Giải mã Trái chủ KS Group thế chấp trái phiếu của Sunshine Group tại Kienlongbank

2023-10-18 11:31:55 0 Bình luận
Sunshine Group phát hành trái phiếu với tài sản đảm bảo là cổ phiếu ưu đã cổ tức tại KS Group hình thành trong tương lai, KS Group mua trái phiếu của Sunshine Group sau đó thế chấp tại Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienglongbank).

Lấy một khoản cho vay này làm tài sản bảo đảm cho một khoản vay khác

Theo thông tin từ HNX, Sunshine Group hiện còn hai lô trái phiếu đang lưu hành là SSGCH2126003 và SSGCH2127004 với tổng giá trị là 3.000 tỷ đồng, đáo hạn vào năm 2026 và 2027. Cả 2 lô trái phiếu đều có lãi suất kỳ đầu tiên ở mức 11%/năm, các kỳ tiếp theo là lãi suất thả nổi.

Trong đó, lô trái phiếu  SSGCH2126003 được phát hành vào ngày 1/11/2021với kỳ hạn 5 năm. Lãi suất cho kỳ tính lãi đầu tiên là 11%/năm, các kỳ tiếp theo sẽ là lãi suất tiết kiệm cao nhất của 4 ngân hàng quốc doanh cộng thêm 4,5%/năm. Mỗi 12 tháng tập đoàn này sẽ thanh toán lãi một lần.  Tài sản đảm bảo của lô trái phiếu trên kể từ ngày phát hành là 100 triệu cổ phiếu ưu đãi cổ tức của Sunshine Group tại KSGroup hình thành trong tương lai.

Còn lô trái phiếu SSGCH2127004 được phát hành vào ngày 31/12/2021 với kỳ hạn 6 năm. Các thông tin còn lại liên quan đến lô trái phiếu không được công bố.

Dấu hỏi về khả năng thanh toán của các lô trái phiếu do Sunshine phát hành vẫn đang bỏ ngỏ, khi người dân liên tục căng băng rôn đòi tiền. Dấu hỏi về khả năng thanh toán của các lô trái phiếu do Sunshine phát hành vẫn đang bỏ ngỏ, khi người dân liên tục căng băng rôn đòi tiền. Ảnh: Phương Thúy

Nhưng theo dữ liệu cho thấy, Công ty Cổ phần KS Group đang là trái chủ 2 lô trái phiếu trên do CTCP Tập đoàn Sunshine phát hành. Mới đây, KS Group đã mang thế chấp lô trái phiếu này tại Kienlongbank, cụ thể:

Hợp đồng số 360/23/HĐCC-CK ký ngày14/09/2023 tại Kienlongbank, chi nhánh Tiền Giang. Tài sản bảo đảm cho khoản vay này là 4.422.000 Trái phiếu Công ty Cổ phần Tập Đoàn Sunshine (Mã SSGCH2126003, số lượng: 2,750,000 và mã SSGCH2127004, số lượng: 1,672,000)

Hợp đồng số 345/23/HĐCC-CK  ký ngày13/09/2023 tại Kienlongbank, chi nhánh Tiền Giang Tài sản bảo đảm cho khoản vay này là 5,000,000 Trái phiếu Công ty Cổ phần Tập Đoàn Sunshine (Mã SSGCH2126003)a

Như vậy, qua 2 hợp đồng tín dụng này, KS Group đã thế chấp 7,750,000 trái phiếu mã SSGCH2126003, tương đương 775 tỷ đồng và thế chấp 1,672,000 trái phiếu mã SSGCH2127004, tương đương hơn 167,2 tỷ đồng.

Từ dữ kiện trên cho thấy, đầu tiên là Sunshine Group phát hành trái phiếu để mua cổ phần ưu đãi biểu quyết tại KS Group được hình thành trong tương lại, bước tiếp theo là KS Group mua đúng lô trái phiếu do Sunshine Group phát hành để mua cổ phiếu ưu đãi của KS Group, sau khi được Công ty chứng khoán KS xác nhận sở hữu trái phiếu, KS Group mang lô trái phiếu này đi thế chấp tại ngân hàng Kienlongbank.

