hội nghị đường Hoa Lan, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội, 14 người nghi ngộ độc thực phẩm phải nhập viện, 2 người đã tử vong.
2024-12-21 22:15:00

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.
2024-12-21 19:31:32

Hải Phòng giao lưu nghệ thuật ‘Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ’

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Đài PT&TH Hải Phòng phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố tổ chức giao lưu chương trình nghệ thuật “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ” vào tối 20/12, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Tiệp.
2024-12-21 17:06:05

Sóc Sơn: Hơn 1.000 đặc sản vùng miền quy tụ tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024. Đây là chương trình kích cầu mua sắm, tiêu dùng lớn nhất trong năm tại huyện Sóc Sơn.
2024-12-21 15:05:14

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
2024-12-21 08:00:00

Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: “Nâng tầm quốc phòng Việt Nam lên một bước mới”

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 đã chính thức khai mạc, thu hút sự chú ý của hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều cường quốc quân sự lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Israel... Sự kiện này không chỉ là một dịp quan trọng để giới thiệu và trưng bày các thành tựu công nghiệp quốc phòng, mà còn mang tầm vóc quốc tế, thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng.
2024-12-21 02:34:58
Đang tải...