Ngân hàng Chính sách xã hội Kon Tum: 20 năm đồng hành cùng hộ nghèo

2022-11-30 07:58:47 0 Bình luận
Những năm qua, sự phối hợp giữa Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) với cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Nhờ đó, nguồn vốn ưu đãi tới người nghèo và đối tượng chính sách được triển khai rộng khắp, hỗ trợ đắc lực chương trình phát triển kinh tế - xã hội, làm rạng sáng hơn một chính sách mang đầy tính nhân văn của Đảng.

Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc

20 năm từ ngày thành lập, bám sát mục tiêu giảm nghèo và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh qua từng thời kỳ, NHCSXH tỉnh tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung huy động nguồn lực tài chính từ Trung ương và địa phương, tạo lập nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đến 31/8/2022, tổng nguồn vốn đạt gần 3.554 tỷ đồng, tăng 3.463 tỷ đồng, gấp 38 lần so với khi thành lập. Trong đó, nguồn vốn Trung ương chuyển về: 3.079,5 tỷ đồng, tăng 2.994 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 86,7% trên tổng nguồn vốn; nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường được Trung ương cấp bù chênh lệch lãi suất là 327,9 tỷ đồng, tăng 100% so với thời điểm mới thành lập, chiếm tỷ trọng 9,1% trên tổng nguồn vốn; nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương 150,3 tỷ đồng, tăng 147 tỷ đồng so với thời điểm mới thành lập, chiếm tỷ trọng 4,2% trên tổng nguồn vốn.

Lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội Kon Tum khen thưởng cho tập thể, cá nhân NHCS huyện Đắk Hà.

Nguồn vốn cho vay qua 20 năm (2002 - 2022) không ngừng tăng trưởng, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Đặc biệt, sau khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, nguồn vốn ủy thác của địa phương được cấp ủy, chính quyền quan tâm, hằng năm ưu tiên dành một phần ngân sách chuyển ủy thác sang NHCSXH để cho vay, tăng hơn trước khi có Chỉ thị là 142 tỷ đồng, nâng nguồn vốn ủy thác địa phương đến 31-8-2022 đạt 150,3 tỷ đồng.

Sau 20 năm hoạt động, đến nay quy mô hoạt động tín dụng chính sách ở Kon Tum không ngừng mở rộng, chất lượng tín dụng được nâng lên toàn diện. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện 17 Chương trình tín dụng chính sách, tăng 15 Chương trình so với năm 2002. Tổng doanh số cho vay trong 20 năm qua đạt 8.790 tỷ đồng, với 376.321 lượt hộ được vay vốn. Đến 31/8/2022, tổng dư nợ đạt 3.545,4 tỷ đồng, tăng 47,9 lần so với năm 2002, với 67.920 hộ còn dư nợ, tương đương 47,3% tổng số hộ dân toàn tỉnh, tăng trưởng tín dụng bình quân đạt 23,4%/năm.

Thông qua hoạt động tín dụng chính sách góp phần giúp người dân trên địa bàn tỉnh bám đất, bám làng, phát triển sản xuất, thay đổi nhận thức để vươn lên thoát nghèo và xây dựng nông thôn mới. Các chương trình tín dụng chính sách tác động tích cực đến vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); lồng ghép với công tác khuyến nông, lâm nghiệp, chuyển đổi cây trồng vật nuôi để tăng năng suất, tăng thu nhập cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thông qua hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã giúp cho chính quyền các cấp gần và sát dân hơn; giúp cho các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác vay vốn từ NHCSXH tập hợp được đoàn viên, hội viên.

Người dân Đắk Hà nuôi cá nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách.

Đồng vốn nhân văn đã giúp cho trên 376.321 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 119.528 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 56.508 lượt hộ tại vùng khó khăn vay vốn sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm cho 34.862 lao động; 20.548 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng 10.488 căn nhà cho hộ nghèo và các gia đình chính sách; 512 lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; hỗ trợ xây dựng 490 căn nhà ở xã hội; 13 doanh nghiệp vay vốn theo Nghị quyết số 68/NQ-CP với số tiền 921 triệu đồng để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 247 lượt người lao động; 2.866 hộ vay số tiền 138 tỷ đồng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP; giúp cho hơn 78.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn vượt qua ngưỡng nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 38,63% xuống 16,34% (giai đoạn 2006 - 2010); từ 33,36% năm 2011 xuống 6,32% đến cuối năm 2021; góp phần xây dựng 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 19 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 29 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí và 3 xã đạt 8 tiêu chí.

