Hệ lụy từ dự án “treo” tại huyện Yên Thành

2019-08-08 11:30:58 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch dự án “Trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng” vào năm 2013 do Tổng Công ty HTKT Việt - Lào làm chủ đầu tư tại huyện Yên Thành (Nghệ An). Nhưng đến nay đã gần 7 năm trôi qua, dự án vẫn chưa được triển khai, thực hiện. Điều đó đã gây ra nhiều hệ lụy trong việc sản xuất, phát triển KTXH ổn định đời sống của nhân dân.

Để tìm hiểu thông tin sự việc, vừa qua phóng viên Tạp chí điện tử Hòa Nhập (Hoanhap.vn) đã về làm việc với UBND xã Tân Thành và một số hộ dân liên quan tại địa phương.


PV làm việc với các hộ dân tại xã Tân Thành có diện tích đất trong khu vực quy hoạch dự án


Được biết dự án trên được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch tại quyết định số 1298/QĐ - UBND ngày 11/4/2013 về việc phê duyệt quy hoạch trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng thuộc địa phận 2 xã Tân Thành và Tiến Thành, huyện Yên Thành. Có tổng diện tích 1.221,6 ha, trong đó đất nông nghiệp là 73,89 ha, đất lâm nghiệp là 1.109 ha và đất thổ cư 38,67 ha.

Mục tiêu, quy mô của dự án là trồng, chăm sóc, bảo vệ khai thác cây keo và cao su nhằm tạo việc làm cho bà con nhân dân trong khu vực. Cũng như góp phần bảo vệ môi trường, chống sói mòn, ổn định cho sản xuất nông, lâm nghiệp theo giấy chứng nhận đầu tư số 27111000128 ngày 10 tháng 4 năm 2013. Với thời gian 70 năm hoạt động và 3 năm tiến độ thực hiện kể từ khi có chủ trương chấp thuận.
Tưởng chừng như sau khi có dự án về, thì người dân tại địa phương có thêm công ăn việc làm ổn định, thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội, thay đổi một diện mạo mới. Thế nhưng, mọi việc hoàn toàn trái ngược với sự mong đợi của chính quyền và nhân dân tại địa phương. Vì chậm tiến độ thực hiện, có thể xem đây là một dự án “treo” nên các hoạt động sản xuất của người đều nằm trong vướng mắc.

Bà Trần Thị Thu (SN 1961) trú tại xóm 5 xã Tân Thành chia sẽ: Từ khi dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch do Công ty HTKT Việt - Lào làm chủ đầu tư. Gia đình bà không thấy có gì thay đổi, mà phải chịu những ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình bà cũng như các hộ dân khác, vì vướng vào quy hoạch mà chủ đầu tư nhiều năm nay đang bỏ, không triển khai.

Hiện nay gia đình bà có tổng toàn bộ diện tích khoảng 9ha, được khai hoang và canh tác vào năm 1985. Trong đó có 5 ha diện tích đất được trồng tràm, 4 ha diện tích đất được trồng cam, quýt và chăn nuôi trâu, bò, lơn, gà... Mỗi năm vào mùa gia đình thu hoạch hàng chục triệu đồng.

Hơn nữa trong gia đình có 7 thành viên đang sinh sống trong căn nhà cấp bốn đã xuống cấp được xây dựng từ nhiều năm trước. Vì thế gia đình bà muốn mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp nhà ở và xây dựng trang trại cố định để phát triển chăn nuôi. Nhưng, do vướng vào quy hoạch của dự án, nên muốn làm gì cũng không được, có thời gian còn phải bỏ hoang một số diện tích, mặc dù đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương xã Tân Thành.

Tương tự, gia đình bà Nguyễn Thị Phú, bà Nguyễn Thị Thơm và gia đình anh Nguyễn Văn Thành, cũng như một số hộ dân khác. Họ đều có chung một hoàn cảnh, bức xúc và sự lo lắng giống nhau.

Như gia đình bà Nguyễn Thị Phú trú tại xóm Thị Tứ; hiện nay gia đình có tổng diện tích đất gần 15 ha, được mua năm 2010 của gia đình ông Hiệp và anh Thương người cùng xã. Với số diện tích trên, gia đình bà đã trồng tràm 10 ha, đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn có diện tích 1 ha, số diện tích gần 4 ha còn lại là ao hồ và bỏ hoang. Điều này cũng gây ra nhiều lãng phí, khi có mọi điều kiện để phát triển sản xuất, nhưng lại không làm được...

Ở đây, ngoài trang trại gia đình bà Phú ra còn có trang trại chăn nuôi của anh Nguyễn Văn Thành, với quy mô xây dựng chăn nuôi rất lớn. Nhưng đến nay mọi thủ tục hồ sơ pháp lý vẫn chưa được hoàn tất vì vướng vào dự án, mặc dù anh Thành đã nhiều lần có kiến nghị. Vấn đề này không chỉ riêng các hộ gia đình trên mà còn gây những trở ngại rất lớn cho các hộ dân khác, khi họ có nguyện vọng và nhu cầu đầu tư xây dựng chăn nuôi trang trại được ổn định, lâu dài, để phát triển kinh tế.


Ngoài tổng diện tích trồng đang sản xuất trồng trọt, thì gia đình bà Nguyễn Thị Thu còn phải bỏ hoang một số diện tích khá lớn nhưng không dám phát triển thêm, vì...


