Quản lý xây dựng còn nhiều bất cập, phát triển thiếu kiểm soát
2015-10-25 15:04:58
0 Bình luận
Bộ Xây dựng đã đưa ra đề xuất Kéo dài đề án nâng cao năng lực quản lý xây dựng đô thị đến năm 2018 tại hội nghị đánh giá 5 năm thực hiện Đề án 1961 về Đào tạo, Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2010-2015 do Học viện Cán bộ Quản lý Xây dựng và Đô thị tổ chức ngày 24/10 tại Hà Nội.
Chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đánh giá cao nỗ lực của Bộ Xây dựng, Học viện, các địa phương, các nhà quản lý, nhà khoa học đã tham gia hoàn thành chương trình biên soạn tài liệu cho các nhóm đối tượng học viên. Các địa phương cũng mong muốn thấy được cái yếu kém của mình để nâng cao chất lượng quản lý xây dựng và phát triển đô thị. Yêu cầu đối với cán bộ quản lý phát triển đô thị phải ổn định, có thâm niên công tác, hệ thống quy phạm pháp luật phải ổn định.
"Liên hợp quốc vừa có báo cáo, tốc độ đô thị của khu vực châu Á-Thái Bình Dương rất nhanh, tính đến năm 2030 khu vực này có 22 siêu đô thị, trong đó Việt Nam đóng góp 2 đô thị. Từ đó, tạo ra sức ép chúng ta phải nâng cao chất lượng đô thị mạnh mẽ hơn nữa. Liên hợp quốc cũng đưa ra những cảnh báo về tốc độ đô thị hoá đô thị. Đây là đòi hỏi và nhiệm vụ cấp bách để chúng ta có giải pháp mạnh mẽ hơn, có hiệu quả hơn để hoá giải thách thức đó" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết để hoàn thành các mục tiêu còn lại của Đề án, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ xem xét cho phép kéo dài Đề án 1961 đến năm 2018.
Hiện diện mạo đô thị Việt Nam có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại. Nhiều khu đô thị mới hình thành và phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được nâng cao, hệ thống dịch vụ phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Tuy nhiên, đô thị Việt Nam còn một số tồn tại như phát triển thiếu kiểm soát, hạ tầng kỹ thuật chưa theo kịp tốc độ đô thị hoá, quản lý xây dựng đô thị còn bất cập, các vấn đề ô nhiễm môi trường, thách thức trong huy động nguồn lực tài chính để phát triển... Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chất lượng nguồn nhân lực tham gia quản lý còn hạn chế.
Đề án 1961 được Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành theo văn bản số 1961/NĐ-CP ngày 25/10/2010 nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu cấp thiết phải xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp giỏi về chuyên môn, nắm vững quy định pháp luật, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị Việt Nam.
Sau gần 5 năm triển khai, Đề án đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị cho công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp. Đến nay, Học viện đã triển khai thực hiện được 142 khóa đào tạo, bồi dưỡng trên khắp cả nước với sự tham gia của 9.316 học viên.
Gần 50% công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình của Đề án, đã phát huy được năng lực và kiến thức sau khóa học, phục vụ tại địa phương./.
"Liên hợp quốc vừa có báo cáo, tốc độ đô thị của khu vực châu Á-Thái Bình Dương rất nhanh, tính đến năm 2030 khu vực này có 22 siêu đô thị, trong đó Việt Nam đóng góp 2 đô thị. Từ đó, tạo ra sức ép chúng ta phải nâng cao chất lượng đô thị mạnh mẽ hơn nữa. Liên hợp quốc cũng đưa ra những cảnh báo về tốc độ đô thị hoá đô thị. Đây là đòi hỏi và nhiệm vụ cấp bách để chúng ta có giải pháp mạnh mẽ hơn, có hiệu quả hơn để hoá giải thách thức đó" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết để hoàn thành các mục tiêu còn lại của Đề án, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ xem xét cho phép kéo dài Đề án 1961 đến năm 2018.
Hiện diện mạo đô thị Việt Nam có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại. Nhiều khu đô thị mới hình thành và phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được nâng cao, hệ thống dịch vụ phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Tuy nhiên, đô thị Việt Nam còn một số tồn tại như phát triển thiếu kiểm soát, hạ tầng kỹ thuật chưa theo kịp tốc độ đô thị hoá, quản lý xây dựng đô thị còn bất cập, các vấn đề ô nhiễm môi trường, thách thức trong huy động nguồn lực tài chính để phát triển... Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chất lượng nguồn nhân lực tham gia quản lý còn hạn chế.
Đề án 1961 được Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành theo văn bản số 1961/NĐ-CP ngày 25/10/2010 nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu cấp thiết phải xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp giỏi về chuyên môn, nắm vững quy định pháp luật, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị Việt Nam.
Sau gần 5 năm triển khai, Đề án đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị cho công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp. Đến nay, Học viện đã triển khai thực hiện được 142 khóa đào tạo, bồi dưỡng trên khắp cả nước với sự tham gia của 9.316 học viên.
Gần 50% công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình của Đề án, đã phát huy được năng lực và kiến thức sau khóa học, phục vụ tại địa phương./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo vietnamplus.vn