Vân Đồn (Quảng Ninh): Một cựu chiến binh, bệnh binh chất độc da cam cuối đời vẫn đi tìm công lý

2019-04-16 11:14:28 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Vừa qua, Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập đã nhận được phản ánh của ông Lưu Bá Hộ, gần 80 tuổi, một cựu chiến binh, bệnh binh chất độc da cam ở thôn Đoài (xã đảo Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh).

Về việc chính quyền địa phương có dấu hiệu sai phạm trong quá trình thu hồi đất của gia đình ông, giao cho đơn vị thi công là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Sông Hồng 9 thực hiện dự án đê bao biển do Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư; và việc địa phương giao đất rừng ông đang trồng, khai thác, bảo vệ nhiều năm cho người khác sử dụng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông.


Ông Lưu Bá Hộ


Khu vực đầm nuôi thủy sản của ông Lưu Bá Hộ bị lấy để thi công nhưng chưa được đền bù


Qua tìm hiểu được biết, ông Lưu Bá Hộ sinh năm 1942, người gốc đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Năm 1966, ông lên đường nhập ngũ, thuộc Sư đoàn 308, Sư đoàn được mệnh danh là quả đấm thép trên chiến trường. Năm 1973, hiệp định Paris được ký kết, ông Lưu Bá Hộ xuất ngũ trở về địa phương làng biển, một vùng quê từng nổi tiếng thương cảng quốc tế của nước ta, và mang trong mình chất độc da cam của giặc Mỹ rải xuống chiến trường.

Ông Lưu Bá Hộ đưa cho phóng viên xem một xấp giấy tờ liên quan đến đất đai mà ông cho là đang bị chính quyền địa phương có dấu hiệu sai phạm trong quá trình thu hồi đất gia đình ông. Ông cho biết, vào những năm cuối thập kỷ 80, với bản chất của người lính Cụ Hồ, sau khi rời quân ngũ, ông đã nghĩ ngay đến việc phát triển kinh tế gia đình, trong khi ở vùng hải đảo này vẫn còn nghèo, người dân một nắng hai sương, cuộc sống phải nhờ vào cồn cát trắng. Năm 1993, ông Lưu Bá Hộ đã cùng với các ông Bùi Quang Kính, ông Nguyễn Trung Thành người cùng địa phương góp vốn lập dự án đắp 70ha đầm nuôi thủy sản ở khu vực bãi triều Gồ Dậu, thuộc thôn Tân Phong, với số tiền đầu tư 400 triệu đồng. Lúc bấy giờ, việc đắp bờ, quai đê gặp rất nhiều khó khăn, số tiền 400 triệu đồng chẳng thấm vào đâu, nhưng với ý chí phải làm kinh tế mới mong thoát nghèo, các ông đã phải cầm cố nhà cửa thế chấp vay ngân hàng thêm 172 triệu đồng tại bàn tiết kiệm xã Quan Lạn. Hơn một năm sau, thì công trình xây dựng đầm nuôi trồng thủy sản của ông cùng 8 cổ đông góp vốn hoàn thành, lấy tên là “Tổ hợp đầm Gò Dậu”.


Phần đê bao khu vực đầm nuôi thủy sản của ông Lưu Bá Hộ từ năm 1993 nay vẫn còn dấu tích


Với sự chăm chỉ lao động, cộng với ao đầm chắc chắn, năm 1995, hàng tấn cá tôm đã cho thu hoạch, ông Hộ cùng các thành viên trong Tổ hợp vô cùng phấn khởi, họ tính toán rằng, cứ đà này chỉ vài năm là chi trả hết vốn vay và mọi người sẽ có lãi. Nhưng không ngờ, chỉ được một vài lứa thuận buồm xuôi gió, năm 1996 thiên tai bất ngờ ập đến, một trận siêu bão đổ xuống đảo Quan Lạn, phá hủy toàn bộ hệ thống đê bao bờ đầm, cả Tổ hợp nuôi tôm cá của ông Hộ bị xóa sổ.

