Người có công mong chờ bảo hiểm y tế

2017-09-05 09:45:19 0 Bình luận
Không ít người có công và thân nhân thuộc đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng phải chờ đợi mỏi mòn, chưa có thẻ BHYT diện người có công.

Cán bộ Sở LĐTB-XH TPHCM thụ lý hồ sơ giải quyết chính sách có công, BHYT


Thậm chí, nhiều người còn chưa rõ thông tin về quyền lợi của mình được hưởng, hoặc hưởng thấp hơn quy định.

Chưa được hưởng, hưởng thấp

Ông Bùi Kim Cương (84 tuổi, ngụ phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TPHCM) tham gia cách mạng từ năm 1952 và cả trong kháng chiến chống Mỹ. Ông được Nhà nước tặng Huân chương Chiến thắng hạng nhất và Huy chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. Ông Cương chia sẻ: “Tôi chỉ mới lãnh 960.000 đồng, được giải thích là tiền huy chương, còn chế độ có công tôi vẫn chưa được hưởng bất kỳ đãi ngộ gì về kinh tế. Thậm chí, thẻ BHYT của tôi cũng không phải là BHYT diện có công và tôi cũng không rõ mình có được hưởng BHYT diện có công hay không”.

Điều ông Cương bùi ngùi không chỉ cho mình mà còn cho cả 35 bạn bè giống hoàn cảnh của ông. Tương tự, ông Vũ Xuân Lương (ngụ phường Long Thạnh Mỹ, quận 9) tham gia chiến đấu từ năm 1966 - 1975, có huân chương kháng chiến chống Mỹ, huân chương giải phóng, nhưng hiện nay cũng chưa có thẻ BHYT người có công.

Đặc biệt, nhiều người có công bây giờ đã tuổi cao sức yếu, BHYT càng trở nên quan trọng với họ và có khi họ còn mong chờ BHYT hơn cả chính sách đãi ngộ khác. Bà Lê Thị Dung (ngụ phường 6, quận 6) đang mắc bệnh nan y (ung thư màng phổi), đã qua cơn nguy kịch song hàng tháng phải hóa trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Bệnh tật kéo dài, điều cần nhất với bà là thẻ BHYT diện có công, song chưa biết khi nào mới có được. Bà kể, tháng 7-1979 bà đi nghĩa vụ quân sự và có hơn 3 năm phục vụ ở chiến trường Campuchia.

Suốt 5 năm qua, bà đã làm hồ sơ theo hướng dẫn của cán bộ thương binh xã hội phường 6 và Ban chỉ huy quân sự phường 6 để được hưởng chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30-4-1975, theo Quyết định số 62/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay bà vẫn chưa được phúc đáp là được hay không. Bà Dung đã ghé phường nhiều lần để hỏi, các câu trả lời đều bảo “chờ”.

Với người có công đã có thẻ BHYT, tình trạng còn tồn tại hiện nay là nhiều người được hưởng BHYT thấp, chưa đúng với mức quyền lợi của mình. Ông Phan Văn Phết (ngụ quận Tân Phú) thoát ly làm cách mạng từ trước ngày 30-4-1975, rồi phục vụ liên tục trong quân đội đến năm 1981, bị nhiễm chất độc hóa học tỷ lệ 47%. Trước giờ, ông xài thẻ BHYT diện hưu trí, mức hưởng 95%. Từ thông tin trên Báo SGGP, vào đầu năm 2017, ông Phết ghé Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận Tân Phú để chuyển sang thẻ BHYT diện người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học với mức hưởng 100%. Song BHXH quận Tân Phú ra văn bản trả lời ông Phết “không đủ điều kiện”.

Sau đó, ông Phết phản ánh ngược lại, BHXH TPHCM nhắc nhở BHXH quận Tân Phú thì cơ quan này mới điều chỉnh quyền lợi khám chữa bệnh trên thẻ BHYT cho ông Phết sang mức cao hơn. Còn Thiếu tướng Lê Xuân Thắng (ngụ quận Gò Vấp) có 42 năm phục vụ liên tục trong quân đội, là sĩ quan cao cấp, thuộc diện được hưởng BHYT 100%, song những năm qua, ông vẫn phải xài thẻ BHYT đồng chi trả 5%. Ông không biết và cũng không hề được cơ quan chức năng chủ động cập nhật giúp ông hưởng đúng mức quyền lợi của mình.

