Người phụ nữ bị khiếm thính và khiếm thị đầu tiên đỗ đại học

2020-02-09 12:26:39 0 Bình luận
Dù bị khiếm thị và khiếm thính từ nhỏ, Helen Keller không ngừng phấn đấu, vươn lên trong học tập, trở thành người Mỹ đầu tiên đỗ đại học.

Helen Keller đã truyền cảm hứng cho triệu người khuyết tật trên thế giới.

Gia đình

Helen Keller sinh ngày 27/6/1880 tại Tuscumbia, Alabama. Khi ra đời, bà là đứa trẻ khỏe mạnh. Cha của bà, ông Arthur Keller khi ấy đang làm việc trong tòa soạn báo, còn mẹ bà thì làm công việc hàng ngày: Chăm sóc cho gia đình cùng Helen bé bỏng.

Tuổi thơ của Helen Keller là những ngày tháng bình yên trong trang trại lớn của gia đình là Ivy Green. Từ nhỏ, bà rất thích và chơi cùng những con vật trong trang trại như ngựa, chó và gà.

Nguoi phu nu bi khiem thinh va khiem thi dau tien do dai hoc hinh anh 1 khuyettat2.jpg

Helen Keller và Annie Sullivan.

Bệnh tật

Khoảng một tuổi rưỡi, Helen ốm nặng. Bà liên tục sốt cao và đau đầu dữ dội suốt vài ngày. Trải qua trận ốm "thập tử nhất sinh" đó, cô gái nhỏ mất hoàn toàn cả thị giác và thính giác.

Thất vọng

Trong sinh hoạt hàng ngày, Helen rất cố gắng để giao tiếp với mọi người xung quanh. Thông thường, bà sử dụng những hành động đặc biệt để thể hiện rằng mình muốn bố hoặc mẹ.

Tuy nhiên, đôi khi chính bà cũng cảm thấy chán nản. Helen nhận ra rằng mình khác biệt với những người khác. Bà cảm thấy khó khăn khi muốn người khác biết mình cần gì. Đôi khi, bà sẽ nổi cơn thịnh nộ, đá và đánh người khác trong cơn tức giận.

Annie Sullivan

Cha mẹ của Helen nhận ra rằng, con gái cần một sự giúp đỡ đặc biệt. Họ liên lạc với Viện Khiếm thị Perkins ở Boston và được giới thiệu một cựu sinh viên có tên là Annie Sullivan.

Annie cũng từng bị mù nhưng đã phục hồi thị lực nhờ phẫu thuật. Có lẽ, vì trải nghiệm này giúp cô hiểu được những gì Helen phải trải qua và trở thành người cộng sự gắn bó với với Helen trong suốt 50 năm sau đó.

Học từ

Annie bắt đầu dạy Helen về các con chữ. Cô bắt đầu với việc ấn những chữ cái vào tay Helen. Ví dụ, Annie đặt một con búp bê vào một bàn tay của Helen, sau đó đặt các chữ cái của từ D-O-L-L (búp bê) vào tay kia.

Bằng cách này, Helen đã nhận biết được khá nhiều từ. Trong khi đó, Helen sẽ đặt các chữ cái ngược trở lại tay của Annie.

Tuy nhiên, Helen cho rằng đây là trò chơi giữa 2 người và không thực sự hiểu việc làm đó có nghĩa là gì. Đến một ngày, Annie dẫn Helen đến một chiếc máy bơm và nhúng tay Helen vào dòng nước.

Sau đó, Annie đặt các chữ cái W-A-T-E-R vào tay của Helen. Ngay lúc đó, Helen đã hiểu được rằng mình đang học tên của các sự vật xung quanh bằng các chữ cái ở trong tay. Cả một thế giới mới mở ra trước mắt Helen. Trong suốt nhiều năm sau đó, đây vẫn là một trong những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời của bà.

Nguoi phu nu bi khiem thinh va khiem thi dau tien do dai hoc hinh anh 2 Untitled.jpg

Bà Helen Keller không ngừng phấn đấu, vươn lên trong học tập, trở thành người Mỹ đầu tiên đỗ đại học.

Học đọc

Tiếp theo, Annie dạy Helen cách đọc. Helen chứng tỏ mình là một đứa trẻ thông minh và Annie là một giáo viên tuyệt vời, vì chẳng mấy chốc mà Helen có thể đọc toàn bộ sách bằng chữ nổi.

