"Ngọc Trà" - Hướng đi mới từ chè Tân Cương

2018-03-01 09:21:45 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Khi nhiều người trồng chè còn đang loay hoay với bài toán tìm đầu ra thì Nguyễn Thị Bích Ngọc lại tạo ra sự khác biệt khi sản xuất loại bột trà xanh Matcha từ loại chè Tân Cương hảo hạng. Hướng đi mới này đang mang về cho cô gái Thái Nguyên 150 triệu đồng/tháng.

Nguyễn Thị Bích Ngọc sinh năm 1991, sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống trồng chè ở Đại Từ, Thái Nguyên. Vì vậy tuổi thơ của cô gắn liền với sự vất vả trên những đồi chè. Tốt nghiệp trường Đại học Thái Nguyên, chuyên ngành kỹ thuật môi trường, có vốn tiếng anh tốt, Ngọc có cơ hội việc làm ở nhiều nơi như Hà Nội, Quảng Ninh với mức thu nhập cao nhưng cô vẫn đau đáu nỗi nhớ quê và cây chè. Sau khi tham dự một khóa học về VietGAP, Ngọc nhận ra công việc cô thực sự muốn làm chính là nông nghiệp. Vì vậy, cô quyết định bỏ việc văn phòng về quê gắn bó với cây chè.


Cô gái hái chè Nguyễn Thị Bích Ngọc


Tuy nhiên, cô gái 26 tuổi này lại không muốn trồng chè và bán sản phẩm như cách bố mẹ vẫn làm. Cô muốn làm điều gì đó thật sự mới mẻ. Giữa lúc loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu thì Ngọc tình cờ đọc được các bài viết về trà Matcha của Nhật Bản. Càng tìm hiểu, cô càng thấy thú vị. Được sự giúp đỡ của các thầy giáo ở trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, Ngọc quyết định học cách sao chế để tạo ra bột trà xanh Matcha của Việt Nam.

Ngọc nhìn trà Trung du (bạch hạc), cây trồng lâu năm ở Đại Từ để tìm kiếm lợi thế từ nơi mệnh danh Đệ nhất Danh trà, ngoài yếu tố trời cho: thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để cây trà phát triển, có hai lỗ hổng đầy thách thức – trà khô truyền thống bấp bênh, giá trị kinh tế không cao và thói quen sử dụng hóa chất đang đánh mất lòng tin người tiêu dùng. Cả tỉnh có 21.000ha trà, hơn 17.000ha trong số này đang thu hái, tổng sản lượng cả năm trên 194.000 tấn, làm sao tạo lòng tin vào trà matcha là thách thức lớn nhất đối với Ngọc.

“Làm thức tỉnh những nông dân đang ngủ say và đặt niềm tin bất diệt vào phân và thuốc, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa, để họ có cuộc sống ấm no hơn từ cây trà. Từ đó khích lệ tình yêu và niềm tin với nghề trà truyền thống”, Ngọc nói đó là mục tiêu được viết ra, đã trình bày trước đám đông, nhưng quả thật không đơn giản!. Cô luôn quyết tâm theo đuổi 3 không: Không thuốc trừ cỏ, không phân bón hóa học và không thuốc bảo vệ thực vật.


Vườn “Ngọc Trà”


Để có được nguyên liệu như ý, Ngọc đã phải lặn lội khắp vùng đất Tân Cương, Thái Nguyên tìm gặp các hộ gia đình để hợp tác trong việc trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Vì cây chè không dùng phân vô cơ sẽ phát triển chậm, sản lượng giảm 70% so với trồng chè truyền thống nên nhiều gia đình từ chối. Nhờ sự quyết tâm, Ngọc đã gặp được một người dân có cùng tâm huyết với cây chè giúp đỡ.

Có được nguyên liệu, Ngọc lại phải đối mặt với khó khăn trong sản xuất. Không ít lần cô phải đổ bỏ chè đi do cách chế biến bằng máy móc không phù hợp. Lúc đó, Ngọc tưởng như phải dừng việc sản xuất vì tài chính eo hẹp, trong lúc vẫn phải nuôi con nhỏ. May mắn, Ngọc được rất nhiều thầy cô, bạn bè giúp đỡ, động viên.

Sau bao khó khăn, vất vả, giờ Ngọc đã sở hữu 1 ha chè Trung Du đã 55 năm tuổi. Được chăm sóc theo quy chuẩn hữu cơ, chứng nhận VietGAP nên đồi chè nhà Ngọc đảm bảo các yếu tố như không thuốc trừ sâu, không phân hóa học, không chất bảo quản. Song song với việc đó Ngọc còn bổ sung thêm phân hữu cơ được làm từ thực vật. Sau khi dừng việc chăm sóc theo cách truyền thống sang chăm sóc hữu cơ, Ngọc đã phải bổ sung rất nhiều đất hiếm để tạo mùn, tăng cường sức đề kháng cho cây.

