Lì xì đầu năm - Hiểu thế nào cho đúng
2017-01-29 13:24:25
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Mai, đào khoe sắc. Cây cối đâm chồi nảy lộc báo hiệu mùa xuân gõ cửa. Sự hiện diện của bánh tét, bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ, đôi ba câu đối cùng với những xấp phong bao lì xì đỏ chót báo hiệu niềm vui của ngày Tết Nguyên Đán đã về. Không biết phong tục lì xì (mừng tuổi) du nhập vào nước ta lúc nào nhưng người dân Việt Nam rất coi trọng bởi đó là nét đẹp truyền thống đáng được gìn giữ và lưu truyền. Lì xì đầu năm được xem là một phần của phong vị Tết Việt Nam với ý nghĩa cầu chúc cho người nhận sự may mắn, phát đạt…
Nguồn gốc từ đâu?
Nguồn gốc của phong tục “lì xì” xuất phát từ nhiều câu chuyện khác nhau, thể hiện sự phong phú, các cách lí giải sáng tạo nhằm lưu truyền truyền thống văn hóa dân tộc của ông cha ta.
Theo truyền thuyết, có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu trẻ con đang ngủ ngon giấc khiến chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng. Một cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm túc trực bên bé. Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy.
Việc lấy giấy đỏ gói tiền được kể lại cho bà con làng xóm. Mọi người vui mừng, bắt chước làm theo và dần dần trở thành phong tục tiền mừng tuổi hay còn gọi là lì xì đầu năm.
Theo truyền thuyết khác, tục tặng tiền mừng tuổi bắt nguồn từ hoàng cung nhà Đường (Trung Quốc). Năm đó, Dương Quý Phi sinh hạ hoàng tử, được tin mừng, Đường Huyền Tôn đích thân đến thăm và ban cho nàng một số vàng bạc gói trong giấy đỏ. Dương Quý Phi coi đó vừa là tiền mừng, vừa là chiếc bùa vua Đường ban tặng con trẻ để trừ tà. Việc này được đồn ra ngoài, từ cung đình lan rộng ra dân gian, nhiều người bắt chước tặng tiền mừng và cũng bắt đầu coi như tặng món lộc trừ tai họa, mang lại nhiều điều may mắn cho trẻ con.
Ở Việt Nam, lì xì vốn chỉ là những đồng tiền xu, tiền giấy mới bỏ trong phong bao giấy hồng điều hoặc trang trí vàng son bắt mắt mà người lớn tặng cho trẻ con để chúng có cái rủng rẻng trong những ngày Tết vì tiếng cười của trẻ con có thể xua đuổi điều xấu. Vì vậy, lì xì cũng có ý nghĩa cầu may, cầu phúc trong năm mới.
Nét đẹp văn hóa của người Việt
Theo tác giả Hạo Nhiên Nghiêm Toản thì "lì xì" có gốc là từ “lợi thị” trong tiếng Trung. Từ này phiên âm kiểu pinyin là lì xì, có ba nghĩa như sau: Số lời thu được do mua bán mà ra; Tốt lành, có lợi; Vận tốt, vận may. Trong cả ba trường hợp, "lợi-thị" hay "lì-xì', đều có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Tác giả Hạo Nhiên khẳng định rằng: Tiền Lì-xì, mừng tuổi, chính là thứ tiền đem lại cái hên, điều lành, điều tốt, cho trẻ em dịp đầu xuân.
Vì lẽ trên, người Việt Nam theo tục lệ từ xưa, hàng năm, cứ vào sáng mồng một tết Nguyên đán là con cháu trong nhà lần lượt nói lời chúc tết, chúc thọ và tặng quà hoặc một số tiền cho ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ “lì xì” lại một phong bao màu đỏ, bên trong đựng một ít tiền gọi là lấy hên và mang lại niềm vui trong ngày đầu năm mới. Tuy nhiên, ngày nay, quan niệm về tục lì xì đã cởi mở hơn, đặc biệt những người nhỏ tuổi nhưng đã lập gia đình, đã có thu nhập thì có thể mừng tuổi cho những bậc cao niên như: cha mẹ, ông bà, để chúc tụng may mắn, sức khỏe, bình an.
Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo - không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày tết. Bao lì xì thường có màu đỏ, với người Châu Á màu đỏ là một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc - người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài, phát lộc.
Nỗi lo tiền lì xì ngày Tết
Phong tục lì xì ngày tết với nhiều ý nghĩa như vậy song nó đã có những biến đổi và sự chi phối khác nhau trong thời buổi kinh tế thị trường. Nhiều người coi lì xì Tết của con mình hay chính của bản thân là một “nguồn thu hợp pháp” và đặt vào đó
sự cân - đong - đo - đếm giá trị đồng tiền. Vì thế, dần dần làm mất đi nét đẹp truyền thống của phong tục lì xì ngày Tết Nguyên đán.