Liên quan đến việc thế chấp trái phiếu doanh nghiệp của KS Group, theo dữ liệu, trong vòng 2 tuần (từ ngày 12 đến 26 /9/2023), KS Group, với vai trò là trái chủ, đã ký 18 hợp đồng tín dụng với Kienlongbank, các hợp đồng này được tiến hành gần như đồng thời tại nhiều chi nhánh của Kienlongbank (Hà Nội, Sài Gòn, Kiên Giang, Tiền Giang, Hải Phòng) và được sự ủng hộ rất tốt của Công ty cổ phần chứng khoán KS (KSS) thể hiện ở việc ban hành giấy xác nhận sở hữu trái phiếu, có những hợp đồng được tiến hành cùng ngày với ngày ban hành giấy xác nhận sở hữu trái phiếu. Tổng tài sản KS Group đã thế chấp là 59,160,568 trái phiếu (của 6 doanh nghiệp) với tổng giá trị tài sản thế chấp lên tới hơn 5,900 tỷ đồng trái phiếu, gấp hơn 3,9 lần vốn chủ sở hữu của KS Group.

Như vậy đây như một hình thức lấy một khoản cho vay này làm tài sản bảo đảm cho một khoản vay khác.

Theo các chuyên gia phân tích, về lý thuyết, trái phiếu doanh nghiệp hay cổ phiếu đều là tài sản. Việc cho phép sử dụng trái phiếu làm tài sản cầm cố hay không tùy thuộc vào quyết định của Ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại. Trên thế giới, một số quốc gia cho phép ngân hàng thương mại sử dụng trái phiếu làm tài sản đảm bảo bổ sung cho các khoản vay.  Tuy vậy, ngay cả khi Ngân hàng trung ương cho phép, song nếu thấy đây là tài sản rủi ro, các ngân hàng thương mại có thể từ chối nhận làm tài sản cầm cố.  

Công ty KS Group, tiền thân là Công ty cổ phần đầu từ SIPT, được thành lập vào năm 2020, với vốn điều lệ lúc đầu là 45 tỷ, trụ sở chính tại Tòa nhà Sunshine Center, Số 16 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. KS Group là một công ty chuyên về lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Đến tháng 1/2022, KS Group tăng vốn từ 45 tỷ lên 1.450 tỷ (gấp 32 lần), cổ đông sáng lập của KS Group, gồm: Công ty cổ phần Tâp đoàn Sunshine sở hữu 51%, bà Trần Thị Thu Hằng sở hữu 33%, ông Trần Ngọc Minh sở hữu 8%, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh sở hữu 8%.

Được biết, bà Trần Thị Thu Hằng hiện đang là Chủ tịch HĐQT Kienlongbank từ tháng 5/2021 đến nay, hiện bà Hằng nắm giữ hơn 17,2 triệu cổ phiếu KLB của Kienglongbank, chiếm 4,77% vốn điều lệ ngân hàng, ngoài ra bà Hằng còn từng là Chủ tịch HĐQT công ty chứng khoán KS. Trong khi đó, ông Đỗ Anh Tuấn là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunshine sở hữu 4.972% Kienlongbank. 

Ông Trần Ngọc Minh cổ đông sáng lập sở hữu 8% ở KS Group nhưng ông Minh hiện đang là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Kienlongbank. 

Sử dụng trái phiếu doanh nghiệp để thế chấp cho vay có phù hợp?

Tháng 12/2022, Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA) đề nghị NHNN xem xét trình Thủ tướng cho phép tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay khoản tín dụng mới có tài sản bảo đảm là trái phiếu doanh nghiệp được trị giá tối đa bằng 70% giá trị trái phiếu doanh nghiệp, với điều kiện doanh nghiệp cam kết thực hiện giao dịch qua tổ chức tín dụng cho vay.