Không chỉ đặc biệt trong khâu chăm sóc, việc thu hoạch chè của Ngọc cũng hết sức đặc biệt so với những người trồng chè ở Việt Nam. Trước khi thu hoạch lá chè một tháng, cô tiến hành che phủ theo phương pháp của Nhật Bản để tăng cường diệp lục trong lá, giảm độ xenlulozơ hóa để giữ lại tinh bột nhiều hơn cho sản phẩm cuối cùng. Những búp chè được thu hoạch vào sáng sớm để có thể giữ được nguyên vẹn hương vị, dưỡng chất tốt nhất.


Những búp trà xanh thu hái từ vườn Ngọc Trà tại Tân Cương


Hai dòng sản phẩm chính là trà và matcha sinh thái, trong đó có bốn loại trà mạn và hai loại matcha dòng uống và làm đẹp. Các sản phẩm đã có đại lý và nhà phân phối ở TP.HCM, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Nha Trang... Câu chuyện của Ngọc và sứ mệnh của công ty TNHH Orgama (do Ngọc điều hành) xem matcha là mũi đột phá nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tốt cho người trồng và môi trường.


Sản phẩm Matcha Ngọc Trà


Với diện tích nhà xưởng rộng 30m2 gồm các thiết bị máy móc phục vụ cho công đoạn sản xuất các sản phẩm từ chè, như: trà uống, và bột matcha trà xanh, mỗi tháng, Công ty của Ngọc cung cấp cho thị trường tại Hà Nội, TP. HCM, Nha Trang, Đà Nẵng… hơn 1 vạn hộp bột trà xanh với thương hiệu Tâm Thái An và thu về 150 triệu/tháng. Không những vậy, Ngọc còn tạo việc làm cho 6 lao động, bao tiêu hơn 1 ha chè cho người dân địa phương.
NHỮNG SẢN PHẨM MATCHA TỪ VƯỜN NGỌC TRÀ:


Truly Matcha - Nghiền thủ công từ cối đá


Premium Matcha - Chất lượng Matcha tuyệt hảo

Matcha Ngọc Trà - Đậm đà hương vị Việt


Matcha for Beuaty - Lưu giữ tuổi thanh xuân

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB ra mắt dịch vụ Loa thanh toán, hỗ trợ khách hàng phòng tránh gian lận giao dịch

Nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân là chủ hộ kinh doanh, tiểu thương quản lý doanh thu hiệu quả, phòng tránh gian lận và nâng cao trải nghiệm thanh toán, vừa qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt dịch vụ Loa thanh toán – thiết bị hỗ trợ thông báo biến động số dư bằng giọng nói, đồng thời dành tặng vô vàn ưu đãi, quà tặng hấp dẫn khác.
2025-05-15 11:00:03

​​​​​​​Herbalife đồng hành cùng Báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức “Ngày Dinh Dưỡng Cộng Đồng Việt Nam”

TP. Hồ Chí Minh ngày 11 tháng 5 năm 2025 – Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, tiếp tục phối hợp cùng Báo Sức khỏe & Đời sống, Cơ quan Ngôn luận của Bộ Y Tế, tổ chức “Ngày Dinh Dưỡng Cộng Đồng Việt Nam” lần 4 tại TP. Hồ Chí Minh. Chương trình được tổ chức tại Dinh Độc Lập, di tích lịch sử nổi tiếng tọa lạc tại trung tâm thành phố, đã thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng ngàn người dân địa phương và du khách.
2025-05-15 07:00:00

Nữ cán bộ tiêu biểu trong phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Thấm nhuần những nét đẹp trong phong trào thi đua nữ công nhân, viên chức, người lao động (CNVCLĐ) “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Bà Nguyễn Thị Huyền cán bộ Văn phòng HĐND – UBND huyện Quế Phong được biết là một điển hình tiêu biểu đạt nhiều thành tích cao trong nhiều năm.
2025-05-14 16:30:00

SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ chuỗi sản xuất – kinh doanh, từ thu mua nguyên liệu, tạm trữ đến xuất khẩu.
2025-05-14 09:18:17

Thông tin đơn thư của người dân về việc mua bán đất nền tại TT Ba Hàng Đồi-Hoà Bình

Vừa qua, Tạp chí điện tử Hòa Nhập có nhận được đơn thư phản ánh của bà N.T.V, sinh năm 1978, thường trú tại Thôn Vai, TT Ba Hàng Đồi, Lạc Thuỷ, Hoà Bình.
2025-05-14 09:10:00

Diễu binh và duyệt binh: Những điểm khác biệt cơ bản

Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cả diễu binh và duyệt binh đều là những hoạt động nhằm thể hiện sức mạnh quân sự của đất nước. Tuy nhiên, giữa hai hình thức này có những điểm khác biệt rõ rệt về quy mô, thành phần tham gia và mục đích tổ chức.
2025-05-14 08:48:35
Đang tải...