Hà Nam: Ô nhiễm bủa vây chợ Lợn
Kinh tế và hệ luỵ
Khu
chợ này hình thành từ năm 2002, từ đó kéo theo một loạt các dịch vụ ăn theo
như: tắm lợn, rửa xe, các hàng nước, quán ăn… bất chấp mùi hôi thối nồng nặc. Hàng
ngày các xe chở lợn tập trung về đây chuẩn bị cho những chuyến hàng toả đi khắp
nơi. Trung bình mỗi ngày có trên 30 xe tải tập trung tại đây, lúc cao điểm con
số này có thể tăng đến 40 chiếc, mỗi xe có tải trọng từ 5 tạ đến 1 tấn (chứa từ
20 – 30 con lợn).
Hoạt
động giao dịch buôn bán lợn tại chợ
Theo
thống kê, hiện nay xã Ngọc Lũ có hơn 2.000 hộ dân thì có khoảng 1.500 hộ nuôi lợn.
Nhưng đằng sau việc phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi lợn, người dân xã
Ngọc Lũ đang chống chọi lại với sự ô nhiễm môi trường và những căn bệnh ung thư
gieo mầm hoạ khắp nơi.
Từ
đầu con đường dẫn vào xã Ngọc Lũ đã bốc mùi hôi thối bởi phân, chất bẩn từ hàng
chục ngàn con lợn thải ra môi trường. Theo tìm hiểu, hầu hết các hộ gia đình
chăn nuôi đều nuôi vài chục con trở lên, nhà nào ít cũng nuôi tầm 20 con, nhà
nhiều đến hơn trăm con.
Nước
thải từ khu chăn nuôi lợn xả ra ngoài các kênh mương
Chất
thải hàng ngày bà con ở đây phải hứng chịu cũng tỉ lệ thuận với số lượng hàng
nhập, xuất tại chợ. Chất thải ấy tích tụ lại, trời nắng mùi hôi thối bốc lên, khi
mưa xuống, nước sủi bọt, đóng váng và lan khắp nơi, nhất là vào tháng 10, tháng
11. Một người dân ở gần Cầu Gừng cho biết: “Chúng tôi ở cách đấy gần cây số mà
vẫn thấy mùi hôi thối, nước sông mùa này còn đỡ chứ mùa cạn thì bốc mùi kinh khủng,
giếng ăn phải khoan sâu đến hàng chục mét vẫn không cải thiện được là bao, nhiều
người đã mắc bệnh ngoài da, bệnh hô hấp”.
Mỗi
ngày, hàng trăm trang trại chăn nuôi tại xã Ngọc Lũ thải hàng nghìn khối nước
và hàng trăm tấn chất thải ra môi trường. Từ đầu đến cuối xã, đâu đâu cũng thấy
mương máng, ao chuông đen ngòm. Chất thải đổ ra kênh ngay trong khu dân cư, chảy
ra những cánh đồng hoa màu gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước.
Biện pháp = dự án + phải chờ!
Chính
quyền địa phương cũng rất lo lắng, bức xúc về tình trạng gây mất trật tự giao
thông cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu chợ lợn này.
Ông Trần Đình Thiện, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lũ cho biết: “Đa số các hộ chăn nuôi đều có làm hầm biogas nhưng mỗi hầm chỉ 25 – 30 m3. Với dung tích này, hầm chỉ giải quyết chất thải cho đàn lợn 20 – 30 con. Phần lớn phân, nước thải còn lại cho ra môi trường. Chúng tôi cũng có một nhà máy xử lý nước thải do Tổng Cục Môi trường xây dựng với kinh phí lên tới 7 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo tính toán, công trình này cũng chỉ giải quyết được nhu cầu của khoảng 200 hộ so với gần 1.500 hộ chăn nuôi tại đây”.
Hiện nay việc ô nhiễm môi trường ở xã Ngọc Lũ ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó, nhiều người dân không chăn nuôi chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Lối thoát cho vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây vẫn đang là bài toán nan giải của người dân và chính quyền nơi đây.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.