Những giấc ngủ trên vỉa hè Sài Gòn

2016-10-25 09:41:56 0 Bình luận
Ở Sài Gòn phồn hoa đô thị, khi màn đêm buông xuống, ngoài những người được ngủ trong chăn ấm nệm êm, vẫn còn đó những giấc ngủ tạm bợ trên các vỉa hè, mặc cho đêm khuya lạnh lẽo.

Những giấc ngủ trên vỉa hè Sài Gòn

Đường là nhà, vỉa hè là giường

2 giờ một ngày giữa tháng 10, mưa lã chã rơi. Chạy dọc tuyến đường 3 Tháng 2 (Q.10), nhìn hai bên đường, có cả hàng chục người đang chìm vào giấc ngủ. Không chiếu cũng chẳng giường, họ lấy bậc thềm nhà, vỉa hè để ngả lưng.

Chẳng riêng gì tuyến đường 3 Tháng 2 mà những hình ảnh này xuất hiện ở hầu hết trên các nẻo đường ở Sài Gòn. Từ Nguyễn Đình Chiểu (Q.3), Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1), Lý Tự Trọng (Q.1), Lý Thường Kiệt (Q.10), Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh)… đâu đâu cũng có thể bắt gặp những người nằm ngủ co ro. Không ít trong số đó là những người còn trẻ.

Trần Thanh Truyền (28 tuổi, quê ở An Giang), kể đã “lấy đường làm nhà”, “lấy vỉa hè làm giường” hơn 4 tháng nay. Một ngày cuối tháng 5/2016, Truyền nghe lời bạn rủ lên Sài Gòn mưu sinh lập nghiệp. Vay mượn bà con chòm xóm được 4 triệu đồng làm lộ phí. Đến Sài Gòn, bị bạn lừa lấy hết tiền, kể cả giấy tờ tùy thân. Và từ đó, mong ước sẽ có việc làm ổn định, dư dả tiền bạc để gửi về phụ giúp gia đình mà Truyền mỉm cười khi nghĩ đến trên chuyến xe khách từ quê lên đã chính thức tiêu tan. Thay vào đó là những ngày lây lất trên khắp các nẻo đường. Hằng ngày, Truyền đi bộ mệt đến rã rời tìm kiếm những quán cơm, công trường xây dựng để xin việc làm.

Những giấc ngủ trên vỉa hè Sài Gòn

“Nhưng chẳng nơi nào nhận cả, vì không có giấy tờ tùy thân”, Truyền buồn bã. Vậy là bước chân Truyền cứ mải miết hết quận này đến quận khác, hết Bình Chánh tới Bình Tân, rồi tiếp tục lang thang sang Tân Phú, Bình Thạnh... Đêm đến, hễ mệt lúc nào là Truyền lại dừng chân, ngủ tạm bên lề đường.

Có vô số những mảnh đời phải sống vất vưởng như Truyền giữa chốn Sài Gòn hoa lệ này. Như Nguyễn Phúc (34 tuổi, quê ở Cà Mau), cũng vì giấc mộng đổi đời, mong có được việc làm mà quyết tâm rời quê lên thành phố. Nhưng khi đặt chân xuống Bến xe Miền Tây cũng là lúc anh phát hiện ra “mình chẳng còn gì cả” vì bị trộm lúc nào chẳng hay. Không có tiền ăn, không một mảnh giấy tùy thân, chỉ còn lại vài bộ quần áo trong ba lô đã cũ mèm. Khóc tức tưởi chẳng thể giải quyết được gì. Về lại quê thì chẳng còn mặt mũi vì đã bất chấp lời ngăn cản của gia đình để xa quê làm ăn. Vậy là Phúc quyết định ở lại Sài Gòn để kiếm sống. “Ngày thì mình đi nhặt ve chai để bán kiếm sống. Đói quá thì vào các chùa xin ăn”, Phúc kể.