"Nếu có được khoản vay mới và được phép thế chấp bằng trái phiếu doanh nghiệp thì đây là nguồn vốn vay quý giá, có tính chất là "vốn mồi" để doanh nghiệp có thể triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh, tạo được dòng tiền và thanh khoản thì hoàn toàn có thể hoàn trả khoản vay mới và các khoản vay cũ, có lợi cho cả doanh nghiệp và tổ chức tín dụng cùng "dìu" nhau vượt qua khó khăn", hiệp hội cho hay.

Liên quan đến vấn đề dùng trái phiếu làm tài sản đảm bảo cho vay, trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), cho rằng không thể lấy một khoản vay này làm tài sản bảo đảm cho một khoản vay khác.

“Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để lấy tiền, tức là một khoản vay nợ, nhưng hiện nay họ lại muốn dùng khoản vay nợ này để làm tài sản bảo đảm để vay vốn ngân hàng thì rất khó được chấp nhận”, ông Thịnh nói.

 GS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính). Ảnh: Internet

Theo ông Thịnh, việc cho vay của ngân hàng phải tuân thủ nhiều quy định như doanh nghiệp vay không có nợ xấu, dự án khả thi và các quy định về tài sản bảo đảm, để trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ thì tài sản đó được ngân hàng phát mãi để thu hồi vốn cho vay. Do đó, tài sản bảo đảm phải có cơ sở, còn nếu không đáp ứng quy định thì ngân hàng sẽ gánh rủi ro lớn. Thậm chí, nếu ngân hàng chấp nhận những tài sản thế chấp không nằm trong danh mục còn vi phạm pháp luật.

Ông Thịnh chia sẻ rằng ngân hàng có thể lấy cổ phiếu doanh nghiệp làm tài sản thế chấp, nhưng lấy trái phiếu để làm tài sản bảo đảm cho một khoản vay khác là rất rủi ro.

TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường tài chính, Trường đại học Kinh tế TP.HCM, cũng cho rằng đa số trái phiếu đã được doanh nghiệp mua lại từ các đợt phát hành trước là trái phiếu không có tài sản đảm bảo nên việc yêu cầu ngân hàng cho vay đến 70% thì có vẻ là sẽ khó khả thi. Do đó, không nên đề xuất một mức cụ thể như vậy. Tùy thuộc vào tính chất rủi ro của từng loại trái phiếu mà ngân hàng có thể xem xét và đưa ra tỷ lệ cho vay hợp lý trên mệnh giá.

Đối với các trái phiếu có đầy đủ các điều kiện như đầy đủ tài sản đảm bảo, thẩm định được dòng tiền và khả năng trả nợ thì ngân hàng hoàn toàn có thể cho vay trên 70%, nhưng nếu như thiếu một trong những điều kiện trên thì căn cứ dựa trên thực tế thẩm định mà ngân hàng sẽ đưa ra mức cho vay phù hợp.

“Theo tôi đề xuất này sẽ không thể đưa vào thực thi được vì nó làm trái các quy định an toàn của ngân hàng”, ông Huân nêu và cho rằng Ngân hàng Nhà nước cũng như ngân hàng thương mại chắc chắn sẽ không đồng ý.

“Nếu như đề xuất này đưa vào thực tế thì rủi ro đối với các khoản vay này rất lớn, nhất là đối với các trái phiếu không có tài sản đảm bảo và trong bối cảnh thị trường bất động sản đang đóng băng hiện nay”, ông Huân nêu.

Chia sẻ quan điểm tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2023 tổ chức ngày 27/12/2022, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho rằng việc tổ chức tín dụng cấp tín dụng sử dụng trái phiếu làm tài sản đảm bảo để cấp tín dụng cho doanh nghiệp là không phù hợp với các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

“Hiệp hội Bất động sản TP.HCM thời gian qua đề xuất rất nhiều. Nhưng có những đề xuất có thể xem xét được, cũng có những đề xuất thuộc về lĩnh vực quy định của pháp luật, nằm trong khuôn khổ pháp lý rồi nên không thể tự ý thực hiện được”, ông Tú giải thích.

Bài viết nhằm hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” lần thứ tư, năm 2022 - 2023 do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...