Cũng như người dân, ông Trần Duy Liêm - Chủ tịch UBND xã Tân Thành đã có rất nhiều ý kiến với phóng viên: Trên tổng số diện tích 1.221,6 ha đất của dự án, thì diện tích 700 ha thuộc xã Tân Thành và 4 ha diện tích đất thuộc xã Tiến Thành. Với số diện tích trên của gần 200 hộ dân có đất đang quản lý, sử dụng, sản xuất và một phần đất của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Yên Thành quản lý. Đây là khu vực thuộc vùng kinh tế mới (Tây hòa xướng) của xã Tân Thành, với diện tích 700 ha gần như tương đương diện tích đất của một xã đồng bằng.

Tuy nhiên, từ năm 2013 dự án được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt, đến nay vẫn chưa thấy chủ đầu tư có động thái gì, cũng không thực hiện một công đoạn nào từ việc quy hoạch đến việc đền bù giải phóng mặt bằng... mặc dù UBND xã đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị lên UBND tỉnh Nghệ An, các sở ban ngành liên quan và đơn vị chủ đầu tư. Nhưng đến nay xã chưa nhận được câu trả lời từ phía cơ quan có thẩm quyền và chủ đầu tư dự án. Điều đó không những làm mất niềm tin cho nhân dân, mà còn không thể xây dựng được kế hoạch phát triển KTXH như: Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khu dân cư, phát triển trang trại, gia trại, trồng rừng.

Xác định đây là khu vực vùng sâu, vùng xa giáp ranh giữa 3 huyện Diễn Châu, Yên Thành và Quỳnh Lưu, nên rất khó khăn trong việc quy hoạch để hình thành được địa lý hành chính xóm, nếu như cứ vướng dự án. Việc này gây ra không ít khó khăn trong công tác quản lý, giữ vững ANTT, ATXH trong địa bàn của xã cũng như các đơn vị lân cận. Đặc biệt để chuẩn bị cho công tác Đại hội Đảng năm 2020, xã Tân Thành khó xây dựng được kế hoạch PTKTXH trong khu vực đó trong giai đoạn 2020 đến 2025.

Về phía UBND huyện Yên Thành, ông Nguyễn Vương Ngọc - PCT UBND huyện cho biết: Nắm được tình hình về việc triển khai của dự án và những kiến nghị của chính quyền nhân dân địa phương. Ngày 2 tháng 2 năm 2015 UBND huyện Yên Thành đã có tờ trình số 142 gửi UBND tỉnh Nghệ An và Tổng công ty HTKT Việt - Lào về việc sử dụng đất để thực hiện dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng. Trong công văn nêu rõ về nội dung của dự án, nhưng đã gần 2 năm chủ đầu tư vẫn chưa tiến hành các bước để thực hiện dự án. Trong lúc đó người dân trong vùng dự án phân tâm không dám đầu tư để tăng gia sản xuất dẫn đến nhiều vùng đất bỏ hoang và gây bức xúc tại địa phương. Đồng thời có đề nghị UBND tỉnh Nghệ An và Tổng Công ty HTKT Việt - Lào trả lời bằng văn bản cho UBND huyện Yên Thành nắm và có kế hoạch.

Thế nhưng, cho đến nay UBND huyện Yên Thành vẫn chưa nhận được câu trả lời nào từ UBND tỉnh Nghệ An và Tổng Công ty HTKT Việt - Lào. Mà đến ngày 21/9/2018 UBND huyện Yên Thành nhận được công văn số 7262/ UBND - CN của UBND tỉnh Nghệ An về việc điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án. Với 3 nội dung, trong đó có nội dung “UBND tỉnh Nghệ An đồng ý tiến độ thực hiện dự án chậm nhất đến ngày 30/6/2019 phải hoàn thiện các thủ tục giao đất; tiến hành xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ dự án, hoàn thiện quy hoạch các khu vực cây đến tuổi và tiến hành trồng mới trước ngày 30/12/2020”.

Để chiếu theo công văn số 7262/ UBND - CN về việc điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư ngày 21/9/2018 của UBND tỉnh Nghệ An. Thì đến nay chủ đầu tư đã quá thời gian quy định trong việc hoàn thiện các thủ tục giao đất. Điều này đã gây ra nhiều băn khoăn lo lắng cho UBND huyện Yên Thành cũng như chính quyền nhân dân tại 2 xã Tân Thành và Tiến Thành về quá trình thực hiện dự án.

Với quan điểm của UBND huyện Yên Thành và người dân thì mong muốn chủ đầu tư nhanh chóng triển khai thực hiện dự án nếu có đủ điều kiện. Còn không thì UBND tỉnh Nghệ An cần xem xét về quá trình thực hiện dự án, tiến hành làm các thủ tục công bố thu hồi quyết định dự án. Đồng thời ưu tiên cho người dân cũng như các doanh nghiệp khác có tiềm năng vào đầu tư, xây dựng tránh trường hợp gây ra nhiều hệ lụy cho người dân trong việc PTKTXH, vì đây là một trong những khu vực xem như là khu đất vàng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đồng chí Trương Quốc Huy giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Theo Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, đồng chí Trương Quốc Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 – 2025.
2025-07-01 15:16:42

Tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong

Sáng 30/6, tại TP. Việt Trì diễn ra lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trung ương chỉ định ông Đặng Xuân Phong, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ mới nhiệm kỳ 2020 - 2025.
2025-07-01 15:06:59

‘Rạng rỡ Hải Phòng’ chào mừng sự trở về với cội nguồn chung

Tối 30/6, tại Quảng trường Nhà hát thành phố và Trung tâm Văn hóa Xứ Đông đã diễn ra Cầu truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Rạng rỡ Hải Phòng”, chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP.Hải Phòng.
2025-07-01 10:13:48

Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới

Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32

Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?

Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00

Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!

Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00
Đang tải...