Thân nhân người có công cũng… chờ

Không chỉ bản thân người có công, nhiều thân nhân của họ cũng chưa được cấp BHYT. Ông Đỗ Duy Sơn (ngụ phường 2, quận 4) phàn nàn, ông là thương binh loại A, vừa là người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc hóa học 61%. Vợ ông năm nay đã 62 tuổi, thường xuyên bệnh tật và chưa được cấp thẻ BHYT, dù theo quy định, thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được cấp thẻ BHYT, được chi trả 95% chi phí khám chữa bệnh. Ông Phạm Viết Bảy (ngụ phường Hiệp Thành, quận 12) bức xúc, nhiều người tham gia kháng chiến sau đó giám định có thương tật 61% nên người thân được hưởng BHYT.

Trong khi đó, bản thân ông tham gia kháng chiến chống Mỹ, vừa bị thương, vừa bị nhiễm chất độc hóa học. Lúc giám định sức khỏe do nhiễm chất độc hóa học, lại bị trừ đi tỷ lệ thương tật. Bị “chẻ” ra như vậy nên cả tỷ lệ suy giảm sức khỏe do nhiễm chất độc hóa học và tỷ lệ suy giảm sức khỏe do vết thương đều không có loại nào ở mức 61% trở lên. Vì vậy, dù bị ảnh hưởng cả 2 loại thương tật (vết thương và chất độc hóa học), nhưng người thân của ông lại không được hưởng BHYT. Ông Bảy cho rằng, quy định như vậy là không công bằng.

Còn vợ Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Phùng (ngụ quận Bình Tân) cũng không được tự động cấp thẻ BHYT. Đến khi anh hùng Nguyễn Văn Phùng cất công đi hỏi thì mới biết vợ mình thuộc diện được cấp thẻ BHYT theo diện thân nhân người có công. Không ít thân nhân liệt sĩ cũng chưa được hưởng BHYT đúng quy định. Vợ ông Nguyễn Văn Đức (ngụ quận 12) là con liệt sĩ, theo quy định được hưởng BHYT mức 100%. Song thẻ BHYT bà xài lại là thẻ BHYT diện hưu trí với mức hưởng thấp hơn, phải đồng chi trả 5%. Ông Nguyễn Quang Cảnh (ngụ quận Tân Phú) là con liệt sĩ, song cũng hưởng BHYT 95% chứ không phải BHYT 100%.

Duyệt, cấp thẻ BHYT ngay trong ngày nếu người có công bị bệnh

Chúng tôi rất chia sẻ trước nhu cầu thẻ BHYT của người có công. Đây cũng là một trong những nội dung trọng tâm mà Sở LĐTB-XH TPHCM và các phòng LĐTB-XH quận, huyện chú trọng thực hiện, đảm bảo làm sao vừa cấp đúng đối tượng, vừa đẩy nhanh tiến độ cấp thẻ.

Theo chỉ đạo mới đây của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu, từ nay, việc cấp thẻ BHYT cho người có công được Sở LĐTB-XH phân cấp về quận, huyện (phòng LĐTB-XH) để làm nhanh hơn. Cơ quan BHXH TPHCM cũng phân cấp BHXH quận, huyện thực hiện cấp BHYT cho người có công.

Về thủ tục, đang có thay đổi có lợi cho người dân. Người có công, thân nhân người có công có thể đến phường/xã, mà có thể cũng không cần đến phường/xã nữa, chỉ cần cung cấp thông tin để cán bộ thương binh - xã hội làm thủ tục. Về hồ sơ, trước nay thường chỉ có họ tên, nguyên quán, địa chỉ, năm sinh. Tuy nhiên, lúc cấp thẻ BHYT cần có chứng minh nhân dân và cả ngày tháng năm sinh. Do hồ sơ không đề cập điều đó nên khi cán bộ duyệt, sẽ liên lạc người dân để cập nhật. Trước đây, người dân làm bản khai, nộp và đợi lâu. Bây giờ, người dân không cần có bản khai, chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân, tất nhiên là đối với người đã được giải quyết chế độ chính sách có công. Chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ để giải quyết cấp BHYT cho người có công, đảm bảo trong vòng 1 tuần lễ là người có công có thẻ BHYT.

Với người đang chờ duyệt hưởng chính sách có công, khi bên quân đội có quyết định, thì đồng thời, ngành LĐTB-XH cũng cập nhật thông tin để chủ động cấp luôn BHYT cho họ. Như vậy, người dân không phải làm 2 lần như trước nữa. Những trường hợp người có công đau yếu, ngành LĐTB-XH sẽ duyệt hồ sơ và chuyển BHXH cấp ngay BHYT trong ngày. Họ cũng không cần phải trực tiếp làm, mà người thân đi làm thay vẫn được.

Ông TRẦN THANH HOÀNG, Trưởng phòng Chính sách có công, Sở LĐTB-XH TPHCM

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...