Những giấc ngủ trên vỉa hè Sài Gòn

Thèm một giấc ngủ ngon

2 giờ sáng, tôi bắt gặp người đàn ông cuộn mình nằm ở vỉa hè đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.Tân Bình), bên cạnh là chiếc xe đạp cà tàng hai bên hông xe đựng đầy chai lọ. Nghe tiếng động kề bên, Huỳnh Văn Hải (28 tuổi, quê ở Bình Thuận) thức giấc. Hải cười: “Cứ tưởng kẻ xấu lại dắt xe đạp của mình”.

Hải tâm sự, ngủ ngoài đường suốt 3 tháng qua, cũng là bấy nhiêu thời gian chẳng có được một giấc ngủ bình yên, trọn vẹn. “Có lúc đang ngủ lại giật mình vì tiếng xe rồ ga. Có khi phải tỉnh dậy vì những ánh đèn xe chiếu vào, vì muỗi đốt, kiến cắn… Chưa bao giờ được ngủ ngon cả”, Hải kể.

Việc không có được giấc ngủ ngon là câu chuyện “chẳng của riêng ai” đối với những người vô gia cư. Nguyễn Phúc (34 tuổi, quê ở Cà Mau) nói những ngày này Sài Gòn hay mưa đêm, có khi đang ngủ lại phải thức giấc vì cơn mưa đổ xuống ướt hết cả người. Cũng vì mưa, đã khiến cho những “giường ngủ” là vỉa hè hẹp hơn. Họ phải nép sát vào bên trong, nghiêng người để ngủ. “Nhiều lần vừa mới chợp mắt được vài chục phút, mưa trút nước ào ào, ướt hết cả lòng đường, vỉa hè, chẳng còn chỗ để ngủ nữa”, Phúc kể. “Khi đó anh phải làm sao?”, tôi hỏi. Phúc trả lời ngay: “Thì thức chứ sao. Hoặc đi kiếm chỗ khác, khô ráo hơn để ngủ”.

Những giấc ngủ trên vỉa hè Sài Gòn
Ảnh: X.P.

Huỳnh Quốc Thanh kể trước khi chuyển qua đường Cách Mạng Tháng 8 (Q.10) để ngủ đỡ hằng đêm thì đã từng có thời gian ngủ trên đường Trương Định (Q.3). “Mình ngủ ở trước thềm nhà người ta, bị chủ đuổi hoài. Có lần sáng sớm, mệt quá, nên ngủ mê man, chủ nhà dậy mở cửa đã chửi nặng lời, cấm bén mảng lại ngủ trước nhà nữa”. Cũng theo Thanh, sau đó có thời gian ngủ ở lề đường Nguyễn Thị Minh Khai (gần công viên Tao Đàn, Q.1), cũng gặp trường hợp tương tự. “Chủ nhà đi về khuya, thấy mình ngủ, đã đuổi đi. Họ sợ mình sẽ quay trở lại ngủ, nên tạt nước ướt hết phía trước nhà. Nghĩ mà buồn lắm. Lúc đó chỉ biết nuốt nước mắt thôi”, Thanh tâm sự.

Tâm tình với những thân phận không nhà này, khi hỏi họ mong điều gì, trái ngược với suy nghĩ của tôi là họ sẽ mong có việc làm ổn định, được về quê sinh sống, có nhiều tiền…, hầu hết đều chỉ mong một ước mơ đơn giản và bình dị, đó là được ngủ một giấc thật ngon, thật bình yên.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
2024-04-29 16:20:00

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
2024-04-29 11:29:38

CSGT đưa người già, trẻ nhỏ thoát khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân

Tuần tra kiểm soát trên cao tốc, tổ công tác của đội Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3 (Cục CSGT) kịp thời giúp nhiều trẻ nhỏ, người già khỏi nắng nóng.
2024-04-29 09:00:00

Chổi đót phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn: Làng nghề độc đáo gần 100 năm tuổi

Được truyền từ đời này qua đời khác, làng nghề chổi đót phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn có bề dày gần 100 năm qua đang từng bước lớn mạnh bởi những bàn tay ngày đêm gìn giữ nét đẹp truyền thống.
2024-04-28 15:17:00
Đang tải...