Nhiều người kể rằng: Thời nay mừng tuổi 10 nghìn hay 20 nghìn đều bị chê ít và không được cảm ơn có khi bị trẻ con cho là mình keo kiệt. Cách đây 5, 7 năm mừng tuổi 5 nghìn, 10 nghìn là chuyện bình thường nhưng ngày nay thay vào đó là 100, 200 nghìn và chí ít cũng 50 nghìn thậm chí còn cả tiền triệu. Những ngày cuối năm, mọi người ai nấy đều xôn xao chuyện đổi tiền lì xì tết.
Tiền mừng tuổi thời nay không đơn giản nằm ở tấm lòng, ở ý nghĩa “lấy hên” mà chủ yếu nằm ở “sức nặng” giá trị của đồng tiền bên trong bao lì xì đó là bao nhiêu? Trong cuộc sống hiện đại, tục lì xì đang dần bị thương mại hóa dần. Người lớn đã biến chuyện lì xì thành văn hóa “phong bì” để mong thăng quan, tiến chức, để nhẹ nhàng trong quan hệ xã hội làm ăn. Chính thói thực dụng của người lớn đã vô tình lây sang con trẻ và làm mất đi vẻ đẹp vốn có của tục lì xì.
Nhiều nhà còn biến tục lì xì thành kiểu lì xì như trả nợ. Nhà nào mừng tuổi con mình bao nhiêu thì mình phải mừng lại con họ bấy nhiêu. Nhiều nhà đi chơi tết còn cố đèo đi cho bằng hết những đứa trẻ trong nhà đi để kiếm được thật nhiều tiền mừng tuổi tết.
Tết đến có lẽ không ít người người cảm thấy khó xử và đau đầu với chuyện lì xì ngày tết. Phải chăng, đã đến lúc để người lớn chúng ta nhìn nhận lại ý nghĩa thực sự của nó, nhìn nhận lại vấn đề thực tế mà nó đang bị biến tướng. Đã đến lúc chính người lớn chúng ta phải trả lại giá trị nhân văn của tập tục này.
Nguồn gốc của phong tục “lì xì” xuất phát từ nhiều câu chuyện khác nhau, thể hiện sự phong phú, các cách lí giải sáng tạo nhằm lưu truyền truyền thống văn hóa dân tộc của ông cha ta.
![]() |
Lì xì đầu năm được xem là một phần của phong vị Tết Việt Nam với ý nghĩa cầu chúc cho người nhận sự may mắn, phát đạt… (Ảnh: Internet) |
Theo truyền thuyết, có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu trẻ con đang ngủ ngon giấc khiến chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng. Một cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm túc trực bên bé. Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy.
Việc lấy giấy đỏ gói tiền được kể lại cho bà con làng xóm. Mọi người vui mừng, bắt chước làm theo và dần dần trở thành phong tục tiền mừng tuổi hay còn gọi là lì xì đầu năm.
Theo truyền thuyết khác, tục tặng tiền mừng tuổi bắt nguồn từ hoàng cung nhà Đường (Trung Quốc). Năm đó, Dương Quý Phi sinh hạ hoàng tử, được tin mừng, Đường Huyền Tôn đích thân đến thăm và ban cho nàng một số vàng bạc gói trong giấy đỏ. Dương Quý Phi coi đó vừa là tiền mừng, vừa là chiếc bùa vua Đường ban tặng con trẻ để trừ tà. Việc này được đồn ra ngoài, từ cung đình lan rộng ra dân gian, nhiều người bắt chước tặng tiền mừng và cũng bắt đầu coi như tặng món lộc trừ tai họa, mang lại nhiều điều may mắn cho trẻ con.
Ở Việt Nam, lì xì vốn chỉ là những đồng tiền xu, tiền giấy mới bỏ trong phong bao giấy hồng điều hoặc trang trí vàng son bắt mắt mà người lớn tặng cho trẻ con để chúng có cái rủng rẻng trong những ngày Tết vì tiếng cười của trẻ con có thể xua đuổi điều xấu. Vì vậy, lì xì cũng có ý nghĩa cầu may, cầu phúc trong năm mới.
Nét đẹp văn hóa của người Việt
Theo tác giả Hạo Nhiên Nghiêm Toản thì "lì xì" có gốc là từ “lợi thị” trong tiếng Trung. Từ này phiên âm kiểu pinyin là lì xì, có ba nghĩa như sau: Số lời thu được do mua bán mà ra; Tốt lành, có lợi; Vận tốt, vận may. Trong cả ba trường hợp, "lợi-thị" hay "lì-xì', đều có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Tác giả Hạo Nhiên khẳng định rằng: Tiền Lì-xì, mừng tuổi, chính là thứ tiền đem lại cái hên, điều lành, điều tốt, cho trẻ em dịp đầu xuân.
Vì lẽ trên, người Việt Nam theo tục lệ từ xưa, hàng năm, cứ vào sáng mồng một tết Nguyên đán là con cháu trong nhà lần lượt nói lời chúc tết, chúc thọ và tặng quà hoặc một số tiền cho ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ “lì xì” lại một phong bao màu đỏ, bên trong đựng một ít tiền gọi là lấy hên và mang lại niềm vui trong ngày đầu năm mới. Tuy nhiên, ngày nay, quan niệm về tục lì xì đã cởi mở hơn, đặc biệt những người nhỏ tuổi nhưng đã lập gia đình, đã có thu nhập thì có thể mừng tuổi cho những bậc cao niên như: cha mẹ, ông bà, để chúc tụng may mắn, sức khỏe, bình an.
