Nghị lực sống phi thường của cô bé "chim cánh cụt"

2018-11-14 10:12:02 0 Bình luận
Từ khi Linh còn trong bụng mẹ, bố mẹ em đã được dự báo rằng con của mình không có đôi bàn tay như bao đứa trẻ bình thường khác. Tai ương chưa dừng ở đó, khi sinh ra, một chân của cô bé bị khoèo, khuôn mặt biến dạng và sức khỏe không được tốt.

Nỗi đau của cha mẹ

Trong cuộc trò chuyện cùng anh Nguyễn Văn Tuấn (32 tuổi, xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) và vợ là chị Nguyễn Thị Như Nương (29 tuổi), khi nhắc về cô con gái Nguyễn Như Linh (8 tuổi), cả hai đều không giấu được sự tự hào. Nhưng để có được sự tự hào ấy là cả một quá trình vượt qua nỗi đau cùng sự cố gắng của các thành viên trong gia đình.

Theo như lời anh Tuấn kể, cách đây 8 năm, khi chị Nương mang thai đến tháng thứ 8, đi siêu âm ở Bệnh viện huyện Mỹ Đức, những lời chẩn đoán của bác sĩ như cứa vào trái tim hai người. Bác sĩ nói, đứa con đầu lòng của anh bị dị tật bẩm sinh ở tay.

"Do là con đầu nên vợ chồng tôi cẩn thận lắm, đi thăm khám nhiều nơi. Lần nào siêu âm cũng có kết quả tốt, không phát hiện điều gì khác thường ở thai nhi. Lúc bác sĩ nói cháu bị dị tật bẩm sinh ở tay, tôi như bị đứng hình, từng từ của bác sĩ dội vào tai khiến tôi không thể tin nổi", anh Tuấn ngậm ngùi kể.

Dù đã chuẩn bị trước tâm lý đứa con đầu lòng sẽ không được bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng khi nhận con từ bác sĩ, thấy đứa bé không có hai bàn tay, một chân bị khoèo, thiếu ngón và khuôn mặt bị biến dạng bởi u, tất cả những người trong gia đình có mặt tại bệnh viện hôm ấy đều sốc nặng.

Chị Nương, vợ anh Tuấn khóc ngất trên giường bệnh khiến các bác sĩ phải hết sức động viên rồi cho người nhà túc trực chăm nom.


Cô bé Nguyễn Như Linh cặm cụi viết bằng chân.


Ngoài những dị tật bẩm sinh nói trên, thể trạng của cháu bé từ khi sinh ra đã rất yếu, thường xuyên bị viêm phổi nặng, đau ốm triền miên, ở viện còn nhiều hơn ở nhà.

"Những ngày đó, vợ chồng tôi phải bỏ hết công việc, mỗi tháng lại bế cháu đi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Các bác sĩ cũng tiên lượng rất xấu về tình hình của cháu, nhưng cả gia đình không ai muốn bỏ cuộc", anh Tuấn tâm sự.

Dù còn rất nhỏ nhưng Linh đã phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để loại bỏ khối u trên mặt, phẫu thuật đầu gối và điều trị các bệnh về đường hô hấp. Tiếng khóc của đứa con thơ trước những mũi tiêm, vết mổ như giày vò tâm trí vợ chồng anh Tuấn quãng thời gian đó.

Nhớ lại, anh Tuấn trào nước mắt vì thương con. "Có lúc con nằm thoi thóp trong phòng bệnh, xung quanh là chằng chịt các dây truyền, nhìn con mà quặn thắt ruột gan. Lúc đó, chỉ mong sao con có thể may mắn sống, vượt qua bệnh tật", anh Tuấn xúc động.

