Đến thăm ngôi trường đặc biệt dạy trẻ khuyết tật ở Nghệ An

2023-12-27 22:43:00 0 Bình luận
Là ngôi trường đặc biệt, ‘nơi ươm mầm’ bằng những trang giáo án đặc biệt, tiết học bằng tay, lời chỉ bảo nhẹ nhàng mà các thầy cô tại TT Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật Nghệ An mang đến các em học sinh khiếm thính, khuyết tật trí tuệ bằng tình yêu thương và sự kiên trì.

Một tiết dạy học âm nhạc bằng ngôn ngữ ký hiệu của cô và trò Trung tâm

Là một ngôi trường có bề dày truyền thống hơn 45 năm, Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật Nghệ An được thành lập vào năm 1978, tiền thân là "trường Tật học I Nghệ Tĩnh". Buổi đầu sơ khai, trường chỉ có 1 lớp và 1 giáo viên đến nay Trung tâm đang nuôi dạy có hơn 300 học sinh bị khuyết tật về cơ thể và trí tuệ. Những giáo viên trong môi trường chuyên biệt này ngoài việc dạy chữ, dạy nghề còn có nhiệm vụ trang bị kỹ năng sống cho các em học sinh. Vì thế, tình cảm thầy trò nơi đây có rất nhiều điểm đặc biệt, trên tất cả vẫn là niềm yêu thương và gắn bó như những người chung một mái ấm.

Là giáo viên trực tiếp đứng lớp gần 20 năm, cô giáo Phan Thị Huyền - Phòng Ciáo dục chuyên biệt, bán hòa nhập đúc rút ra một thực tế, việc dạy trẻ khuyết tật rất khó khăn, gian khổ, đòi hỏi người giáo viên phải thể hiện được tình thương yêu và trách nhiệm với trẻ và với gia đình trẻ. Thấm thía nỗi đau của các bậc phụ huynh có con bị khuyết tật, bản thân cô luôn trăn trở, tìm tòi các giải pháp hiệu quả và thiết thực nhất để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục với nhiều sáng kiến đã được áp dụng và đạt kết quả.

Trong giờ dạy của mình, cô giáo Huyền luôn dẫn dắt học trò nắm bắt ý nghĩa, nội dung bài học thông qua các cử chỉ. Từ đó, mối liên hệ, tình cảm giữa cô và trò, giữa học trò với nhau càng thêm gắn bó. Cô chia sẻ “mới đây thôi, chỉ vì cô giáo cho điểm kém mà em Trần Châu Phúc đến từ huyện Đô Lương khóc ròng cả ngày, nhất quyết không chịu lên lớp. Cô phải xuống tận nơi dùng ngôn ngữ ký hiệu, động viên, khích lệ để em lên lớp và trên hết giúp em nhận rõ được hành động đó là sai trái, cố gắng học tập để lần sau đạt điểm cao hơn”.

Tiết học Tiếng việt của cô giáo Phan Thị Huyền với lớp khiếm thính

Với học sinh khuyết tật về trí tuệ, việc dạy học càng khó khăn, vất vả hơn rất nhiều. Bởi lẽ, mỗi em một tính cách, khả năng tiếp nhận cũng khác xa nhau nên giáo viên phải hiểu rõ đặc điểm cụ thể của từng em để có phương pháp giáo dục phù hợp. Mỗi giáo viên phải thực sự như một người mẹ thấu hiểu và chia sẻ cùng các em. Trong giờ học, các em học sinh học sinh đứng lên bàn, leo lên cửa sổ rồi hò hét khiến cả lớp náo động xảy ra thường xuyên,  các cô giáo phải tạm dừng công việc, đến bên cạnh vỗ về, động viên em ngồi lại ngay ngắn.

Ở Trung tâm, bên cạnh việc dạy học văn hóa các em học sinh còn được các thầy cô tận tụy hướng dẫn nghề may, nghề điện, nghề thêu, nghề mộc...để ra đời có một công việc phù hợp nuôi sống bản thân. Học sinh của Trung tâm sau khi ra trường, đã được giới thệu vào những công ty may lớn như Minh Anh, Hồng Loan... Một số em đã mở được cơ sở kinh doanh riêng và gây được tiếng vang lớn như doanh nghiệp may rèm cửa Hồng Quân.

