ĐBSCL: Khơi thông nguồn lực phát triển hạ tầng, kinh tế vùng

2023-06-12 10:55:24 0 Bình luận
Nhiều giải pháp khơi thông, tạo động lực phát triển hạ tầng, kinh tế vùng và kết nối giữa khu vực với các tỉnh phía Nam đã được nhiều đại biểu đưa ra tại Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng – Phát triển kinh tế ĐBSCL” do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức.  

Tập trung huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực có vị thế hết sức quan trọng và có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế toàn diện. Chính vì vậy, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 đặt mục tiêu đến năm 2030 của khu vực là mức tăng trưởng bình quân phải đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Đây là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các cơ chế, chính sách mới nhằm khai thác và phát huy ở mức cao nhất các tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển nhanh và bền vững của các địa phương trong vùng.

Tuy nhiên, hạ tầng kỹ thuật vùng ĐBSCL vẫn chưa đạt được yêu cầu phát triển như mong muốn và nhìn chung vẫn còn là một điểm nghẽn cho sự phát triển của toàn vùng. Để thực hiện mục tiêu trên, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật là điều kiện thiết yếu và cấp bách hiện nay.

Tàu ăn gạo Tại cảng Mỹ Thới, An Giang. Ảnh Trọng Triết

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 13 địa phương ĐBSCL đã xây dựng 16 đề xuất dự án với tổng mức đầu tư 94.328 tỷ đồng. Trong đó, vốn đối ứng 28.046 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài 2,817 tỷ USD tương đương 66.282 tỷ đồng. Hầu hết các dự án này là dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để phát triển bền vững vùng ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đáng chú ý, nhu cầu đầu tư hạ tầng kỹ thuật của đất nước giai đoạn tới rất lớn. Đối với ĐBSCL, giai đoạn 2021 – 2025, được ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công của Nhà nước 90.000 tỷ đồng, với 11 dự án thành phần. Nhưng nguồn vốn này cũng chỉ đáp ứng được 49% tổng vốn đầu tư. Vấn đề đặt ra là một nửa nguồn vốn còn lại, huy động ở đâu? Vì vậy, cần đẩy nhanh hoàn thành các quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn ODA; cần cơ cấu lại, phát huy vai trò của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; tháo gỡ vướng mắc trong Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư....

Thực tế, những điểm còn hạn chế tại địa phương theo ông Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết: GRDP bình quân đầu người của vùng thấp hơn mức bình quân chung cả nước, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, thiếu các hạ tầng quan trọng làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội như chưa có cảng đầu mối, trung tâm logistics lớn, hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp xuống cấp... TP. Cần Thơ đề xuất xây dựng Dự án “Kết nối đường sắt TP Hồ Chí Minh – TP Cần Thơ và đầu tư xây dựng Đường cao tốc trên cao”.

Khai thác lợi thế kinh tế cửa khẩu

 

ĐBSCL có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, với khoảng 340km đường biên giới với Campuchia; 6 cửa khẩu quốc tế là Hà Tiên, Tịnh Biên, Vĩnh Xương, Thường Phước, Dinh Bà, Bình Hiệp và 12 cửa khẩu phụ kết nối với Campuchia; có đường bờ biển dài xấp xỉ 740km và vùng biển rộng lớn tiếp giáp với các nước ASEAN. Bên cạnh đó, trong vùng có các tuyến cao tốc, quốc lộ theo quy hoạch sẽ tăng cường khả năng kết nối trên hành lang vận tải xuyên Á và kết nối các nước tiểu vùng sông MeKong mở rộng GMS.

Tuy nhiên, hệ thống cảng, bến thủy nội địa trong vùng có quy mô nhỏ, lẻ, manh mún, phân tán. Chưa có các bến gom hàng cho các cảng thủy nội địa lớn trong vùng. Thiếu hệ thống báo hiệu hay công nghệ định vị hỗ trợ vận tải thủy vào ban đêm.

Hiện cảng lớn nhất trong vùng là cảng Cái Cui tiếp nhận được tàu tải trọng 20.000 DWT, tuy nhiên bị hạn chế của luồng sông Hậu nên chưa khai thác hết công suất. Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ hiệu quả khai thác còn thấp so với công suất thiết kế, cảng hàng không Rạch Giá, cảng hàng không Cà Mau có quy mô nhỏ, sử dụng kết hợp với sân bay quân sự, khả năng khai thác hạn chế.

Chưa hình thành được các trung tâm logistics; chưa có các doanh nghiệp có quy mô lớn, giữ vai trò chủ đạo trong vùng, hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh hoặc các địa phương khác; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển các dịch vụ logistics; khả năng liên kết các địa phương, doanh nghiệp trong xây dựng, cung ứng chuỗi dịch vụ logistics còn yếu...

Nêu lên những định hướng và kỳ vọng về phát triển hạ tầng giao thông gắn với phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu để phát triển kinh tế biên mậu, bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, An Giang có lợi thế đường biên giới dài gần 100km tiếp giáp 2 tỉnh Kandal và Takeo (Campuchia), là cửa ngõ giao thương quan trọng của quốc gia, các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL với Campuchia và các nước thành viên ASEAN. Đây là lợi thế không nhỏ của An Giang trong phát triển thương mại biên giới.

Theo bà Thúy, An Giang đã xác định đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu chức năng khu kinh tế cửa khẩu để tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư, gắn với phát triển kinh tế biên mậu là động lực mới thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển của tỉnh trong thời gian tới./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Du khách trên sông Nho Quế tăng cao dịp lễ, CSGT căng sức điều tiết thuyền bè

Đội CSGT - TT Công an huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-30 01:24:14

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
2024-04-29 16:20:00

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
2024-04-29 11:29:38
Đang tải...