Hãy thử tưởng tượng rằng, bạn phải cố gắng học cách đọc chữ trong khi không thể nhìn hoặc nghe thấy bất cứ điều gì. Những gì mà Helen và Annie đạt được khiến rất nhiều người ngưỡng mộ. Khi 10 tuổi, Helen có thể đọc và sử dụng máy đánh chữ thành thạo. Bây giờ, Helen muốn học cách nói chuyện với mọi người.

Học nói

Helen Keller học cách nói chuyện từ giáo viên có tên Sarah Fuller. Sarah là giáo viên chuyên dạy cho những người điếc. Bằng cách đặt tay lên môi Sarah, Helen học được cách cảm nhận sự rung động của âm thanh và cách đôi môi di chuyển để tạo ra âm thanh đó.

Bà bắt đầu học cách đọc một vài chữ cái, sau đó là đọc từ và cuối cùng là câu. Điều này khiến Helen cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Trường học

Năm 16 tuổi, Helen theo học tại trường Radcliffe dành cho nữ sinh ở Massachusetts. Annie học cùng trường với cô và giúp ký hiệu các bài giảng vào tay Helen. Tốt nghiệp Đại học Radcliffe năm 1904 với tấm bằng danh dự, Helen trở thành người khiếm thị và khiếm thính đầu tiên đỗ đại học được công nhận trên toàn thế giới.

Viết

Trong thời gian học đại học, Helen bắt đầu viết về những trải nghiệm của mình khi bị điếc và mù. Đầu tiên, bà viết một số bài báo cho tạp chí Ladies' Home Journal. Những bài báo này sau đó được xuất bản trong một cuốn sách có tên The Story of My Life. Đến năm 1908, bà xuất bản một cuốn sách khác có tên The World I Live In.

Truyền cảm hứng

Khi lớn lên, Helen luôn muốn giúp đỡ những người có cùng hoàn cảnh như mình. Bà muốn truyền cảm hứng cho họ và mang đến cho họ hy vọng.

Helen tham gia một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ dành cho người mù và đi khắp nước Mỹ để phát biểu, đồng thời kêu gọi quyên góp tiền cho những người bất hạnh.

Sau đó, trong Thế chiến II, bà cũng đến thăm những người lính quân đội bị thương khuyến khích, động viên họ không bỏ cuộc.

Helen dành phần lớn cuộc đời của mình để hoạt động xã hội, quyên góp tiền và nâng cao nhận thức cho những người khuyết tật, đặc biệt là người điếc và mù.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Phát triển điểm đến du lịch thân thiện với người Hồi giáo

Trường Đại học Hạ Long vừa có thông tin báo chí, ngày 30/5/2025 này nhà trường phối hợp với Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi tổ chức hội thảo quốc tế “Phát triển Quảng Ninh thành điểm đến du lịch thân thiện với người Hồi giáo hàng đầu Việt Nam”.
2025-05-25 10:09:00

Hạ Long: Doanh nghiệp tư nhân kết nạp nhiều đảng viên mới

Đảng bộ các đơn vị kinh tế tư nhân của Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã và đang quán triệt Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, thiết thực xây dựng cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, phát triển Đảng, kết nạp nhiều đảng viên mới.
2025-05-25 10:02:00

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Từ 7h00' hôm nay (24/5), Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
2025-05-24 09:56:11

Quảng Ninh: Hoàn tất các điều kiện Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Sáng 23/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp báo thông tin về sự kiện tôn trí, chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Khu di tích danh thắng Yên Tử.
2025-05-23 15:51:09

Ngân hàng Khu vực 15: Tiếp sức doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu

Tín dụng xuất khẩu là một trong những “trụ cột” cùng với vốn tín dụng đầu tư cho vay các lĩnh vực khác góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ mà trên địa bàn các tỉnh Ngân hàng chi nhánh khu vực 15 có thế mạnh.
2025-05-23 13:49:38

Lời chia buồn

Nhận được tin cụ Vũ Đức Vượng là thân phụ của ông Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã tạ thế vào hồi 18 giờ 15 phút ngày 22/05/2025 (tức ngày 25 tháng 04 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 77 tuổi. Ban biên tập và cán bộ, phóng viên của Tạp chí điện tử Hòa nhập gửi tới ông Vũ Hoài Nam và gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
2025-05-23 13:16:56
Đang tải...