Thế nhưng, vượt qua cả sự kỳ vọng của gia đình, ngay từ bé, Linh đã bộc lộ là một cô bé nghị lực với niềm khao khát sống mãnh liệt. Năm lên 2 tuổi, dù một chân bị khoèo, thiếu ngón nhưng Linh vẫn tự vịn đứng dậy, với đôi tay cụt ngủn vào chiếc ghế nhựa, tự lần tập đi.

"Con bé rất thông minh, luôn quan sát xung quanh, thấy ai làm gì đều bắt chước làm bằng được. Hồi mới tập đi, Linh ngã rất nhiều, nhưng cứ ngã xong, khóc òa rồi chờ bớt đau, con lại vịn đứng lên tập tiếp. Nhìn con chập chững những bước đi đầu tiên, cả gia đình đều lặng đi vì xúc động, không ai dám tin con có thể làm được điều kỳ diệu ấy", anh Tuấn nhớ lại.


Bằng khen của trường và các cấp chính quyền treo ở góc học tập.


Nghị lực phi thường

Năm lên 4 tuổi, đôi chân của cô bé Nguyễn Như Linh dường như đã quá thành thạo với các động tác cơ bản thay thế đôi tay. Linh có thể dùng chân xúc cơm, chơi các trò ghép hình giống như các bạn.

Đối với việc học, dường như Linh có một niềm đam mê đặc biệt, bởi từ khi chưa biết chữ, cô bé đã thích lân la đến xem sách vở của người anh họ. Nhìn những dòng chữ, những hình ảnh trong sách, Linh tỏ ra vô cùng yêu thích và mượn anh bút chì để có thể tập viết trên những trang giấy.

Những nét chữ loằng ngoằng không đâu vào đâu chính là khởi đầu cho quá trình tập viết bằng chân đầy khó khăn của cô bé. Thời gian đầu, do chưa quen cầm bút nên đôi chân của Linh vẫn lóng ngóng, khiến các dòng chữ không được tròn trịa, thẳng hàng.

Mệt mỏi, căng cơ và những ngón chân phồng rộp tưởng rằng có thể khiến cô bé chỉ 4-5 tuổi đầu bỏ cuộc. Những dòng chữ mãi không thể đẹp cũng không khiến Linh đầu hàng, cô bé chỉ dừng vào thời gian nghỉ ngơi, cho ngón chân đỡ mỏi rồi lại tiếp tục tập viết.


Linh cũng rất thích vẽ tranh như bao đứa trẻ khác.


Nói về những ngày đầu đi học của Linh, anh Tuấn cho biết: "Vợ chồng tôi thấy con thích học quá nên xin cho con theo học ở trường Thượng Lâm gần nhà. Rất may các thầy cô cũng yêu quý, giúp đỡ hết mình. Các thầy còn đóng riêng cho cháu một chiếc bàn phù hợp để có thể học và viết trên lớp".

Anh Tuấn cho biết thêm, những ngày đầu đi học, ai cũng lo sợ Linh sẽ bị các bạn chê cười hoặc không theo được chương trình học. Nhưng mỗi khi định nói về chuyện nghỉ ở nhà, cô bé lại khóc và đòi đi học bằng được. Rồi năm tháng trôi đi, sự nỗ lực của cô bé Nguyễn Như Linh được đền đáp lại bằng những dòng chữ thẳng hàng, tròn trịa, ngay ngắn.

Cho tới thời điểm hiện tại, dù đã học lớp 3, nhưng Linh chỉ nặng 14kg. Cô bé có dáng người nhỏ thó, mỗi lần bước đi cả cơ thể như lệch về một phía. Bù lại, cô bé thông minh, nhanh nhẹn nên tiếp thu mọi thứ rất nhanh. Hiện tại, không chỉ có thể tự mình làm được các công việc sinh hoạt cá nhân, Linh còn biết quét nhà, gấp quần áo và phụ giúp bố mẹ các công việc lặt vặt.

