Đàm phán thương mại Nhật - Mỹ đang ở giai đoạn cuối cùng
Đây là đánh giá của Bộ trưởng phục hồi kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi, trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản tại thủ đô Washington, Mỹ.
Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Abe. Ảnh: Bloomberg. |
Ông Motegi và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer vừa bắt đầu vòng đàm phán cấp bộ trưởng vào sáng nay, dự kiến cuộc đàm phán sẽ kéo dài ít nhất hai ngày. Cả Nhật Bản và Mỹ đều hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận sâu rộng vào cuối tháng 9/2018. Cuộc họp lần này sẽ tập trung giải quyết những khác biệt của cả 2 phía đối với thuế quan trong các lĩnh vực quan trọng như nông sản và ô tô.
Phát biểu với phóng viên sau buổi thảo luận đầu tiên kéo dài 5 giờ liên tục, ông Motegi nhấn mạnh 2 phía tin tưởng lẫn nhau và đang thu hẹp các chương trình nghị sự còn lại và các cuộc đàm phán đang "dần dần tiến đến giai đoạn cuối".
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm kiếm một thỏa thuận nhằm giảm thâm hụt thương mại quá lớn với Nhật Bản, đòi hỏi những ưu đãi lớn hơn cho thịt bò, thịt lợn, lúa mì và các sản phẩm sữa của Mỹ. Trong khi Nhật Bản đặt mục tiêu xóa bỏ thuế quan của Mỹ đối với ô tô và phụ tùng ô tô.
Trong một cuộc hội đàm vào tháng 9/2018, Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã thống nhất cắt giảm thuế với nông sản Mỹ tối đa chỉ bằng mức Nhật Bản đồng ý với các nước như trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP). Theo TPP, mức thuế 38,5% của Nhật Bản đối với nhập khẩu thịt bò sẽ được hạ dần xuống còn 9% trong 16 năm.
Trong vài ngày tới, ông Trump và ông Abe dự kiến sẽ có cuộc hội đàm bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra từ ngày 24/8 tại Pháp, với chương trình nghị sự bao gồm cả đàm phán thương mại. Giới quan sát cho rằng ông Trump thực sự mong muốn tuyên bố đạt được thỏa thuận thương mại có lợi với Nhật Bản để tạo ưu thế trong cuộc đua bầu cử lại Tổng thống Mỹ vào năm 2020./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.