Mục tiêu, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời gian tới, NHCSXH Kon Tum tiếp tục đẩy mạnh triển khai hoạt động tín dụng chính sách, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện trong hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh với những mục tiêu, giải pháp cơ bản sau:

 Mục tiêu cụ thể: (1)- Phấn đấu đáp ứng đủ nguồn vốn cho 100% hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn các Chương trình tín dụng chính sách và tiếp cận các dịch vụ do NHCSXH cung cấp; giai đoạn 2021 - 2025, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh giảm bình quân 4%/năm. (2)- Hằng năm, hoàn thành 100% kế hoạch tín dụng được Trung ương và địa phương giao. (3)- Tăng trưởng dư nợ bình quân hằng năm đạt từ 10% - 15%. (4)- Tỷ lệ nợ quá hạn duy trì dưới mức 0,3%/tổng dư nợ. (5)- Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương bình quân hng năm từ 30 tỷ đồng trở lên. Phấn đấu đến năm 2030, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương chiếm 6%/tổng nguồn vốn. (6)- Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động của NHCSXH. (7)- Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

Một số giải pháp cơ bản

Một là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”; Quyết định số 1630/QĐ-TTg, ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 30-KH/TU, ngày 18/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 268/KH-UBND, ngày 26/1/2022 của UBND tỉnh Kon Tum nhằm tiếp tục nâng cao vai trò, nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.

Hai là, tập trung huy động nguồn lực của Trung ương, của địa phương để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác; thực hiện bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay theo Nghị quyết số 59/2022/NQ-HĐND, ngày 29/8/2022 của HĐND tỉnh ban hành Quy định cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025. Tập trung các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác vào NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay.

Kiểm tra nguồn vốn tín dụng chính sách được đầu tư trồng cao su ở huyện Sa Thầy

Ba là, thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; chủ động đề xuất các đề án, cơ chế cụ thể lồng ghép các Chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội với tín dụng chính sách xã hội phù hợp với từng giai đoạn.

Bốn là, tiếp tục triển khai có hiệu quả các Chương trình tín dụng chính sách góp phần hoàn thành các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng ủy thác, hoạt động của Điểm giao dịch tại xã, hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Năm là, tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù, chủ động thực hiện tốt việc huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin hiện đại hóa ngành Ngân hàng trong quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội.

Sáu là, nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống kiểm tra, giám sát của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác; công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHCSXH. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội nâng cao vai trò giám sát với các cơ quan quản lý nhà nước, có hình thức thích hợp để Nhân dân cùng tham gia giám sát hoạt động tín dụng chính sách.

Bảy là, xây dựng, lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển giáo dục, đào tạo nghề, tạo việc làm để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, cải thiện đời sống gắn với bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương.

Tám là, bám sát các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và của NHCSXH để làm cơ sở xây dựng kế hoạch tài chính, tín dụng sát với thực tiễn; thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động.

Chín là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHCSXH trên địa bàn để thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách xã hội trong tình hình mới; thường xuyên tập huấn cho đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động tín dụng chính sách xã hội, nhất là đội ngũ làm công tác ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ Ban giảm nghèo cấp xã, Thôn trưởng, Tổ trưởng tổ dân phố, Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn.

Mười là, thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, quy định việc đối chiếu, phân loại nợ định kỳ theo Quyết định số 976/QĐ-TTg, ngày 1/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy chế phân loại nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội”, từ đó có giải pháp đối với từng khoản nợ, nhằm ngăn chặn tiêu cực, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động. Phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong việc bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại địa phương.

Mười một là, đẩy mạnh thông tin, truyền thông các chính sách về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, các tầng lớp Nhân dân. Đồng thời, thực hiện kịp thời hiệu quả việc điều tra, rà soát bổ sung danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng thụ hưởng tiếp cận kịp thời các nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Lê Danh Thứ - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...