Khi hỏi về chuyện trường lớp, Linh thích thú ngồi kể lại những câu chuyện vui mà cô bé cùng các bạn trải qua trong mỗi ngày đến trường. Đó là những lần mua quà vặt cổng trường, trêu đùa bạn học, chơi trò chơi hay đến nhà những người bạn. Cô bé không hề có một chút tự ti nào về những khuyết thiếu của bản thân. Ở đó chỉ có sự cố gắng và niềm vui mà thôi.

Có lẽ cũng nhờ sự cố gắng ấy mà trong căn nhà cấp 4 của gia đình, những tấm bằng khen về thành tích học tập, người tốt việc tốt... được treo kín xung quanh góc học tập của Linh.


Sau khi học bài xong, Linh lại kèm cặp cho em gái học.


Với sự tự hào của một người bố, anh Tuấn nói: "Linh rất thích học, học rất tốt. Mỗi ngày đi học về cháu lại tự lấy sách vở ra ôn bài rồi sau đó kèm cặp thêm cho em gái. Dù mới chỉ học lớp 3 nhưng cháu rất tự lập, già dặn. Nói chuyện với bố mẹ lúc nào cũng nói sẽ học thật giỏi, lớn lên làm người có ích cho xã hội".

Khi chúng tôi hỏi Nguyễn Như Linh về ước mơ tương lai của mình, cô bé thỏ thẻ nói: "Con muốn trở thành giáo viên, được dạy học cho các em nhỏ. Con sẽ dạy thật tốt để các em học thật giỏi".

Nói xong, Linh lại tiếp tục dùng chân, mở khóa cặp, thoăn thoắt lấy bút kẹp vào chân để luyện viết chữ mặc dù cô bé chỉ mới đi học về không lâu. Trên trang vở trắng, những nét chữ của cô bé tròn trịa, thẳng hàng và sạch đẹp. Chắc sẽ không ai nghĩ được rằng, đây là những nét chữ được viết bằng chân của cô bé 8 tuổi.

Cô Nguyễn Thị Huyền, giáo viên chủ nhiệm của Linh cho biết: "Linh là một cô bé nghị lực và tinh thần ham học đáng ngưỡng mộ. Khó khăn trong việc luyện chữ, trong những tháng đầu tiên đến lớp, giờ ra chơi, con chỉ ngồi trong lớp, viết đi viết lại những chữ cái các bạn được học.

Những ngày đầu đến lớp, các thầy cô giáo đều băn khoăn, không biết con sẽ theo học thế nào. Ban đầu, các cô chỉ dám kỳ vọng Linh sẽ học thuộc mặt chữ, biết đọc, biết ghép vần chứ không dám nghĩ đến việc con sẽ viết được chữ.

Các bạn viết bằng tay thì cô có thể cầm tay để uốn nắn các con nhưng Linh viết chữ bằng chân thì các cô chỉ có thể ngồi bên cạnh hướng dẫn con. Thế nhưng điều bất ngờ là chỉ sau 2 tuần, Linh đã cầm bút bằng chân thuần thục, viết những nét đầu tiên tròn trịa. Đến nay, Linh là một trong những học sinh giỏi của lớp, con học đều tất cả các môn. Cô bé cũng thường được chọn tham gia cuộc thi vở sạch, chữ đẹp của trường".

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
2024-04-29 16:20:00

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
2024-04-29 11:29:38

CSGT đưa người già, trẻ nhỏ thoát khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân

Tuần tra kiểm soát trên cao tốc, tổ công tác của đội Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3 (Cục CSGT) kịp thời giúp nhiều trẻ nhỏ, người già khỏi nắng nóng.
2024-04-29 09:00:00

Chổi đót phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn: Làng nghề độc đáo gần 100 năm tuổi

Được truyền từ đời này qua đời khác, làng nghề chổi đót phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn có bề dày gần 100 năm qua đang từng bước lớn mạnh bởi những bàn tay ngày đêm gìn giữ nét đẹp truyền thống.
2024-04-28 15:17:00
Đang tải...