HueCIT – Nơi tiên phong, kết nối và lan tỏa mô hình công viên phần mềm tỉnh Thừa Thiên Huế

2019-07-15 18:29:34 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Với việc Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (HueCIT) được xem xét, lựa chọn và trở thành thành viên Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung (Chuỗi), không chỉ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong công tác tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở cửa về chính sách phát triển Công nghệ thông tin (CNTT) của tỉnh Thừa Thiên Huế, mà còn thể hiện sự tiên phong bởi HueCIT là đơn vị sự nghiệp đầu tiên tham gia vào Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung, chưa từng có tiền lệ từ trước đến nay.
Thành lập từ năm 2000, trải qua gần 19 năm hình thành và phát triển, HueCIT đã và đang từng bước khẳng định vai trò của mình trong việc xây dựng các sản phẩm phần mềm, cung cấp các dịch vụ CNTT cho các cơ quan nhà nước cũng như trong hoạt động công viên phần mềm và đào tạo nguồn nhân lực CNTT cho xã hội.


Tòa nhà HueCIT tại 06 Lê Lợi, nơi sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cùng nguồn lực tại chỗ chất lượng cao

Ngay từ những ngày đầu xây dựng, HueCIT đã nhận được sự đầu tư có tập trung theo hướng bền vững của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Tọa lạc ở số 06 Lê Lợi, HueCIT sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cùng nguồn lực tại chỗ chất lượng cao. Hiện nay, Trung tâm có 29 nhân sự, bao gồm 8 thạc sĩ, 18 cử nhân/kỹ sư có tay nghề cao trong lĩnh vực đào tạo, phát triển phần mềm và cung cấp dịch vụ CNTT. Trong đó, hơn 75% đội ngũ nhân sự có trên 10 năm kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, hơn 10% đã tham gia các khóa tu nghiệp chuyên môn ngắn hạn và dài hạn tại các nước có ngành công nghiệp phần mềm phát triển như Nhật Bản, Cộng hòa Liên Bang Đức, Thái Lan, Ấn Độ…


HueCIT sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng các hoạt động triển khai đào tạo lớn nhỏ trong và ngoài tỉnh

Ông Lê Vĩnh Chiến – Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Trong những năm qua, HueCIT đã cung cấp cho thị trường rất nhiều các sản phẩm và dịch vụ được đánh giá cao về chất lượng, tính hiệu quả và có tính ứng dụng cao. Một số sản phẩm phần mềm của HueCIT đã giành được các giải thưởng uy tín tại các cuộc thi quốc gia về công nghệ thông tin như cuộc thi Trí tuệ Việt Nam, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTEC, Danh hiệu Sao Khuê...”

Nhận được nhiều sự tin tưởng của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, HueCIT tự hào được tham gia vào các hoạt động mang tính chiến lược của tỉnh như: Hoàn thành việc triển khai, tích hợp Hệ thống xác thực tập trung SSO, Quản lý Văn bản và Điều hành; Nghiên cứu và xây dựng mô hình công sở điện tử, chính quyền điện tử tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế; Ứng dụng chứng thư số vào quản lý văn bản và quy trình công việc…

Nổi bật nhất, với “Khung kỹ thuật Chính quyền điện tử và hệ thống Công sở điện tử đa cấp tỉnh Thừa Thiên Huế”(sản phẩm đạt Giải Nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 và Danh hiệu Sao Khuê năm 2016) và “Cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thừa Thiên Huế”(Giải Ba giải thưởng Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 và được Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, xem xét để đề xuất mô hình mẫu về dịch vụ công để áp dụng trên cả nước), HueCIT đã góp phần trong việc giữ vững các chỉ số về CNTT để Thừa Thiên Huế dẫn đầu cả nước về phát triển Chính phủ điện tử cấp tỉnh năm 2017.

“Ngoài ra, với thế mạnh là đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đào tạo CNTT theo quy trình chuyển giao của Aptech Ấn Độ, trong gần 19 năm qua, HueCIT đã tổ chức và đào tạo được hơn 3.000 lập trình viên, kỹ thuật viên theo chương trình của Aptech cùng hàng ngàn học viên các lớp đào tạo ngắn hạn khác (mỹ thuật đa phương tiện, Anh ngữ giao tiếp hướng CNTT, tin học ứng dụng CNTT), ông Lê Vĩnh Chiến thông tin.

Cùng với đà phát triển của xã hội nói chung, lĩnh vực CNTT nói riêng, trong điều kiện tòa nhà HueCIT đã hoạt động hết công năng như hiện nay, việc tìm kiếm một địa thế mới cũng như mở ra các hướng liên kết ra bên ngoài là một việc làm cấp bách. Với tầm nhìn chiến lược cũng như sự năng động, quyết liệt trong việc quan tâm, đầu tư cho phát triển CNTT của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, việc kết nạp HueCIT vào Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung là một bước đệm để Thừa Thiên Huế trên cơ sở đó hình thành khu công nghệ thông tin tập trung cho tỉnh, thông qua quá trình học hỏi và kế thừa kinh nghiệm của Chuỗi.

Ông Lê Vĩnh Chiến cho rằng, với việc trở thành thành viên Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung, các doanh nghiệp CNTT khi đến đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, tại HueCIT nói riêng sẽ được hưởng thêm về chính sách ưu đãi theo Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 của Chính phủ về khu CNTT tập trung.


Mô hình Khu đô thị An Vân Dương.

Song song với đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã và đang tích cực triển khai dự án mở rộng phát triển Khu CNTT tập trung tại Khu đô thị An Vân Dương, trong đó HueCIT được phân công phụ trách với vai trò quản lý khu; đồng thời mở rộng quy hoạch tòa nhà HueCIT theo hướng Khu CNTT tập trung, tạo tiền đề cho việc mở mang cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại địa phương và phát triển khu đô thị xung quanh khu CNTT tại thành phố Huế, góp phần vào công cuộc tái chỉnh trang đô thị và phát triển kinh tế của thành phố. Trong tương lai gần, đây sẽ là những điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT trong và ngoài nước.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

TP. Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa của tiểu vùng Bắc Trung Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2024-05-07 21:18:00

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42
Đang tải...