Sau thiên tai, đầm nuôi trồng thủy sản chỉ còn là vùng nước trắng xóa, đồng nghĩa với việc ông Lưu Bá Hộ lâm vào cảnh vỡ nợ, căn nhà nhỏ thừa kế mà ông cha để lại Ngân hàng phát mại không đủ với số tiền vay (172 triệu chia cho 3 người, mỗi người chịu khoản nợ trên 57 triệu đồng), ông Hộ liền bị khởi tố ra tòa. Cùng ra tòa với ông năm ấy còn có các ông Bùi Quang Kính, ông Nguyễn Trung Thành, cùng 2 cán bộ bàn tiết kiệm ở địa phương nơi cho các ông vay vốn, tổng cộng là 5 người bị kết án tù về tội gian dối, chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. Riêng ông Lưu Bá Hộ bị phạt tù giam 12 tháng, điều ông đau đớn nhất là bị mất cả danh hiệu Đảng viên, mà khi ở chiến trường ông phải đổi bằng máu mới có được danh dự cao quý này.

Ánh mắt xa xăm, ông Hộ bảo, đồng tiền vay của Nhà nước ông đã đầu tư đúng mục đích, nhưng chỉ vì thiên tai địch họa cướp đi mà ông bị vướng vào vòng lao lý, oan sai quá.

Sau khi mãn hạn tù, ông Hộ trở về địa phương với mong muốn khôi phục lại ao đầm để nuôi trồng thủy sản, ông đề nghị Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ dùng tín chấp để cho gia đình ông vay vốn tu bổ đê đầm nhưng bị khước từ, do đó ông Hộ đành phải nhìn đầm gia đình ông đã bỏ nhiều công sức, tiền của tôn tạo bỏ không một cách hoang phí. Tuy nhiên, thời gian sau này, khi ông Hộ có chút vốn liếng, muốn phục hồi lại đầm để phát triển kinh tế, thì lại bị chính quyền khước từ, với lý do “Dự án đê biển đi qua diện tích đầm”. Nghịch lý lại xảy ra, khi dự án được triển khai, thu hồi vào diện tích đầm của gia đình ông khoảng 10ha, nhưng chính quyền lại không thực hiện xem xét đền bù cho gia đình ông.

Không giấu nổi bức xúc, ông Hộ cho biết: Đất đai trong quy hoạch của Nhà nước, người dân phải chấp hành, nhưng đã là dự án phải công khai quy hoạch. Chính quyền địa phương biết rõ, nhưng chưa ra quyết định thu hồi đất, chưa lập phương án bồi thường, đã đổ đất xây dựng tuyến đê kiên cố xẻ ngang đầm Gồ Dậu của gia đình ông.

Năm 1995, gia đình ông Lưu Bá Hộ được chính quyền địa phương giao đất giao rừng theo Nghị định 02/CP, nay là Nghị định 163/1999/NĐ-CP, ngày 16/11/1999. Diện tích giao thuộc khoảnh I, tiểu khu 210. Từ đó đến nay, ba bố ông Hộ đầu tư trồng thông, keo, bạch đàn và khai thác ổn định trên khoảng rừng này. Từ khi Vân Đồn rục rịch xây dựng đặc Khu hành chính kinh tế, thì ở đảo Quan Lạn tấc đất cũng thành tấc vàng, người dân lén lút xẻ đất rừng, đất ruộng, đất thủy sản ra bán trao tay, thậm chí một số cán bộ địa phương còn dung túng cho hiện tượng bán đất trái phép này. Ở địa phương, ông Lưu Bá Hộ cũng biết hiện tượng bán đất trái phép, và gia đình ông cũng bị hiểm họa cơn “sốt đất” ập đến gia đình mình. Thời gian gần đây, một người tự xưng là Lê Thị Xuân, sinh năm 1963, có hộ khẩu thường trú ở số 73 Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP Hà Nội, dẫn theo một nhóm người tới nhà vu khống cho bố con ông Hộ tự ý chặt cây, khai thác gỗ trên cánh rừng của họ và đe dọa sẽ tố ông ra tòa vì tội chiếm đoạt tài sản công dân.