![]() |
Phong bao lì xì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn đầu năm mới (Ảnh: Internet) |
Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo - không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày tết. Bao lì xì thường có màu đỏ, với người Châu Á màu đỏ là một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc - người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài, phát lộc.
Nỗi lo tiền lì xì ngày Tết
Phong tục lì xì ngày tết với nhiều ý nghĩa như vậy song nó đã có những biến đổi và sự chi phối khác nhau trong thời buổi kinh tế thị trường. Nhiều người coi lì xì Tết của con mình hay chính của bản thân là một “nguồn thu hợp pháp” và đặt vào đó
sự cân - đong - đo - đếm giá trị đồng tiền. Vì thế, dần dần làm mất đi nét đẹp truyền thống của phong tục lì xì ngày Tết Nguyên đán.
Nhiều người kể rằng: Thời nay mừng tuổi 10 nghìn hay 20 nghìn đều bị chê ít và không được cảm ơn có khi bị trẻ con cho là mình keo kiệt. Cách đây 5, 7 năm mừng tuổi 5 nghìn, 10 nghìn là chuyện bình thường nhưng ngày nay thay vào đó là 100, 200 nghìn và chí ít cũng 50 nghìn thậm chí còn cả tiền triệu. Những ngày cuối năm, mọi người ai nấy đều xôn xao chuyện đổi tiền lì xì tết.
Tiền mừng tuổi thời nay không đơn giản nằm ở tấm lòng, ở ý nghĩa “lấy hên” mà chủ yếu nằm ở “sức nặng” giá trị của đồng tiền bên trong bao lì xì đó là bao nhiêu? Trong cuộc sống hiện đại, tục lì xì đang dần bị thương mại hóa dần. Người lớn đã biến chuyện lì xì thành văn hóa “phong bì” để mong thăng quan, tiến chức, để nhẹ nhàng trong quan hệ xã hội làm ăn. Chính thói thực dụng của người lớn đã vô tình lây sang con trẻ và làm mất đi vẻ đẹp vốn có của tục lì xì.
Nhiều nhà còn biến tục lì xì thành kiểu lì xì như trả nợ. Nhà nào mừng tuổi con mình bao nhiêu thì mình phải mừng lại con họ bấy nhiêu. Nhiều nhà đi chơi tết còn cố đèo đi cho bằng hết những đứa trẻ trong nhà đi để kiếm được thật nhiều tiền mừng tuổi tết.
Tết đến có lẽ không ít người người cảm thấy khó xử và đau đầu với chuyện lì xì ngày tết. Phải chăng, đã đến lúc để người lớn chúng ta nhìn nhận lại ý nghĩa thực sự của nó, nhìn nhận lại vấn đề thực tế mà nó đang bị biến tướng. Đã đến lúc chính người lớn chúng ta phải trả lại giá trị nhân văn của tập tục này.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Song Phú
Nâng cao tính Đảng trong cán bộ, đảng viên để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Lãnh tụ V.I.Lênin từng tổng kết: “Đảng Cộng sản là đội tiên phong có tổ chức và giác ngộ nhất của giai cấp công nhân”. Và, Người chỉ rõ: “Tính Đảng là trụ cột tư tưởng của lý tưởng cộng sản”... “Không có tính Đảng thì không thể trở thành người Cộng sản”.
2025-05-19 11:17:12
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
2025-05-19 10:28:51
Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn
Sắp xếp, hợp nhất các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là một bước tiến quan trọng của lịch sử trong công tác tổ chức bộ máy và hoạt động của MTTQ Việt Nam. Đây không chỉ là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng mà còn là một bước chuyển mình của tất yếu khách quan và phù hợp với thực tiễn cách mạng hiện nay, qua đó góp phần củng cố hơn nữa vị thế của MTTQ Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
2025-05-19 10:24:16
SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.
2025-05-19 10:11:50
Quần thể Khu du lịch sinh thái và đô thị Bà Nà - Suối Mơ được đầu tư 52 nghìn tỷ đồng
Ngày 16/5/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 946/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư để điều chỉnh Dự án Quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ. Quyết định phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính, ý kiến thẩm định của các Bộ và UBND thành phố Đà Nẵng.
2025-05-19 10:08:08
Gần bốn thập kỷ mới hoàn thành xong bức họa Bác Hồ
Bức họa mà tôi muốn kể sau đây, chính là bức tranh sơn mài “Ông Ké Kách mệnh về Pác Bó năm 1941” (khổ 83 cm x 119 cm) do họa sĩ Thế Vỵ thể hiện đã được công chúng mê hội họa ghi nhận, bằng giải thưởng Huy chương Bạc trong Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1995 (không có Huy chương Vàng).
2025-05-19 08:34:34