Một tiết học nghề may của cô và trò Trung tâm

Trên lớp miệt mài với từng tiết dạy, đến bữa ăn, các thầy, cô giáo còn dành thời gian quan tâm, chăm sóc học trò, nhất là những em gặp khó khăn trong sinh hoạt và đi lại. Thời gian đầu mới tiếp cận công việc, hầu hết thầy, cô bỡ ngỡ, hết sức lo lắng, thậm chí có người định chùn bước. Nhưng qua thời gian, công việc quen dần, tình yêu thương ngày càng lớn lên, luôn quan tâm lo lắng, dành thời gian chăm sóc và xem học trò như con của mình

Là quản lý khu nội trú của Trung tâm, thầy giáo Hồ Đức Thành có điều kiện gần gũi với học trò nội trú. Thầy chia sẻ “gia đình đã gửi gắm các em cho chúng tôi, các thầy các cô có trách nhiệm phải chăm lo, dạy dỗ cho các em, vừa làm thầy làm cô vừa phải là làm cha làm mẹ để chỉ bảo cho các con từ những việc nhỏ nhất. Các em đến đây, từ chưa biết vệ sinh cá nhân hàng ngày, các cô, các thầy phải ‘cầm tay chỉ việc’, giúp các em làm được những việc phù hợp với lứa tuổi”.

Một tiết mục văn nghệ do các bạn học sinh khiếm thính biểu diễn

Suốt hành trình đứng lớp, điều trăn trở lớn nhất của các thầy, cô là tìm phương pháp để xoa dịu những thiệt thòi, để các em được tiến bộ, được hòa nhập với cộng đồng. Với chặng đường 45 năm xây dựng, phát triển, để hành trình ươm những “mầm xanh đặc biệt” được xanh tươi, những “chuyến đò” tri thức được cập bến thì vẫn còn dài.  Song với mọi kiến thức, kỹ năng và tình yêu của những thầy, cô “nơi ươm mầm đặc biệt” này sẻ giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống tương lai. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường: Tập đoàn kinh tế đang vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đại gia Nguyễn Văn Trường được biết đến với khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính, Hồ Núi Cốc, Chùa Tam Chúc… lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Xuân Trường cũng là nhà thầu có tiếng khi liên tục trúng các dự án lớn.
2025-07-12 16:53:00

Hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ

Vietnam’s Autism Projects (VAPs) là mô hình kinh tế đầu tiên đưa người tự kỷ vào môi trường lao động ổn định, với kỳ vọng người tự kỷ cũng được lao động, cống hiến trong một môi trường làm việc phù hợp. Trong buổi trò chuyện với phóng viên, anh Nguyễn Đức Trung - người sáng lập và điều hành VAPs đã có nhiều chia sẻ về những kỷ niệm trên hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ của một dự án tiên phong tại Việt Nam.
2025-07-11 11:30:00

SHB ra mắt máy CRM - “điểm chạm” giao dịch mới cho khách hàng

Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
2025-07-11 10:24:38

Phường Định Công ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng

Ngày 9/7/2025, phường Định Công đã huy động hơn 70 công an, dân quân tự vệ, an ninh cơ sở, công chức phường cùng các trang, thiết bị ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp, san lấp ao hồ trên địa bàn.
2025-07-11 10:19:10

Hà Nội yêu cầu kiểm tra vi phạm đất đai tại 6 xã, phường theo đề nghị của công an

UBND TP Hà Nội yêu cầu 6 xã, phường gồm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Định Công, Thanh Liệt, Đại Thanh, An Khánh, Kim Anh tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý dứt điểm đối với các vi phạm trong công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn sau báo cáo của Công an Hà Nội.
2025-07-11 09:05:00

Thủ tướng yêu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho thân nhân và gia đình liệt sĩ trước ngày 27/7

Trong phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/10, trong đó với thân nhân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ phải rà soát xong trước Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
2025-07-11 08:14:35
Đang tải...