Ông Hộ cho biết, gia đình ông được cấp sổ quản lý rừng của Hạt kiểm lâm, cơ quan chuyên trách quản lý rừng từ Trung ương đến cơ sở, từ năm 2000 thửa đất số 74 này là diện tích rừng sản xuất của anh Lưu Hùng Lâm, con trai ông Lưu Bá Hộ. Chủ tịch UBND xã Quan Lạn đã xác nhận: “Rừng cây này là do bố con ông Lưu Bá Hộ trồng và quản lý có thâm niên. Còn bà Lê Thị Xuân người ở TP Hà Nội gần đây mới thấy xuất hiện ở địa phương, không có tác động trồng rừng”. Vậy mà theo như được biết, bà Lê Thị Xuân được UBND huyện Vân Đồn cấp quyền sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất trên diện tích 60.538m2 rừng, thuộc thửa đất số 74, tờ bản đồ số 03, ký ngày 22/01/2019. Mà khu đất này chính là vạt rừng mà bố con ông Hộ đang sản xuất, chắc chắn có cơ sở pháp lý.

Cựu chiến binh, bệnh binh Lưu Bá Hộ mang trong người chất độc da cam khi cầm súng bảo vệ Tổ Quốc, đã từng phải ngồi tù vì vay tiền ngân hàng để phát triển sản xuất, do thiên tai phá hủy mà không trả được. Đến giờ tuổi cao, sức yếu, khai thác thành quả do chính sức lao động của cha con mình làm ra, cũng trên cánh rừng do Nhà nước giao cho trồng và chăm sóc, đang bị đẩy ra khỏi cánh rừng để giao cho người khác chưa từng một ngày trồng và chăm sóc, bảo vệ, đó hẳn là một nghịch lý, mờ ám trong việc tùy tiện xẻ rừng ra bán của những người có trách nhiệm ở địa phương. Lẽ nào chính quyền và một số cơ quan chức năng đã cố tình bỏ qua những “bằng chứng” để “quên” đi quyền lợi của người cựu chiến binh này.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Hợp tác xã Cựu chiến binh Vạn Xuân Trường kỷ niệm 10 năm thành lập

Hợp tác xã (HTX) Cựu chiến binh (CCB) Vạn Xuân Trường là mô hình được thành lập theo Luật HTX năm 2012, qua 10 năm hoạt động đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế tập thể, là HTX tốp đầu của tỉnh Nam Định về sản xuất kinh doanh.
2024-11-22 09:34:27

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình

Sáng 22/11 diễn ra Hội nghị công bố Nghị quyết số 1242/NQ-UBTVQH15, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua ngày 24/10/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024; có những thay đổi quan trọng trong hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Bình.
2024-11-22 09:00:00

Hải Phòng khai trương Dự án ‘Chính quyền số thành phố’

Chiều 21/11, TP.Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án “Chính quyền số thành phố”. Đây là một trong những dự án quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế số, xã hội và nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng ngày “Chuyển đổi số quốc gia 2024”.
2024-11-22 07:21:22

Dịch vụ chi lương của ngân hàng giúp doanh nghiệp “nhẹ đầu”

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mới đây vừa công bố gia tăng thêm quyền lợi cho gói sản phẩm chi lương dành cho doanh nghiệp, biến sản phẩm của ngân hàng này trở thành lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường.
2024-11-21 16:16:15

Quảng Ninh kích cầu du lịch giảm giá dịch vụ đến 50%

Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”, nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách dịp cuối năm 2024 với nhiều sự kiện hấp dẫn.
2024-11-21 10:43:15
Đang tải...